Sự sụp đổ dây chuyền của các tập đoàn kinh tế nhà nước

Vinalines sụp đổ mang theo nhiều dấu hỏi cho chính sách ưu tiên tập đoàn kinh tế nhà nước.
Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
2012.05.23
Trụ sở của Vinalines, Tổng Công Ty Hàng Hải Việt Nam. Trụ sở của Vinalines, Tổng Công Ty Hàng Hải Việt Nam.
RFA

Ngay sau khi Vinashin sụp đổ không ít chuyên gia kinh tế, tài chánh trong và ngoài nước tiên đoán rằng còn nhiều Vinashin khác sẽ nối gót sụp theo nếu chính sách ưu đãi cho các tập đoàn nhà nước như hiện nay vẫn tiếp tục bất kể các hậu quả do Vinashin mang lại.

Phá sản vì chính sách ưu tiên của nhà nước



Nhà nước đã tái cơ cấu lại Vinashin trong đó chia khoản nợ mà tập đoàn này đang gánh cho nhiều tập đoàn nhà nước khác trong đó có Tập đoàn Dầu khí và Tổng công ty hàng hải Việt Nam còn gọi là Vinalines.

Dư luận cho rằng việc làm này tỏ ra thiếu cân nhắc khi bản thân Vinalines khi ấy cũng đang cần vực dậy. Các cấp cao nhất trách nhiệm tái cơ cấu tập đoàn Vinashin đã không biết hay cố tình không biết gì về sự thâm lạm mà Vinalines đang phải đối phó. Các kết quả kinh doanh tổng hợp năm 2007-2008 cho thấy Vinalines có lãi, nhưng đến năm 2009 thì tập đoàn này bị lỗ hơn 400 tỷ đồng, đến năm 2010 lại tiếp tục lỗ nặng hơn lên tới gần 1. 300  tỷ đồng.

Tính tới tháng 12 năm 2011, sau khi quá trình tái cơ cấu đã được 17 tháng, Vinalines cho biết không thể tiếp nhận 12 công ty con của Vinashin theo yêu cầu của Chính phủ. Điều này cho thấy tầm nhìn của những viên chức trách nhiệm trong đề án tái cơ cấu Vinashin hoàn toàn sai lầm nếu không muốn nói là thiếu trách nhiệm, gây hậu quả gián tiếp cho sự sụp đổ của Vinalines trong thời gian gần đây.

Nếu chính phủ nắm rõ những món nợ của Vinalines và cách làm ăn có vấn đề của tập đoàn này thì sự thể đã không như hôm nay. Là một bộ phận của chính phủ, Vinalines được ưu đãi trên mọi phương diện. Về vốn, Vinalines được vay vốn với lãi suất ưu đãi từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Vinalines cũng được cho vay lại nguồn vốn trái phiếu quốc tế của Chính phủ. Vinalines được bảo lãnh vay vốn nước ngoài, cho phép phát hành trái phiếu, cũng như các ưu đãi khác mà một công ty tư doanh không thể nào có được.

Từ năm 2006 khi chính phủ Việt Nam bắt đầu thí điểm các tập đoàn thì tôi đã đưa ra ý kiến và báo chí Việt Nam có đăng hẳn hoi là việc tập trung vào nguồn lực kinh tế quá nhiều và để cho nhà nước trực tiếp làm là không đúng và chắc chắn là sẽ thất bại. Cái quan trọng nhất không phải tại vì lỗi của Vinashin và không phải lỗi của Vinalines mà lỗi tại đường lối của đảng Cộng sản Việt Nam.

TS Nguyễn Quang A



Riêng việc quản lý tài chính, giống như nhiều tập đoàn, tổng công ty khác đang làm hiện nay, Vinalines có hoạt động đầu tư rất dàn trải khi góp vốn vào 158 doanh nghiệp không đúng mục đích. Vinallines đã chi gần một nửa số tiền trong 1.000 tỷ đồng mà tập đoàn này được ưu đãi từ nguồn vốn trái phiếu phát hành năm 2010 để cho các công ty con vay mà không tính lãi. Kết quả là sau nhiều năm nợ không thể đòi của các đơn vị vệ tinh của Vinalines lên tới hơn 23.000 tỷ đồng.

Nhận xét về những sai phạm này, TS Nguyễn Quang A nguyên giám đốc viện Nghiên cứu phát triển IDS cho biết:

Từ năm 2006 khi chính phủ Việt Nam bắt đầu thí điểm các tập đoàn thì tôi đã đưa ra ý kiến và báo chí Việt Nam có đăng hẳn hoi là việc tập trung vào nguồn lực kinh tế quá nhiều và để cho nhà nước trực tiếp làm là không đúng và chắc chắn là sẽ thất bại. Cái quan trọng nhất không phải tại vì lỗi của Vinashin và không phải lỗi của Vinalines mà lỗi tại đường lối của đảng Cộng sản Việt Nam. Đường lối ấy của đại hội lần trước nữa đã đặt ra phải xây dựng những tập đoàn như thế, đường lối ấy hết sức là sai lầm. Có thể xây dựng những tập đoàn kinh tế Việt Nam hùng mạnh nhưng không phải cách như Đảng Cộng sản Việt Nam muốn tự làm và dùng nguồn lực của đất nước để tự mình làm. Chính cái đường lối ấy nó dẫn đến Vinashin, Vinalines và nó sẽ còn dẫn đến những đổ bể như thế nữa và đấy là những nguyên nhân chính.

 

Bài học về quyền lực kinh doanh của TĐKTNN



Trong kinh doanh, Vinalines cũng được ưu tiên vận chuyển hàng hóa trong nước. Việc đầu tư đăng ký, mua bán tàu biển cũng được thực hiện theo cơ chế ưu đãi và được nhà nước cho phép chỉ định thầu đóng mới tàu biển trong nước.

Thế nhưng Vinalines đã dùng những đặc quyền đặc lợi này để thao túng các hợp đồng khi tập đoàn này tự ý mua, bỏ tiền ra tân trang nhũng con tàu cũ kỹ quá hạn sử dụng để rồi sau đó nhiều con tàu này vẫn nằm trong các ụ Vinalines Queen là con lớn và hiện đại nhất của Vinalines đã mất tích trên biển (12/2011) mang theo sinh mạng của toàn bộ thủy thủ đoàn. Đến nay vẫn chưa biết nguyên nhân. Sau đó 1 thủy thủ duy nhất được tìm thấy còn sống.đóng tàu mà không bao giờ xuất xưởng. Có hàng chục chiếc tàu bị bỏ hoang trong nhiều năm nhưng vẫn phải trả lương thủy thủ, thuyền viên cũng như tốn rất nhiều chi phí khác.

Vinalines đã chi ra gần 23 ngàn tỷ để mua 73 con tàu từ nước ngoài về, tất cả đều là tàu cũ trong đó có 13 chiếc không thể đăng kiểm để hoạt động, có nghĩa là nếu hoạt động chúng sẽ bị quốc tế giam giữ và bị phạt theo luật hàng hải. Điển hình là tàu Vinalines Global bị bắt giữ tại Trung Quốc 28 ngày, gây thiệt hại hơn 1 triệu USD bao gồm tiền phạt và các chi phí giải quyết vụ kiện.

Vinalines đã dùng những đặc quyền đặc lợi này để thao túng các hợp đồng khi tập đoàn này tự ý mua, bỏ tiền ra tân trang nhũng con tàu cũ kỹ quá hạn sử dụng để rồi sau đó nhiều con tàu này vẫn nằm trong các ụ đóng tàu mà không bao giờ xuất xưởng. Có hàng chục chiếc tàu bị bỏ hoang trong nhiều năm nhưng vẫn phải trả lương thủy thủ, thuyền viên

Vinalines đã dùng những đặc quyền đặc lợi này để thao túng các hợp đồng khi tập đoàn này tự ý mua, bỏ tiền ra tân trang nhũng con tàu cũ kỹ quá hạn sử dụng để rồi sau đó nhiều con tàu này vẫn nằm trong các ụ đóng tàu mà không bao giờ xuất xưởng. Có hàng chục chiếc tàu bị bỏ hoang trong nhiều năm nhưng vẫn phải trả lương thủy thủ, thuyền viên

Tuy nhiên tai tiếng của Vinalines lớn nhất có lẽ là vụ mua ụ nổi No83M. Ụ nổi 43 tuổi này được Vinalines mua với giá 9 triệu USD, sau đó sửa chữa tại nước ngoài và vận chuyển về Việt Nam tốn thêm gần 5 triệu nữa. Cộng với những chi phí khác ụ nổi này lên tới 26,3 triệu USD - tương đương 70% giá đóng mới. Tuy nhiên, điều đáng nói là cho tới nay ụ nổi này vẫn không thể hoạt động.

Không tính các vụ việc khác xảy ra trước đó, qua vụ mua ụ nổi này thì hành động tham ô trong cấp lãnh đạo của Vinalines không khó thấy tuy nhiên báo chí vẫn không hiểu tại sao một vấn đề lớn như thế lại được bao che trong một thời gian rất dài, mãi tới hai ngày vừa qua khi Tổng giám đốc của tập đoàn Vinalines là ông Mai Văn Phúc bị bắt giam, ông Dương Chí Dũng đương kim Cục trưởng Cục Hàng hải nguyên Chủ tịch Hội Đồng Quản trị Vinalines bị lệnh truy nã khẩn cấp thì sự việc đã hoàn toàn ngoài tầm giải quyết của chính phủ. TS Nguyễn Minh Phong, Trưởng phòng Nghiên cứu kinh tế thuộc Viện nghiên cứu KHXH Hà Nội cho biết:

Thực ra hiện nay vụ Vinalines đang trong quá trình xem xét của các cơ quan chức năng, tuy nhiên qua những biểu hiện cũng như những thông tin ban đầu cho thấy rõ ràng ở đó đang có những vấn đề đặc biệt liên quan tới việc cố tình làm sai, kể cả có thể nói lạm dụng trách nhiệm để gây ra những hậu quả khá nặng nề cho đầu tư công cũng như cho phát triển của ngành và cho nền kinh tế nói chung.

Qua thực tiễn của Vinalines cũng như Vinashin và một số những vấn đề khác nữa thì có thể nói bên cạnh việc khẳng định vai trò và tầm quan trọng đã, đang và sẽ tiếp tục của đầu tư công của các tập đoàn nhà nước Việt Nam thì đã đến lúc cần phải nghiêm túc nhìn nhận những lổ hổng. Nhìn nhận lại cách thức quản lý và hoạt động của các tập đoàn này để sao cho nó duy trì được vị trí, vai trò và đặc biệt cần phải sửa chữa nâng cao hoạt động của nó  đặc biệt nữa là phải bịt chặt những kẽ hở tạo ra sự lạm dụng.

...vụ Vinalines đang trong quá trình xem xét của các cơ quan chức năng, tuy nhiên qua những biểu hiện cũng như những thông tin ban đầu cho thấy rõ ràng ở đó đang có những vấn đề đặc biệt liên quan tới việc cố tình làm sai, kể cả có thể nói lạm dụng trách nhiệm để gây ra những hậu quả khá nặng nề cho đầu tư công cũng như cho phát triển của ngành và cho nền kinh tế

TS Nguyễn Minh Phong



Rõ ràng ở đây sự lạm dụng cũng như tính không hiệu quả của tập đoàn gắn liền với mấy điểm. Mục tiêu hoạt động của nó nói  gì thì nói bên cạnh những mục tiêu phi lợi nhuận nó cũng có mục tiêu vì lợi nhuận. Thế nên trong quá trình hoạt động vì lợi nhuận như vậy rất dễ bị lạm dụng mà hiện nay các tiêu chí để đánh giá hiệu quả của các dự án, hay tiêu chí để kiểm soát các quá trình thực thi cũng như những điều gọi là sự tuân thủ nhà nước xung quanh các hoạt động của tập đoàn hiện đang bị thiếu. Đây là một trong những điểm quan trọng nhất tạo ra tình huống thất thoát, lãng phí như những vi phạm vừa qua.


 

Ung thư chữa bằng thuốc cảm?



Vừa qua trong phiên họp quốc hội, một đề án về tái cấu trúc các tập đoàn đã được đệ trình và TS Nguyễn Minh Phong tỏ ra lạc quan khi chính phủ nhìn lại mấu chốt những vấn đề cơ bản nhằm vận dụng vào các tập đoàn trong thời gian sắp tới:

Trong đề án tái cấu trúc kinh tế mới trình Quốc hội trong đó có một điểm rất quan trọng đó là khẳng định tái cấu trúc tập đoàn theo hướng tập trung vào những lãnh vực quan trọng nhất cũng như phân chia lại các doanh nghiệp nhà nước theo bốn nhóm. Trong đó nhóm thứ tư liên quan tới hoạt động vì lợi nhuận thì phải bình đẳng hoàn toàn với những doanh nghiệp khác. Ba nhóm còn lại liên quan tới công ích, liên quan tới bảo đảm ổn định cũng như bảo đảm đột phá trong tăng trưởng sẽ có cơ chế mới và những cơ chế này sẽ phản ảnh trong hai luật mới sẽ ra đời.

Xét kỷ luật hay chọn người các thứ này khác cũng chỉ là vá víu một chút mà thôi, giải quyết một chút chứ không giải quyết được vấn đề cơ bản. Vấn đề cơ bản là đường lối sai lầm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc xây dựng các lực lượng kinh tế quốc doanh ...

TS Nguyễn Quang A



Một là luật đầu tư công, hai là luật quản lý các doanh nghiệp nhà nước cũng như các hoạt động kinh doanh của nhà nước trong doanh nghiệp. Đây là hai điểm bổ xung rất quan trọng để tạo ra nền tảng pháp lý cũng như tạo ra rào cản pháp lý để ngăn chặn những hoạt động mang tính chất lợi dụng.

Tuy nhiên khác với những suy nghĩ lạc quan của TS Nguyễn Minh Phong, theo TS Nguyễn Quang A thì hình thức kỷ luật hay thay đổi nhân sự trong cách giải quyết sẽ không đi tới đâu nếu cốt lõi vấn đề không được xem xét và thay đổi, ông nói:

Xét kỷ luật hay chọn người các thứ này khác cũng chỉ là vá víu một chút mà thôi, giải quyết một chút chứ không giải quyết được vấn đề cơ bản. Vấn đề cơ bản là đường lối sai lầm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc xây dựng các lực lượng kinh tế quốc doanh và chừng nào họ không xử được nguyên nhân chính ấy thì không có cách gì cả.

Vai trò chủ đạo của các tập đoàn nhà nước vẫn được Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trong khẳng định trong Hội nghị Trung Ương 5 và vì vậy sự thay đổi cung cách quản lý là điều không thể tránh nếu không muốn những sự sụp đổ khác nối tiếp sau Vinashin và Vinalines, hai tập đoàn mà nhà nước đặt rất nhiều kỳ vọng trong những năm qua.

Theo dòng thời sự:

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.