Câu hỏi đầu tiên là tin tức anh thu thập được từ Washington như thế nào?
Cuộc thương thuyết vẫn tiếp diễn
KHANH: tin tức tôi ghi nhận được từ thủ đô Washington cho thấy cuộc thương thuyết với bọn cướp biển được thực hiện ngay từ nước Mỹ. Ít nhất có 2 nguồn tin từ Bộ Quốc Phòng và Bộ Ngoại Giao đều nói như vậy, nhưng không cho biết được thực hiện như thế nào và ở cấp độ nào.
Tôi chỉ có thể dự đoán là được thực hiện bằng điện thoại giữa Washington -hoặc hải quân Hoa Kỳ được chỉ thị từ Washington- để nói chuyện trực tiếp với 4 tên hải tặc đang ở trên chiếc xuồng cứu hộ mà chúng lấy từ chiếc tầu chở hàng Maersk Alabama, chở theo viên thuyền trưởng là ông Richard Phillips.<br/>
Tôi chỉ có thể dự đoán là được thực hiện bằng điện thoại giữa Washington -hoặc hải quân Hoa Kỳ được chỉ thị từ Washington- để nói chuyện trực tiếp với 4 tên hải tặc đang ở trên chiếc xuồng cứu hộ mà chúng lấy từ chiếc tầu chở hàng Maersk Alabama, chở theo viên thuyền trưởng là ông Richard Phillips. Bên cạnh đó, chắc chắn là Công Ty Hàng Hải Maersk Line cũng thực hiện cuộc thương thuyết, điều đình riêng với bọn hải tặc, hy vọng sẽ cứu được mạng sống của ông thuyền trưởng Mỹ. Điều cần phải nói ở đây là các viên chức Hoa Kỳ nói đi nói lại với các nhà báo là không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào để bảo vệ tính mạng cho vị thuyền trưởng, và Cơ Quan FBI đã nhận được chỉ thị nhập cuộc.
Hiện giờ, chiếc thương thuyền Maersk Alabama đang ở đâu?
KHANH: thưa chị, theo tôi hiểu thì chiếc tàu đã rời chỗ để lên đường đi Kenya. Theo tin từ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ thì trên tầu có binh sĩ hải quân Hoa Kỳ trang bị võ khí hộ tống. Tôi dự đoán Kenya chỉ là bến kế tiếp của con tàu, vì theo lịch trình thì chiếc tầu chở hàng cứu trợ cho người nghèo ở Somalia và Uganda. Có tin nói là hành trình của con tầu đã được huỷ bỏ, nhưng không thể nào xác định được tin vừa nói, chỉ biết chiếc thương thuyền đã rời chỗ và đang trên đường đến Kenya.
Điều cần phải nói ở đây là các viên chức Hoa Kỳ nói đi nói lại với các nhà báo là không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào để bảo vệ tính mạng cho vị thuyền trưởng, và Cơ Quan FBI đã nhận được chỉ thị nhập cuộc.<br/>
Xử dụng phương tiện quân sự kỹ thuật tối tân
Còn chiếc xuồng chở bọn hải tặc và ông thuyền trưởng bị bắt làm con tin vẫn ở lại?
KHANH: thưa chị vâng. Các viên chức Hoa Kỳ nói rằng chiếc xuồng này bị bao vây, vì ngay ở đó hiện giờ có chiến hạm Bainbridge của Hoa Kỳ cộng với 6 chiếc tàu của hải quân những nước khác cùng bao vây chiếc xuồng của bọn hải tặc. Suốt buổi tối, hải quân Hoa Kỳ dùng kính viễn vọng ban đêm, trên không có máy bay thám thính và cả loại máy bay không người lái, để theo dõi từng giây từng phút một tình hình trên chiếc xuồng cứu hộ.
Tất cả các hoạt động Hải Quân Hoa Kỳ đang làm cũng là điều dễ hiểu, đặc biệt là con tin đang nằm trong tay bọn cướp biển lại là một công dân Mỹ.
Tôi cũng nhớ chừng 12 giờ đồng hồ trước đây có đọc thấy bản tin của hãng thông tấn Reuters cho biết qua điện thoại đã liên lạc được với đám cướp biển, và một tên trong bọn cho hay rằng chúng đang bị bao vây bởi tầu chiến, không có thì giờ để nói chuyện nhiều.
Suốt buổi tối, hải quân Hoa Kỳ dùng kính viễn vọng ban đêm, trên không có máy bay thám thính và cả loại máy bay không người lái, để theo dõi từng giây từng phút một tình hình trên chiếc xuồng cứu hộ.
Ở trên cảng Haradheere, một đồng bọn của chúng thì nói rõ lý do chúng bắt viên thuyền trưởng làm con tin là để đòi tiền chuộc, nhưng trong tình huống hiện giờ thì chính viên thuyền trưởng “đang là tấm áo chắn đạn” cho chúng, và còn nói thêm rằng bao lâu chúng còn giữ viên thuyền trưởng Mỹ “tàu chiến sẽ không dám nổ súng”.
Chị và quý thính giả thử tưởng tượng dù lực lượng tàu chiến của Hoa Kỳ và của các nước khác có hùng hậu đến đâu đi chăng nữa, nhưng chỉ cần một tên hải tặc kê súng vào đầu viên thuyền trưởng thôi thì cũng gây biết bao nhiêu khó khăn cho mọi kế hoạch giải cứu con tin, và có thể nói cách duy nhất phải làm bây giờ là tiếp tục điều đình, tiếp tục thương thuyết, trong lúc chờ đợi một cơ hội nào đó để cứu sống được viên thuyền trưởng.
Liệu giải pháp quân sự có được nói đến hay không?
KHANH: tôi chưa ai nói tới điều đó cả. Các viên chức hành pháp chỉ bảo là bằng mọi cách phải cứu sống được viên thuyền trưởng, và theo lời ông Robert Gibbs, người phát ngôn của Nhà Trắng thì đó là mục tiêu duy nhất và chính phủ Hoa Kỳ làm việc không ngừng nghỉ cho mục tiêu này. Cũng xin nói thêm là Nhà Trắng nói rằng Tổng Thống Barack Obama được báo cáo từng chi tiết một.
Thế còn về vấn đề pháp lý thì sao? Ý tôi muốn hỏi là liệu thế giới có thể đưa bọn hải tặc ra toà xét xử không?
KHANH: theo tôi hiểu thì cho đến lúc này hầu như không ai rõ pháp lý sẽ được thi hành như thế nào, kể cả trường hợp bắt được bọn hải tặc. Ít giờ đồng hồ trước đây, ông Tổng Trưởng Tư Pháp Hoa Kỳ Eric Holder đã được hỏi câu này…
Đừng quên là bọn cướp biển Somalia đã hoành hành ở vùng Vịnh Eden nhiều năm nay rồi, và hầu như các chiếc tầu bị chúng uy hiếp đều phải nộp tiền chuộc mạng. Các bản tin được phổ biến toàn cầu đều nói bọn cướp biển Somalia sống nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, đánh cướp tầu, nhận tiền chuộc xong là chúng chia nhau sống theo lối sống của các đại gia. <br/>
Và ông trả lời như thế nào?
KHANH: ông bảo rằng ngay lúc này vẫn còn quá sớm để có thể biết pháp lý sẽ được áp dụng như thế nào với quân cướp biển.
Nhưng cũng cảnh báo trước rằng Hoa Kỳ sẽ làm tất cả những gì có thể làm đối với bọn gian.
Đừng quên là bọn cướp biển Somalia đã hoành hành ở vùng Vịnh Eden nhiều năm nay rồi, và hầu như các chiếc tầu bị chúng uy hiếp đều phải nộp tiền chuộc mạng. Các bản tin được phổ biến toàn cầu đều nói bọn cướp biển Somalia sống nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, đánh cướp tầu, nhận tiền chuộc xong là chúng chia nhau sống theo lối sống của các đại gia. Một bản tin của đài truyền hình CNN mà tôi được xem còn nói là giới trẻ Somalia xem chúng là thần tượng, con gái Somalia ước mong được chúng chọn làm vợ.
Không khả năng bảo vệ tuyến đường biển?
Liệu đưa thêm tàu chiến đến bảo vệ tuyến đường biển quan trọng này có phải là giải pháp hữu lý không?
KHANH: câu trả lời là có, Đại Tướng David Petraeus, Tư Lệnh Lực Lượng Hoa Kỳ Ở Trung Á Và Trung Đông cũng đã nói đến điều này, nhưng xin thưa trước rằng mức độ thành công cũng rất chừng mực. Phải hiểu đây là vùng biển mênh mông chứ không phải là một vũng nước nhỏ, thành ra có đưa bao nhiêu tầu chiến đến bảo vệ cũng không xuể.
Hiện giờ đã có tầu của Hải Quân Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật, Nga,, và tầu của EU nhưng vẫn chưa đủ. Tôi xin đơn cử một thí dụ: chiếc tầu hàng Maersk Alabama đang ở cách bờ hơn 500 cây số thì bị hải tặc uy hiếp, lúc đó chiếc tàu của Hải Quân Mỹ ở gần nhất cũng cách khoảng 300, 400 cây số, phải đi cả một ngày trời mới tới.
Một vấn đề thực tế khác là các nước sẽ gửi được bao nhiêu tầu chiến đến để bảo vệ vùng biển khổng lồ này? Có người bảo với tôi là dù có đem tất cả tàu chiến của thế giới đến cũng không che kín được mặt biển Ấn Độ Dương.<br/>
Một vấn đề thực tế khác là các nước sẽ gửi được bao nhiêu tầu chiến đến để bảo vệ vùng biển khổng lồ này? Có người bảo với tôi là dù có đem tất cả tàu chiến của thế giới đến cũng không che kín được mặt biển Ấn Độ Dương.
Như vậy, không có giải pháp nào hay sao?
KHANH: hiện giờ, một số tổ chức hàng hải thương thuyền đang tính đến chuyện cấp và huấn luyện cho thuỷ thủ sử dụng võ khí, hoặc thuê nhân viên bảo vệ đi kèm. Không rõ chuyện này sẽ đi đến đâu, nhưng hiện đang được bàn tới, đặc biệt nhờ chuyện đang gây sôi nổi khắp thế giới này diễn ra. Nữ Trung Tá Stephanie Murdock, phát ngôn viên của Đệ Ngũ Hạm Đội Hoa Kỳ cho hay đây là lần đầu tiên bọn hải tặc Somalia thành công khi tấn công một thương thuyền mang cờ hiệu Mỹ.
Và mọi người đều tin sự kiện này sẽ giúp thay đổi tình hình. Thay đổi như thế nào, ở mức độ nào thì chưa rõ.
Câu hỏi cuối gửi đến anh. Gia đình ông thuyền trưởng Richard Phillips có nói gì với các nhà báo không?
KHANH: thưa chị, bà Andrea, vợ của ông thuyền trưởng có kể cho các nhà báo biết là trước khi con tàu đi vào vùng nguy hiểm, chồng bà có gửi một thư e-mail cho gia đình, trong thư ông cũng nói là lo âu, không biết chuyện gì sẽ xảy ra. Bà Andrea cũng bảo trong lúc này chỉ còn biết hy vọng thôi.
Hy vọng mọi chuyện rồi sẽ xảy ra đúng như mong muốn.