TS Lê Đăng Doanh: Làn sóng phá sản sẽ là ‘sự tàn phá sáng tạo’

Khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam phát triển nở rộ trong vài năm vừa qua, hiện đang gặp rất nhiều khó khăn và có nhiều dự báo xấu liên quan tới hàng chục ngàn doanh nghiệp. Nam Nguyên phỏng vấn Tiến Sĩ Lê Đăng Doanh, kinh tế gia ở Hà Nội về tình hình này.

0:00 / 0:00

Phá sản hàng loạt

Nam Nguyên: Thưa TS, nhiều chuyên gia đang nói tới vấn đề hàng loạt doanh nghiệp sẽ phá sản vào đầu năm 2009, như một mặt hậu quả của biện pháp thắt chặt tiền tệ chống lạm phát. Thưa ông nhận định gì về dự báo này?

TS Lê Đăng Doanh: Theo tôi, dự báo đó hoàn toàn có cơ sở. Hiện nay các doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn. Khó khăn thứ nhất là hạn chế tín dụng làm cho các doanh nghiệp ít có cơ hội tiếp cận được với tín dụng, cho nên nhiều doanh nghiệp khó có khả năng hoạt động được.

Ngoài ra chi phí về xăng dầu, chi phí cao của đầu vào cũng gây khó khăn không ít đối với doanh nghiệp. Doanh nghiệp nhỏ và vừa họ nói với chúng tôi rằng họ chưa được tiếp cận đối với ngoại tệ như là các doanh nghiệp lớn, cho nên họ cũng có những khó khăn nhất định trong xuất nhập khẩu.

Vì vậy cho nên hiện nay các doanh nghiệp đang cố gắng duy trì hoạt động, đặc biệt họ đều có ý thức là phải duy trì công ăn việc làm cho người lao động. Nhưng một số chuyên gia đánh giá rằng có thể vào cuối năm 2008 đầu năm 2009, lúc đó cũng lại rất gần với Tết Âm Lịch năm nay đến sớm, thì có thể có một số doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ không còn đủ sức để tiếp tục duy trì.

Chính quyền các địa phương và các cơ quan nên đặc biệt lưu ý đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa, là các doanh nghiệp đang tạo phần lớn công ăn việc làm cho người lao động để duy trì được nguồn thu nhập cho người lao động, để cho họ có thể vượt qua được những khó khăn trứơc mắt này. <br/>

TS Lê Đăng Doanh

Tôi nghĩ là tình húông đó có thể xảy ra. Vì vậy tôi rất mong chính quyền các địa phương và các cơ quan nên đặc biệt lưu ý đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa, là các doanh nghiệp đang tạo phần lớn công ăn việc làm cho người lao động để duy trì được nguồn thu nhập cho người lao động, để cho họ có thể vượt qua được những khó khăn trứơc mắt này.

Nam Nguyên: Thưa TS, như vậy là có vấn đề cần phải tiếp cứu và nên tiếp cứu ở khu vực tư, chứ không phải khu vực công, như TS vừa nói?

TS Lê Đăng Doanh: Hiện nay các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc khu vực tư nhân tạo ra 92% công ăn việc làm mới. Nếu múôn tránh những tác động về mặt xã hội, thì chúng ta phải đặc biệt lưu ý trợ giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa, để những doanh nghiệp này tiếp tục hoạt động duy trì thị phần và tiếp tục công ăn việc làm cho người lao động. Theo tôi đó là mặt xã hội rất là quan trọng.

Sự tàn phá sáng tạo

Nam Nguyên: Thưa TS, như vậy sẽ vẫn phải hy sinh rất nhiều doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả?

Việc một số doanh nghiệp nhất định sẽ bị phá sản cũng là một sự sàng lọc, tuy đau đớn nhưng cần thiết. Trong kinh tế học thì người ta cgi là ' Sự tàn phá sáng tạo'<br/>

TS Lê Đăng Doanh<br/>

TS Lê Đăng Doanh: Việc một số doanh nghiệp nhất định sẽ bị phá sản cũng là một sự sàng lọc, tuy đau đớn nhưng cần thiết. Trong kinh tế học thì người ta còn nhớ khái niệm của nhà kinh tế học Hoa Kỳ gốc Áo Alois Schumpeter (*). Ông này có đưa ra khái niệm là ' Sự tàn phá sáng tạo' tức là ' Creative destruction', là khi phá sản thì nhà máy, nhà xưởng, máy móc và người lao động vẫn còn đó chỉ có người chủ kém năng lực thì sẽ phải thay đổi.

Sẽ có một người chủ mới đến tiếp nhận doanh nghiệp đó, tái cơ cấu lại đầu tư hiện đại hoá hơn và xã hội được hưởng ở một doanh nghiệp có năng lực cao hơn, có năng lực cạnh tranh và đóng góp với xã hội nhiều hơn. Theo tôi đấy cũng là bứơc đi cần thiết trong thời gian sắp tới đây.

Nam Nguyên: Thưa ông như vậy có thể là hình thức tái cấu trúc nền kinh tế thì việc này sẽ tốn thời gian trong bao lâu ?

TS Lê Đăng Doanh: Điều này diễn ra lâu hay mau và ở mức độ như thế nào thì tuỳ thuộc rất nhiều nỗ lực của phiá các cơ quan Nhà nứơc và nỗ lực của các doanh nghiệp. Nhưng theo tôi điều này chắc chắn khó tránh khỏi ở một mức độ nhất định, hiện nay thì số doanh nghiệp đang gặp khó khăn cũng không phải ít và họ đang cố gắng cầm cự để vượt lên được trong khoảng thời gian ngắn hạn

Và trung hạn sắp tới đây.

Nam Nguyên: Cảm ơn TS Lê Đăng Doanh về thời gian ông dành cho đài RFA.

------------

Chú thích

:

Kinh tế gia Joseph Alois Schumpeter (1883-1950)