Việt Nam và ASEAN cần làm gì trước các động thái của Trung Quốc ở Biển Đông?

Ngô Bang Quốc
2021.04.02
Share on WhatsApp
Share on WhatsApp
Việt Nam và ASEAN cần làm gì trước các động thái của Trung Quốc ở Biển Đông? Hình minh hoạ. Tàu cá Trung Quốc xếp hàng tại đá Ba Đầu (Trường Sa) hôm 27/3/2021
Courtesy National Task Force on the West Philippine Sea

Từ đầu tháng 3/2021, lực lượng dân quân biển của Trung Quốc đã cho tàu tập trung gần tất cả các đảo tranh chấp do Philippines kiểm soát và tìm cách đe dọa các nước láng giềng ven biển, đặc biệt là Việt Nam, Philippines và Malaysia, để khẳng định yêu sách đối với các đảo trên Biển Đông. Theo thông tin từ Philippines, ước tính có hơn 200 tàu neo đậu tại Đá Ba Đầu mà Philippines khẳng định thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của họ. Philippines đã chính thức phản đối hành vi xâm phạm của các tàu Trung Quốc đối quyền chủ quyền cũng như quyền tài phán trên biển. Song song đó, Philippines đã triển khai các máy bay chiến đấu hạng nhẹ giám sát các tàu bất hợp pháp này.

Vì Trung Quốc đã tôn tạo một số đảo nhân tạo và triển khai các thiết bị quân sự và vũ khí trên các đảo này nên việc các tàu dân quân biển Trung Quốc tập trung tại vùng biển này rõ ràng cho thấy hành vi quyết đoán của Trung Quốc cũng như đe dọa các đối thủ trong khu vực Biển Đông. Có vẻ như  các tàu này hoàn toàn mới được triển khai chỉ để phục vụ chiến thuật của Trung Quốc và nhằm kiểm soát các đảo nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Các tàu Trung Quốc neo đậu gần Cụm Sinh Tồn, vốn là ngư trường truyền thống của ngư dân Philippines. Nơi neo đậu của hơn 200 tàu Trung Quốc nằm gần 2 căn cứ của Trung Quốc và 4 đảo nhỏ hơn của Việt Nam. Một trong những vấn đề mà cộng đồng quốc tế thực sự quan tâm là việc Trung Quốc muốn mở rộng quyền kiểm soát đối với các đảo này. Sau khi kiểm soát Đá Vành Khăn vào năm 1995, Trung Quốc đang tìm kiếm các đảo khác thuộc quyền kiểm soát của các bên tranh chấp khác để mở rộng sự hiện diện trên thực tế của họ.

Nhìn từ việc Trung Quốc tôn tạo Đá Vành Khăn thành một trong những đảo nhân tạo lớn nhất (dù nước này thường nói đây là nơi trú ẩn cho ngư dân) và hiện giờ Đá Vành Khăn trở thành căn cứ quân sự chính thức, việc tàu của Trung Quốc đổ dồn về Đá Ba Đầu là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc muốn kiểm soát khu vực biển này và cả vùng không phận trên đó. Trong bối cảnh phán quyết của tòa trọng tài thường trực về Biển Đông sắp tròn 5 năm, Trung Quốc đang phủ nhận phán quyết này và đòi hỏi yêu sách đối với tất cả các vùng biển và các vùng trời trên đó. Trung Quốc luôn sử dụng “chiến thuật vùng xám” với lực lượng dân quân biển Trung Quốc, được Hải cảnh yểm trợ, tiến hành kiểm soát các vùng biển. Ngoài ra, có thể thấy rằng các kiểu chiến thuật mà Trung Quốc đang áp dụng là đe doạ, ngăn cản các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí ở các khu vực như Bể Nam Côn Sơn, Bãi Cỏ Rong, Đá Ba Đầu và các khu vực lân cận nằm ngoài vùng biển kiểm soát của Trung Quốc nhưng nằm trong vùng biển của các nước có yêu sách khác, bao gồm Việt Nam, Philippines và Malaysia.

000_Hkg10178223.jpg
Ảnh vệ tinh chụp tàu Trung Quốc đang nạo vét và xây lấp đảo nhân tạo ở đá Vành Khăn vào năm 2015. AFP

Các nước ASEAN, dưới sự chủ trì của Chủ tịch luân phiên Brunei, phải nhận thức rõ điều đó và cần triệu tập ngay cuộc họp các ngoại trưởng ASEAN để ưu tiên giải quyết các vấn đề này. Ngoài ra, cộng đồng quốc tế phải gây sức ép với Trung Quốc để tháo gỡ cuộc khủng hoảng và thực hiện các cam kết để sớm hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử (COC) vẫn đang trong giai đoạn đàm phán. Đại sứ quán Mỹ tại Manila và Bộ Ngoại giao Mỹ đã đưa ra nhiều tuyên bố ủng hộ Philippines. Bộ Ngoại giao Mỹ đã yêu cầu Trung Quốc rút lực lượng dân quân biển và tăng cường hỗ trợ cho Philippines. Trên thực tế, nếu các chiến thuật của Trung Quốc không được ngăn chặn thì điều đó cũng có thể mở đường cho Trung Quốc áp dụng các chiến thuật tương tự để đe dọa các nước có yêu sách khác ở Biển Đông mà trọng tâm chính là Việt Nam. Các nước như Australia, Anh, Canada và Nhật Bản đã bày tỏ sự ủng hộ đối với Philippines và tuyên bố rằng đội tàu của Trung Quốc đã xâm phạm chủ quyền và các vùng biển của Philippines.

Trong khi cộng đồng quốc tế im lặng đối với vấn đề can thiệp quân sự, quân đội Philippines đã tiến hành bay giám sát hàng trăm tàu Trung Quốc. Động thái này có nguy cơ làm leo thang thành một cuộc khủng hoảng lớn. Những tuyên bố của Tổng thống Philippines Duterte và Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana về việc triển khai lực lượng hải quân Philippines và thực hiện diễn tập quân sự có thể leo thang thành một cuộc khủng hoảng trên biển. Trong bối cảnh đó, điều quan trọng là ASEAN phải ngay lập tức đưa ra một tuyên bố mạnh mẽ về các chiến thuật mà Trung Quốc áp dụng, đồng thời tuyên bố này cũng phải được các đối tác đối thoại ASEAN cũng như các nước trong nhóm Bộ tứ” ủng hộ.

Trung Quốc đã học được một hoặc hai bài học từ sự bế tắc biên giới với Ấn Độ ở miền Đông Ladakh. Trung Quốc đã đối đầu với quân đội Ấn Độ và cuối cùng phải rút lui để giải quyết cuộc khủng hoảng. Trung Quốc đang áp dụng các chiến thuật tương tự trên Biển Đông. Do đó, cộng đồng quốc tế và các nước ASEAN cần có các biện pháp đối phó để tình hình không leo thang thành khủng hoảng. Điều cần thiết là Đại hội đồng Liên hợp quốc và Hội đồng Bảo an phải ghi nhận những diễn biến này và yêu cầu Trung Quốc tránh thái độ đối đầu kiểu đó. Trung Quốc biết rất rõ rằng Brunei, với tư cách Chủ tịch ASEAN sẽ không chỉ trích trực tiếp Trung Quốc, nhưng rõ ràng nước này sẽ phải nêu vấn đề ở cấp khu vực. Cộng đồng quốc tế cũng phải đưa hải quân đến để đảm bảo rằng Trung Quốc chấm dứt các động thái này và quay trở lại duy trì nguyên trạng.

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Người dân Asean
04/04/2021 21:50

Thế giới ngày nay đang nhận thấy một Trung quốc đang vương mình tìm mọi cách thống lĩnh địa cầu. Muốn vậy, Trung quốc sẽ nghiên cứu áp dụng nhiều biện pháp. Nào là ru ngủ, dổ ngọt các cường quốc để các cường quốc tin tưởng vào Trung quốc, Trung quốc tiến tới lấy cớ "vành đai con đường" để tạo ra khoản nợ to lớn không khả năng trả được và cuối cùng phải lệ thuộc hoàn toàn vào Trung quốc. Từ đó, Trung quốc tiến tới khống chế và ra điều kiện áp đặt. ngoài ra Trung quốc phải tìm mọi cách hất cẳng Mỹ và Nga xuống vị trí cường quốc chứ không được gọi siêu cường. "Siêu cường" chỉ để một Trung quốc thống lĩnh. Đối với các nước bậc trung và nhỏ, Trung quốc dụ dỗ vừa hù dọa vừa dổ ngọt, tức vừa đấm vừa xoa, lấn tới chiếm lãnh thổ và tạo thế lâm nợ để nước đó phải lệ thuộc vào Trung quốc. Trước mắt, Trung quốc lôi Nga và Triều tiên vào vòng xoáy cứ năm khi ba quạn khiêu khích Mỹ và Phương tây để Mỹ và Phương tây chú ý rãnh đường cho Trung quốc tạo những âm mưu to lớn hơn nũa, Chuyện Nga - Triều Tiên và Iran do Trung quốc và "lãnh tụ hạt nhân" Tập Cận Bình lãnh đạo sau đó lôi Iran vào "bộ tứ" dưới sự chỉ huy của Trung quốc chống lại Mỹ và Phương Tây.

Hongkong
05/04/2021 04:54

Trung quốc rất "tài ba" trong mưu đồ bá chủ địa cầu nhưng không dùng sức mà thắng. Trung quốc lấy Nga làm con bài kích động hận thù có thể dẫn đến cuộc chiếm đãm máu giữa Mỹ và Nga mộng của Trung quốc làm sao cho 2 siêu cường tan tành xơ mướp dẫn đến kiệt huệ rồi chỉ có một Trung quốc vương mình mà không hề đổ máu. Ở biển Đông, Trung quóc chời chiêu trò hiệu quả bằng cách xâm chiếm lãnh thổ nước khác nhưng chỉ xâm chiếm dần dần mõi tháng một ít để các nước không hô to và không bao giờ xảy ra chiến tranh nhưng cuối cùng lãnh thổ nước khác thuộc về Trung quốc. một khi đã thuộc về Trung quốc thì không bao giờ nước nào lấy lại được. Vì Trung quốc biết rằng nước khác lấy lại bằng cách nào? Kiện thì Trung quốc không chấp nhận nếu đánh thì nước khác thấy Trung quốc là nước lớn quá không đủ sức đánh được, nước không liên quan can thiệp Trung quốc sẽ phản đối. Vậy Cuối cùng Trung quốc sẽ thắng tất cả?

Hongkong
06/04/2021 04:36

Nước Nga hiện nay đang bị Mỹ và Phương Tây trừng phạt thì Nga càng dựa vào Trung quốc để phản kháng lại Mỹ và Phương Tây. trong tương lai theo tình thế này, Nga chắc chắn sẽ ngày càng lệ thuộc vào Trung quốc và sẽ là chư hầu do Trung quốc và "lãnh tụ hạt nhân" Tập Cận Bình" điều khiển. Vì cho đến nay, Trung quốc là nước quá lớn và ngày càng lớn hơn do âm mưu thôn tính trọn biển Đông, Hoa Đông, Đài Loan và tiến đến thu hồi nhiều triệu km vuông của Nga do Liên xô trước đây chiếm của Trung quốc. Hơn nữa nhờ ăn cắp công nghệ chế tạo, hiện nay ngành sản xuất vũ khí siêu hiện đại, Trung quốc cũng sắp sửa vượt Nga cả về chất lượng và vượt xa số lượng vì nên fkinh tế Trung quốc hiện nay đã gấp 10 lần Nga. Người ta lo cho nước Nga ngày càng mất hết vị thế tren trường quốc tế, Nga chỉ loay hoay khu vực Ban tích với một vài nước chỉ bằng cấp thôn cấp xả của Trung quốc. Đã vậy mà Putin còn muốn làm tổng thống suốt đời để bán mình cho Trung quốc.