Bỏ “Tiên học lễ, hậu học văn”, rồi làm gì?!

Bài bình luận của blogger Viết Từ Sài Gòn
2021.11.25
Bỏ “Tiên học lễ, hậu học văn”, rồi làm gì?! Hình minh hoạ: học sinh một trường tiểu học ở Hà Nội dự khai giảng hôm 5/9/2016
AFP

Mấy bữa nay trên các trang mạng xã hội râm rang câu chuyện Giáo sư Trần Ngọc Thêm, Hiệu trưởng đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh đã nêu trong một tham luận bàn về văn hóa, giáo dục, rằng nên bỏ Tiên Học Lễ Hậu Học Văn trong giáo dục nhằm phát huy tính sáng tạo cá nhân (độc sáng). Điều này tạo ra hai luồng dư luận trái chiều, một bên đồng thuận bỏ, một bên phản đối bỏ. Như vậy, rốt cuộc, bỏ là tốt hay không bỏ là tốt? Và nếu bỏ thì bỏ hẳn hay thay thế?

Trước nhất, muốn bỏ hay không bỏ, có lẽ phải đặt ra câu hỏi: Mệnh đề Tiên Học Lễ Hậu Học Văn là gì? Nó có từ bao giờ? Mức độ chi phối, ảnh hưởng của nó với giáo dục Việt ra sao? Thực ra, cho đến lúc này, không ai dám khẳng định câu này là của Khống Tử mặc dù trong trước tác của ông đặt nặng vấn đề Lễ, bởi Lễ giúp cho con người thấu cảm được lẽ huyền vi Trời Đất, thấy được ý nghĩa tồn tại, định vị được chỗ đứng của mình trong gia đình, trước xã hội và có cách đối nhân xử thế phải mực. Ngoài ra, vì lý do chính trị, Khổng Tử đã nâng Lễ lên thành một loại nghi thức cúng kính, tôn thờ trời đất quỉ thần, các bậc tiên vương, vua chúa, quan lại… Nghĩa là một phần, Lễ giúp cho con người biết khiêm nhường, khoan hòa. Nhưng phần khác, Lễ khiến cho con người trở nên mê tín và tôi đòi chính trị.

Hậu học văn, thời Khổng Tử thì không có các môn hình học, đại số, sinh học, vật lý, hóa học, kĩ thuật nông nghiệp, địa lý… Nhìn chung, các môn tự nhiên trên không có trong nền giáo dục Nho Giáo, ngoại trừ môn Số (trong Nho, Y, Lý, Số nhằm dạy người ta hiểu về bói toán, hiểu về chữa bệnh nhưng cũng chỉ là kinh nghiệm thô sơ, Dịch số thời đó là phương toán Hà Đồ, Lạc Thư na ná tích hợp thô sơ, nó không được dạy trong các trường Khổng Nho mà lại dạy ở các thầy chiêm tinh, địa lý, nó là môn nghiên cứu riêng của các nhà thuật sĩ…) và ngay cả các môn xã hội thời đó cũng còn ở mức tầm chương trích cú như học viết chữ, học thuộc lòng các bản kinh của người xưa, xem đó là kinh điển bất di bất dịch.

Nhìn chung, cái sự học lấy Tiên Học Lễ Hậu Học Văn của thời xưa chỉ dừng ở mức biết Lễ để mà sợ Trời Đất, sợ quân vương, thờ nhà vua, vua bảo chết thì chết. Biết văn để tranh tài ra làm quan, cũng để thờ vua, để ca tụng nhà vua. Trong ý nghĩa và công dụng này, thì đương nhiên biết Lễ trước sẽ tốt hơn là biết Văn trước. Biết Lễ trước sẽ dễ thăng tiến và có cơ hội tồn tại trong chốn quan trường cao hơn biết văn trước. Biết lễ trước khỏi lo chết, thấu hiểu vị trí và mạng sống của mình trước nhà vua. Thời đó, với học thuật như vậy, chính trị như vậy, cái câu Tiên Học Lễ Hậu Học Văn là một chân lý, là mệnh đề có tính thức thời của kẻ làm quan.

Nhưng, đến thời hiện đại, tại sao người ta vẫn dùng mệnh đề này trong triết lý giáo dục? Bởi chữ Lễ và chữ Văn của thời đại tân học, tức chữ quốc ngữ đã thịnh hành lại mang nội hàm rộng hơn, chữ Lễ của thời này vừa mang ý nghĩa tôn thờ trời đất, nhà vua, tiền nhân, lại vừa mang ý nghĩa tôn thờ thầy cô, cha mẹ và đặt trọng tâm gia đình, cha mẹ lên cao nhất. Nghĩa là chữ Lễ của tân học đã có một bước cách mạng, nó đi từ kiếp nô lệ dưới thời phong kiến sang kiếp tự thân vận động của thời hậu phong kiến. Và nó cũng là phần dạy người ta cách đối nhân xử thế trong xã hội mới. Chữ Văn của thời tân học bao gồm những môn học mới như toán học phương tây, sinh học, hóa học, vật lý, địa lý… Trên tình thần này, mệnh đề Tiên Học Lễ Hậu Học Văn phải được hiểu là trước nhất phải học cách ứng xử của xã hội loài người, học nghi thức làm người, học đạo đức, hiểu phẩm hạnh, nhân cách là thế nào và trau dồi đạo đức để làm người, thứ đến mới học tri thức nhân loại để tạo cho mình kĩ năng làm việc, khả năng cống hiến…

Đó là tinh thần của Lễ và Văn thời đại mới, nhìn chung hoàn toàn hợp lý, không có dáng dấp của Khổng Tử chi phối trong tinh thần này mặc dù nó có căn nguyên Khổng Nho. Đến giáo dục xã hội chủ nghĩa, chữ Lễ và chữ Văn lại được hiểu theo nghĩa khác và định theo hướng khác. Tuy nhiên, một đất nước có ngàn năm nô lệ giặc Tàu, muốn bứt thoát ra khỏi căn phận nô lệ, người ta buộc phải bứt thoát từ căn gốc, cội nguồn. Đây là vấn đề đáng bàn mà Giáo sư Trần Ngọc Thêm đang bỏ ngỏ (thiết nghĩ lý do bỏ ngõ này rất nhạy cảm và dễ hiểu trong tình thế của ông – một đảng viên Cộng sản, một lãnh đạo trong ngành giáo dục, và đương nhiên là một chân trong hội đồng nhân dân thành phố). Chính sự bỏ ngỏ, không nêu được mệnh đề mới, mệnh đề thay thế mà còn nhấn mạnh yếu tố độc sáng của mỗi trí thức, điều này cũng đồng nghĩa với bỏ hẳn mệnh đề cũ và không cần mệnh đề tương đương. Như vậy, nghĩa là khuynh hướng bỏ hẳn cao hơn khuynh hướng thay thế, không có dấu hiệu thay thế.

Về phần mệnh đề Tiên Học Lễ Hậu Học Văn, cho đến lúc này, Việt Nam hầu như không có triết lý giáo dục, mệnh đề Tiên Học Lễ Hậu Học Văn đã bị biến thành câu cổ động, thành phương châm, hoặc giả là khẩu hiệu, nó trở nên trống rỗng, khô khan nên việc bỏ đi hay giữ lại, không phải là chuyện đáng nói. Mà chuyện đáng nói ở đây là điều gì đã khiến một mệnh đề triết học trong giáo dục đã bị biến tướng thành câu khẩu hiệu? Và hơn hết, giả sử nó còn sức chi phối, trong cái giá trị cổ động của nó, thì Lễ ở đây như thế nào, Văn ở đây như thế nào?

000_FV66Y.jpg
Hình minh hoạ: Học sinh chào cờ ở một trường tiểu học ở Hà Nội hôm 5/9/2016. AFP

Xin thưa, trong nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, Lễ, phải hiểu rằng ngay từ trứng nước, chập chững bước vào mẫu giáo, người ta đã dạy cái Lễ kính Bác, yêu Bác, tôn thờ Bác. Cụ thể, Bác ở đây là Hồ Chí Minh. Ngoài ra, thì yêu Đảng, ghi nhớ công ơn Đảng, tôn thờ Đảng… Lớn lên, cái Lễ này còn nặng nề hơn, nó nặng nề đến độ một người có chữ, làm giáo viên, đôi khi phải phó thác phẩm hạnh, thân xác của mình cho người của Đảng. Nói như vậy để hiểu rằng chữ Lễ trong giáo dục xã hội chủ nghĩa nhắm đến cái gì. Và chữ Văn trong giáo dục xã hội chủ nghĩa thì sao? Đó là một thứ sản phẩm được mua đi bán lại giữa các thế hệ, thế hệ trước mua được cái chữ, bán lại cho thế hệ sau, người khôn ranh thì bán được nhiều tiền, kẻ hiền ngu thì bán không được hoặc bán được ít tiền. Luật chơi giáo dục, (có lẽ phải dùng chữ “luật chơi” ở đây mới đúng!) là con mạnh được con yếu thua. Và người nào càng biết Lễ thì càng lên cao.

Chính vì chữ Lễ đã bị đánh tráo ngay từ trứng nước nên nền giáo dục trở nên thối nát, u ám, bệ rạc và mục rã. Nếu như bỏ câu khẩu hiệu Tiên Học Lễ Hậu Học Văn trong giáo dục xã hội chủ nghĩa thì cũng nên lắm. Nhưng, trong nền giáo dục này, số đông dụng câu khẩu hiệu theo hướng trên, cũng có một số không nhiều sử dụng theo hướng mệnh đề triết học và hướng con người đến chỗ nhân bản, tôn trọng phẩm hạnh và đạo đức… Nhưng, đây chỉ là con số nhỏ và mức độ ảnh hưởng của họ, như đã thấy, hiếm hoi, rất hiếm hoi tín hiệu xã hội bình an, thiện lương. Và một xã hội mà người ta luôn nắm chớp cơ hội, sẵn sàng đạp lên nhau mà sống, sẵn sàng lên giường với quan chức để tiến thân, sẵn sàng đấu tố đồng môn, đồng liêu, sẵn sàng đoạt mạng của người thân vì một thứ tham vọng nào đó… có tất, thì có nên giữ câu khẩu hiệu này lại?!

Khi một thứ khẩu hiệu trở nên khô cứng và rỗng tuếch, một phương châm giáo dục vừa hình thức vừa không thật, thì liệu nó có nên tồn tại? Hơn nữa, sự tồn tại của nó lại mang dáng dấp Khổng Nho?! Nhưng, điều này càng nguy hiểm gấp bội lần nếu như bỏ nó đi mà không có mệnh đề thay thế. Bởi khi trong một xã hội có nền nếp, có căn cơ, thì tính độc sáng sẽ phát huy được khía cạnh thiện lương của nó. Ngược lại, trong một xã hội mà nền giáo dục giống như một cái lẩu hầm bà lằng các loại xôi thịt, rau cải, xương xẩu, gia vị và độc dược… loạn cào cào, nếu phát huy tính độc sáng, chắc chắn cơ hội cho cái ác sẽ rất cao, và khi cái ác có cơ hội độc sáng, sẽ khó mà lường được chuyện gì!

Giá như ngay từ đầu, ông Trần Ngọc Thêm đề xuất thay đổi mệnh đề hoặc Việt hóa mệnh đề Tiên Học Lễ Hậu Học Văn bằng một mệnh đề mới, có tính Việt (Ví dụ: Học Làm Người Trước, Học Làm Trí Thức Sau hoặc Học Người Rồi Học Khoa Học… chẳng hạn!) thì câu chuyện lại khác. Bởi chí ít, nền giáo dục vốn dĩ không có cái lõi triết lý (đừng xem các nguyên tắc, tôn chỉ và định hướng giáo dục xã hội chủ nghĩa là triết lý giáo dục, vì nó không phải vậy!) thì rất cần một hệ thống triết lý giáo dục hẳn hoi, sau đó là hành động giáo dục thích ứng.

Chưa bao giờ nền giáo dục này cần cứu như bây giờ, và khi cái xấu, điều tệ hại đã ngấm vào cơ địa giáo dục, thì việc để nó độc sáng là một tai họa!

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Lão nông dân
25/11/2021 12:06

Toàn những thằng tâm thần đưa lên làm lãnh đạo giáo dục!!!
Những cái cần bỏ là chủ nghĩa mác Lê,tư tưởng cáo hồ,triết học mác Lê…
Bỏ tiên học lễ hậu học văn rồi thì làm gì???
Làm ăn cướp chứ làm gì nữa!!!

Thang Nguyen
25/11/2021 13:40

Đề nghị

Tiên học tiền, Hậu học chôm

Nói Không Được
25/11/2021 13:56

Giáo dục xhcn chẳng qua là huấn luyện con người thành những robots phục vụ đảng cầm quyền CS. Hô khẩu hiệu gì đi nữa cũng không thay đổi được bản chất của nó. Vậy thì phải làm gì ? Làm cho CS/VC/xhcn biến mất rồi xây dựng lại đất nước.

Lưu Hoài Quốc
25/11/2021 14:57

Bỏ tiên học lể, hậu học văn để trở thành tiên học cộng sản, hâu học phá sản

Việtcộng HàNội VIỆTNAM
25/11/2021 20:44

THÔI ! RỒI CÒN CHI ĐÂU ....

Việtcộng HàNội VIỆTNAM
25/11/2021 20:46

“Những cái đầu” của hệ thống giáo dục Việt Nam, chính xác hơn là nền giáo dục XHCN của một nước Việt Nam cộng sản, vốn dĩ đã chẳng ra thể thống gì. Không có gì đáng làm hơn là việc chặt béng những cái đầu như vậy. Một trong những cái đầu của hệ thống giáo dục mục rữa ấy vừa đề nghị bỏ đi khái niệm “tiên học lễ” của truyền thống giáo dục Việt Nam có từ thời “tiền cộng sản”. (THEO MANH KIM)

vietcong Hanoi Vietnam
26/11/2021 04:53

Lại thêm một thằng Cộng Sản VN ngu hơn heo, nói về bọn này riết rồi chán mà không nói thì không được, thôi thì tặng mỗi thằng một vài bài thơ để chúng đọc cho sáng con mắt chó…
TIẾN SỈ NGU
(thơ độc vận – 5 chữ NGU)
Thằng Thêm “ný nuận” cực kỳ NGU
Bỏ Lễ học Văn thật quá NGU
Ăn cứt hay sao mà óc mụ
Bú buồi chắc vậy khiến đầu NGU
“chồn lùi” kiếp trước nên thành lú
“bái dú” hồi xưa mới bị NGU
Máu tháng uống dăm sô mới đủ
“Cộp làn” cho kỹ khỏi còn NGU
Trương Trọng Kiên (Nov 25, 2021

Annymous
26/11/2021 07:32

Tiên học nói láo, lừa bịp. Hậu học tham nhũng, cướp của.

Annymous
26/11/2021 08:04

Băng cướp CS CỜ ĐỎ đâu cần học lễ học văn, chỉ cần biết lừa bịp, tham nhũng, giết người và cướp của dân VN là đầy đủ chất lượng tay nghề.

Annymous
26/11/2021 08:04

Băng cướp CS CỜ ĐỎ đâu cần học lễ học văn, chỉ cần biết lừa bịp, tham nhũng, giết người và cướp của dân VN là đầy đủ chất lượng tay nghề.

Anonymous
26/11/2021 12:48

VN không có triết lý giáo dục rõ ràng, đẽo cày giữa đường. Với sự chỉ đạo toàn diện tuyệt đối của đảng csvn thì giáo dục VN chỉ có còn đường hướng người VN trở thành nô lệ trên chính quê hương của mình.

Anonymous says
26/11/2021 16:11

Cho dù không đối kháng chính trị cũng có thể nhìn thấy những điều nguy hiểm do bọn CSVN đang làm, mới đây nhất một thằng có học vị tiến sĩ lại có phát biểu cực kỳ thiếu giáo dục khi đề nghị bỏ Lễ học Văn.
QUYẾT DIỆT BẦY VÔ LẠI
Bốn sáu năm rồi hận chửa phai
Nhiều đêm trăn trở mấy canh dài
Nhìn bầy Cộng phỉ gieo tai họa
Ngó lũ Hán nô rắc khổ tai
Đất nước điêu tàn đầy ám chướng
Giang sơn tan nát chẳng tương lai
Ngày nào dứt bóng quân vô lại
Chỉ thấy Cờ Vàng phất phới bay
Trương Trọng Kiên (Nov 26, 2021)

Ai Nguyen
26/11/2021 16:38

Bỏ “ tiên học lễ hậu học văn “ thì biến thành Tô Lâm cả thôi.

Hoa Mua
26/11/2021 21:40

Tôi thấy rằng đây chỉ là khẩu hiệu. Việc đưa ra hay không cũng không quan trọng bằng việc thực hành.
Đổi khẩu hiểu mà chương trình giáo dục không thay đổi thì cũng có ý nghĩa gì đâu.
Sao người ta không bàn về việc thực hành cái khẩu hiệu này trong giáo dục hiện tại : như ở trong chương trình học, hoạt động lồng ghép, trong lối sống của giáo viên, cán bộ nhà trường, nề nếp giáo dục gia đình. Người đi học mà không hành cũng là người vô dụng ? Vậy thì học chi cho lắm, phải chăng là lãng phí.
Nếu có đổi thì đổi thành: “Tiên hành lễ hậu hành văn” hẳn thực thu hơn
Cán bộ cs có truyền thống nói một đằng làm một nẻo. Theo tôi người bày ra cái bàn luận hấy rõ việc này chỉ đưa ra chủ đề bàn bàn luận rồi lại tốn thêm tiền giấy mực, tốn thêm băng rôn bảng hiệu, thà không có còn hơn.

Nguyễn Nhơn
26/11/2021 22:25

CÓ MỖI MỘT NGUYÊN LÝ DẪN ĐƯỜNG MÀ LẠI TOAN VỨT ĐI!

Tôi sanh ra năm 1937 từ Làng quê Bưng Cấu, xứ Thủ Một Cây dầu.
Bước vô trường niên khóa 1943 – 1944.
Hồi đó Trường Sơ cấp Tương Bình Hiệp ( tên chữ của Làng Bưng Cầu ) có 3 phòng học.
Nhưng năm Đực lớn vô học thì trường mới chỉ có 2 lớp:
Lớp nhì ( Cours Préparatoire ) do cô Nguyễn Thị Giỏi (mợ sáu Khuyên ) dạy và lớp chót hay Đồng Ấu ( Cours Anfantin ) do Thầy ( Nguyễn Văn? ) Ngộ dạy.
Chưa có học sinh lớp ba nên phòng học đó dùng làm văn phòng của ông Đốc học là Nguyễn Văn Khuyên ( tức cậu sáu Khuyên ).
Thật ra thì cậu sáu của tui chỉ là Trưởng giáo ( Chargé d'école ) chớ dâu phải Hiệu trưởng.
Tui mô tả tỉ mỉ vậy để muốn nói rằng, ngay từ thời thực dân Pháp, làng quê Bưng Cầu chỉ cách Tỉnh lỵ Phú Cường có Năm cây số ngàn mà học trò lưa thưa như vậy vì ít con em đi học!
Và chính trong khung cảnh đơn sơ mộc mạc ấy, tui nhìn thấy câu Thành ngữ “ Tiên học Lễ – Hậu học Văn “ viết trên tường lớp học.
Nói cho thật, học trò lớp chót, mới vô trường chưa biết mặt chữ.
Nhưng câu đầu tiên Thầy giảng là chỉ tay vao câu thành ngữ : Khai tâm “ ấy và giảng nghĩa đơn giản cho các trò nhỏ, con cháu nghe, đại ý “ trước khi học chữ thì phải học “ lễ phép “ cho nên người!
Học lớp 3, đi thi “ sơ học “ , viết bài tập viết ( rédaction ) thì viết năm bảy giòng diễn tả đại khái, học Lễ nghĩa đạo đức trước - Học văn từ chữ nghĩa sau.
Học lớp Nhất, đi thi Tiểu học, viết Tập làm văn ( Composition ) thì viết chừng trang giấy, nói Lễ là Lòng Kính Trọng – Văn là văn chương, học về lòng kính trọng trước, học văn chương nghệ thuật sau.
Học Đệ Tứ niên, viết Nghị luận luân lý ( Dissertation Morale ) vài ba trang giấy, định nghĩa Lễ là gì – Văn là gì và kết luận: Học về tư cách làm người trước – Học kiến thức đời sống sau.
Đithi Tú tài, phải diễn đạt sâu rộng hơn, thêm chút ít về triết lý – đạo đức:
Lễ là Nho Việt hay nho tàu, ý nghĩa đích thực là gì – Văn không chỉ là văn chương mà còn là kiến thức Khoa học – Kỷ thuật thêm chút ít tâm linh và v...v...
Nói chung, cả cuộc đời đi học,lo học hỏi đào sâu về câu NGUYÊN LÝ VỀ VIỆC HỌC TẬP GIÁO DỤC CHO NÊN NGƯỜI.
Cho tới trước khi thiết đặt TRIẾT LÝ GIÁO DỤC VNCH 1956, nền giáo dục
Miền Nam vẫn đặt tên NỀN TẢNG TIÊN HỌC LỄ – HẬU HỌC VĂN. Coi như nguyên lý soi đường cho việc học.

Đó là truyền thống Giáo dục của Nước Việt.
Bây giờ xóa bỏ thì thay bằng gì?
Tư tưởng hồ chí minh chết sình chăng?

Còn như nhận thức rằng:

“ nền giáo dục vốn dĩ không có cái lõi triết lý (đừng xem các nguyên tắc, tôn chỉ và định hướng giáo dục xã hội chủ nghĩa là triết lý giáo dục, vì nó không phải vậy!) thì rất cần một hệ thống triết lý giáo dục hẳn hoi, sau đó là hành động giáo dục thích ứng.”

Thì đây:

30 Tháng Tư Nói Về Giáo-Dục Việt-Nam Cộng-Hòa
Năm học lớp nhì trường làng, tức lớp hai trường tỉnh, vừa học thông mặt chữ, ê a đọc Quốc văn Giáo khoa thư:
“ Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
Núi Thái Sơn ở đâu không biết, chỉ biết là công cha cao như núi. Nguồn nước từ đâu cũng không hay, chỉ biết lòng thương của mẹ ngọt ngào như nước Mội Thầy Thơ (*) trong vắt.
Đó là lòng hiểu để trong gia đình. Khi ra ngoài xã hội thì phải biết thương người như thể thương thân:
Thấy người hoạn nạn thì thương,
Thấy người tàn tật lại càng trông nom.
Thấy người già yếu ốm mòn,
Thuốc thang cứu giúp, cháo cơm đỡ đần.”
Ra trường tỉnh, đọc Đại Nam Quốc sử Diễn ca:
“ Bà Trưng quê ở châu Phong,
Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên.
Chị em nặng một lời nguyền,
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân.
Ngàn Tây nổi áng phong trần,
Ầm ầm binh mã xuống gần Long biên.
Hồng quần nhẹ bước chinh yên,
Đuổi ngay Tô Định dẹp tan biên thành.
Đô kỳ đóng cõi Mê Linh,
Lĩnh nam riêng một triều đình nước ta. “
Đôi khi cũng ca ngâm:
“ Ai đấp non sông trường tiền...
Ai kết nên tấm vải hồng...
Xua tan giặc Đông Hán,
Xua tan giặc Đồng Lân “
Ngày bãi trường, xem các anh diễn kịch Hội nghị Diên Hồng:
“ Toàn dân nghe chăng?
Sơn hà nguy biến
Hận thù đằng đằng
Biên thùy rung chuyển...
…..........
Trước nhục nước nên hòa hay nên chiến?
Quyết chiến!
Thế nước yếu lấy gì lo chiến chinh?
Hy sinh!
Ơn thủy thổ, ơn tấc đất, ngọn rau, phải hết lòng yêu nước, chống xâm lăng. Đó là nghĩa vụ của người trai Đất Việt.
Tôi vừa trích dẫn đôi hàng từ hai tài liệu căn bản Quốc văn Giáo khoa thư và Đại Nam Quốc sử Diễn ca, tiêu biểu về nền giáo dục truyền thống quê nhà Việt Nam: Tình yêu thương Gia đình, tình tự Dân tộc.
Từ đó, các nhà giáo dục Miền Nam dựng lên triết lý giáo dục cho hai nền Cộng Hòa chánh thống như sau đây:
Triết lý giáo dục
Năm 1958, dưới thời Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Trần Hữu Thế, Việt Nam Cộng hòa nhóm họp Đại hội Giáo dục Quốc gia (lần I) tại Sài Gòn. Đại hội này quy tụ nhiều phụ huynh học sinh, thân hào nhân sĩ, học giả, đại diện của quân đội, chính quyền và các tổ chức quần chúng, đại diện ngành văn hóa và giáo dục các cấp từ tiểu học đến đại học, từ phổ thông đến kỹ thuật... Ba nguyên tắc "nhân bản" (humanistic), "dân tộc" (nationalistic), và "khai phóng" được chính thức hóa ở hội nghị này. Đây là những nguyên tắc làm nền tảng cho triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng hòa, được ghi cụ thể trong tài liệu Những nguyên tắc căn bản do Bộ Quốc gia Giáo dục ấn hành năm 1959 và sau đó trong Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa (1967).
1. Giáo dục Việt Nam là giáo dục nhân bản. Triết lý nhân bản chủ trương con người có địa vị quan trọng trong thế gian này; lấy con người làm gốc, lấy cuộc sống của con người trong cuộc đời này làm căn bản; xem con người như một cứu cánh chứ không phải như một phương tiện hay công cụ phục vụ cho mục tiêu của bất cứ cá nhân, đảng phái, hay tổ chức nào khác. Triết lý nhân bản chấp nhận có sự khác biệt giữa các cá nhân, nhưng không chấp nhận việc sử dụng sự khác biệt đó để đánh giá con người, và không chấp nhận sự kỳ thị hay phân biệt giàu nghèo, địa phương, tôn giáo, chủng tộc... Với triết lý nhân bản, mọi người có giá trị như nhau và đều có quyền được hưởng những cơ hội đồng đều về giáo dục.
2. Giáo dục Việt Nam là giáo dục dân tộc. Giáo dục tôn trọng giá trị truyền thống của dân tộc trong mọi sinh hoạt liên hệ tới gia đình, nghề nghiệp, và quốc gia. Giáo dục phải bảo tồn và phát huy được những tinh hoa hay những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc. Dân tộc tính trong văn hóa cần phải được các thế hệ biết đến, bảo tồn và phát huy, để không bị mất đi hay tan biến trong những nền văn hóa khác.
3. Giáo dục Việt Nam là giáo dục khai phóng. Tinh thần dân tộc không nhất thiết phải bảo thủ, không nhất thiết phải đóng cửa. Ngược lại, giáo dục phải mở rộng, tiếp nhận những kiến thức khoa học kỹ thuật tân tiến trên thế giới, tiếp nhận tinh thần dân chủ, phát triển xã hội, giá trị văn hóa nhân loại để góp phần vào việc hiện đại hóa quốc gia và xã hội, làm cho xã hội tiến bộ tiếp cận với văn minh thế giới.
Hiến pháp Đệ nhị VNCH 1967 long trọng qui định:
ĐIỀU 11
1- Văn hóa giáo dục phải được đặt vào hàng quốc sách trên căn bản dân tộc, khoa học và nhân bản
2- Một ngân sách thích đáng phải được dành cho việc phát triển văn hóa giáo dục

Tới đây, đáng lẽ kết thúc bài viết được rồi, nhưng chẳng đặng đừng phải viết thêm một đoạn về cái gọi là nền giáo dục xã nghĩa tồi tệ, không lèo, không lái, đưa thế hệ trẻ Việt Nam vào mê lộ tối tăm!
Ai mà chẳng buồn rầu khi nghe một bé gái thỏ thẻ hỏi ông: “ Ông ơi! Cháu đọc sách học hoài mà không biết hai bà Trưng đánh giặc nào?!”
Ai mà không ngạc nhiên thảng thốt khi nghe thấy, sinh viên tung hê tài liệu về đề cương lịch sử bay như bươm bướm khi được tin miển thi đề thi lịch sử!
Chúng nó, bọn cọng sản phản nước, hại dân chỉ biết cúc cung thần phục chủ Tàu đến nổi che dấu lịch sử cho trẻ thơ không biết kẻ thù xâm lăng đất nước, tàn hại dân tộc là ai.
Chúng nó bịt mắt thanh niên về lịch sử tổ tiên, chỉ dạy một điều về chém giết sắt máu theo lịch sử đảng: Đánh đâu thắng đó, đánh nhỏ thắng to, đế quốc nào cũng đánh thắng, bất kể xương, máu chất chồng!
Vì sao mà ra nông nỗi? Là vì lẽ nầy đây:
Triết lý giáo dục
Nền giáo dục Việt Nam dưới chính thể Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chưa có lời phát biểu rõ ràng và chính thức về triết lý giáo dục của mình. Có người cho rằng Việt Nam cần thiết phải có một triết lý giáo dục và đặt vấn đề là phải chăng "giáo dục [Việt Nam] chưa có một triết lý phù hợp với nhu cầu đổi mới và hội nhập".
Tháng 9 năm 2007, Học viện Quản lý Giáo dục thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học "Triết lý giáo dục Việt Nam" nhằm tìm câu trả lời cho các câu hỏi: Triết lý giáo dục là gì? Việt Nam đã có triết lý giáo dục chưa? Tại sao triết lý giáo dục lại quan trọng?... Ở hội nghị này, nhiều đại biểu cho rằng nền giáo dục Việt Nam từ trong truyền thống và hiện đại đều có triết lý giáo dục, thể hiện qua những câu như: "Không thầy đố mày làm nên"; "Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu mến thầy"; "Học thầy không tày học bạn"; "Tiên học lễ, hậu học văn"; "Học phải đi đôi với hành"; "Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người"; "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu"; v.v... Tuy vậy, theo tường trình của Tạp chí Cộng Sản, hội nghị này vẫn chưa đưa ra được một định nghĩa cụ thể về triết lý giáo dục của Việt Nam. Các bài tường trình của Tạp chí Cộng Sản, và của tạp chí Thông tin Khoa học Xã hội, không nhắc đến triết lý nhân bản, dân tộc, và khai phóng từng tồn tại ở miền Nam Việt Nam từ năm 1955 đến 1975.
Hởi ơi! Giáo dục mà không có nguyên lý dẫn đường thì cũng giống như con thuyền không lái. Cho nên thế hệ trẻ hồ chí mén đâu có biết con đường nào khác ngoài “ con đường bi đát, bác đi.”
Con đường đó đi đến mục tiêu nầy đây:
Mục tiêu giáo dục
Mục tiêu phấn đấu chung của cơ sở giáo dục đại học và cao đẳng của Việt Nam là thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 142 của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam. Nghị quyết này chỉ rõ những mục tiêu giáo dục như sau:
"... Xây dựng cho được một độ ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật và quản lý kinh tế đông đảo vững mạnh, ngày càng hoàn chỉnh về trình độ và ngành nghề, vừa có phẩm chất chính trị tốt, tuyệt đối trung thành với Đảng, với giai cấp công nhân, với dân tộc, liên hệ chặt chẽ với công nông, vừa có trình độ khoa học kỹ thuật và nghiệp vụ giỏi, nắm vững những quy luật của tự nhiên và quy luật xã hội, có năng lực tổ chức và động viên quần chúng, đủ sức giải quyết những vấn đề khoa học, kỹ thuật và quản lý kinh tế do thực tế nước ta đề ra và có khả năng tiến kịp trình độ khoa học, kỹ thuật tiên tiến trên thế giới."
Vậy đó, cái nền giáo dục trọng “hồng hơn chuyên”, giỏi dở bất biết miển “tuyệt đối trung thành với đảng” là được.
Một nền giáo dục như vậy mà không đưa đất nước đến chỗ tan hoang, dân tình hỗn loạn mới là chuyện lạ!
Ba mươi tháng Tư: Ngày Quốc hận! Đâu phải vì mất giàu sang, danh vọng mà hận. Chỉ vì cọng sản tàn phá Đất nước, đẩy Dân tộc vào chỗ diệt vong, truyền thống dân tộc tự ngàn xưa đành mai một cho nên mới hận!
“ Thù nước, lấy máu đào đem báo “. Giặc cọng còn tàn bạo hơn giặc ngoại xâm. Chúng là giặc diệt chủng. Tuổi trẻ Việt Nam muốn tự cứu mình, cứu dân, cứu nước thì phải đứng thẳng người lên, giáp mặt bạo quyền và chiến đấu không tiếc máu xương như thế hệ cha, anh đã làm như thế!

Nguyễn-Nhơn

Vietcong HaNoi
27/11/2021 05:02

Nghe những câu phát biểu ngô nghê của tên Trọng lú đứng đầu cả nước, rồi lại tới những phát biểu của thằng Phúc niểng ấm ớ hội tề và bây giờ đến 1 thằng tiến sĩ văn hóa giáo dục ăn nói kiểu vô giáo dục (XHCN) khi nó đề nghị bỏ học Lễ chỉ học Văn…
BỌN VÔ GIÁO DỤC
(thơ độc vận)
Sống khéo để cho được giống người
Đừng nên học cái lũ đười ươi
Bất tài thất đức ham làm tới
Vô đạo đê hèn thích quậy hôi
Cẩu Cộng luận bàn trò múa rối
Khuyển nô góp ý thói nâng buồi
Làm sao mõm chó mọc ngà nổi
Chỉ bởi thằng Hồ, đúng vậy thôi
Trương Trọng Kiên (Nov 26, 2021)

Phung Truong
27/11/2021 11:21

Học : "tiên mất dậy, hậu bất nhân"

Duy Hữu, USA
27/11/2021 20:42

Cũng chỉ vì... chỉ vì... chỉ vì...

Đảng Hồ độc diễn nói càng hay ... tiên học lễ, hậu học văn.
Đảng Hồ độc quyền dạy càng láo ... tiên đéo học lễ, hậu đéo học văn... tiên học lễ... láo, hậu học văn... láo.

Đảng Hồ độc đoán nói càng hay... tiên học lễ, hậu học văn,
Đảng Hồ độc địa dạy càng láo... tiên học nói láo, hậu học làm láo... hay như bác Hồ, làm càng láo, nói láo càng hay.

Tiên học bác Trọng, nói láo như Trọng, chống tham nhũng, tham ô, tham ăn hối lộ,
Hậu học bác Lâm, ăn láo như Lâm, ngồi mát, táp thịt bò vàng, nốc rươu vang đỏ.

Duy Hữu, USA
27/11/2021 21:39

Cũng chỉ vì... chỉ vì... chỉ vì...

Đảng Hồ độc diễn nói càng hay ... tiên học lễ, hậu học văn.
Đảng Hồ độc quyền dạy càng láo ... tiên đéo học lễ, hậu đéo học văn... tiên học lễ... láo, hậu học văn... láo.

Đảng Hồ độc đoán nói càng hay... tiên học lễ, hậu học văn,
Đảng Hồ độc địa dạy càng láo... tiên học nói láo, hậu học làm láo... hay như bác Hồ, làm càng láo, nói láo càng hay.

Tiên học bác Trọng, nói láo như Trọng, chống tham nhũng, tham ô, tham ăn hối lộ,
Hậu học bác Lâm, ăn láo như Lâm, ngồi mát, táp thịt bò vàng, nốc rươu vang đỏ.

Anonymous
28/11/2021 07:03

Toi o My 26 nam ( dien HO), quoc tich toi van la Viet Nam.
Chung toi mat mien nam vi bon back stabber sold us to China.
I'm forever Vietnamese.
I was stupid South VietNam officer because I thought bon ac qui Viet cong still be Vietnamese.
I can't forgive myself !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

Anonymous
28/11/2021 08:30

Theo tôi, ông GS Trần Ngọc Thêm, nếu có nói bỏ "Tiên học lễ, hậu học văn", thì chỉ là ông thuận mồm nói vậy, vì học "văn" - không ai, không có thời đại nào mà bỏ nhà trường, nơi day văn hóa được!
Đến ngay Taliban cũng không bỏ được "học văn", mà chỉ muốn cấm, không cho nữ giới đến trường!

Cái mà ông muốn bỏ - là "học Lễ", mà "học Lễ" trong thời đại đồ đểu này là - học "từ nóc", học gian dối, học nịnh bợ, học lừa bịp lẫn nhau!
Ngoài ra, cái mà ông đã còn muốn bỏ nhất, mà tác gỉa bài trên đã không đề cập đến - là dứt khót bỏ cái khái niệm "trồng người", để đào tạo những kẻ nô lệ, chỉ biết còn đảng còn mình, biết bảo vệ đảng để có bổng lộc, được tham nhũng ăn cắp!
Bỏ nó, là bỏ hẳn đi những tổ chức của Đảng trong nhà trường, như Đảng, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên, những thứ chỉ để tẩy não học sinh, theo giõi tư tưởng, kìm hãm sự sáng tạo, khuyến khích sự bon chen, nịnh bợ!

Bỏ xong được những thứ "lễ" để "trồng người" trong nhà trường "XHCN", Thế hệ trẻ sẽ biết là trong tương lai, phải BỎ đi những những thứ "lễ" của đảng ĐỘC TÀI trong xã hội VN, bỏ bộ máy tuyên giáo lừa bịp của chúng, của những "con người" đã được trồng - hiện đang thống trị nhân dân, đất nước VN!

Rất đồng ý với ý kiến trong bình luận của ô, Nguyễn Nhơn bên trên. VNCH, cũng như các nước văn minh trên trế giới, đã có triết lý giáo dục con người, để họ có đạo đức, lòng thương yêu nhau - tôn vinh những giá trị phổ quát về nhân quyền!

Người việt xa xứ
29/11/2021 12:00

Bỏ “tiên học lễ hậu học văn “ thì còn lại: ăn tục nói phét!

Quan Tâm
29/11/2021 21:13

CSVN muốn đổi "Tiên học lễ hậu học văn" thành "Tiên học phí hậu học văn" ...mọi chuyện phải có tiền, tức "thủ tục đầu tiên" tức "tiền đâu ?". Lắm khi nhận tiền rồi chỉ dạy lếu láo tại trường học rồi về nhà mở lớp dạy thêm đẻ kiếm tiền mới là chánh. Quan chức, lãnh đạo, thì dốt nát, mua bằng cấp để chui sâu, trèo cao, điển hình là đại học Đông Đô bán bằng cho ai có tiền mà không cần đi học ngày nào.
Nói tóm lại, CSVN chỉ biết có tiền, tiền và tiền, ngửa tay ăn xin cũng được.