Chín bộ, ngành xin trả lại hơn 8.000 tỷ đồng vốn ODA

RFA
2021.10.07
Share on WhatsApp
Share on WhatsApp
Chín bộ, ngành xin trả lại hơn 8.000 tỷ đồng vốn ODA Ảnh minh họa chụp tại TPHCM ngày 9 tháng 7 năm 2021.
AFP PHOTO

Chín bộ, ngành tại Việt Nam đồng loạt xin trả lại hơn 8.000 tỷ đồng vốn đầu tư công từ nguồn vốn vay nước ngoài ODA, vì không giải ngân được. Truyền thông nhà nước loan tin vừa nói hôm 7/10.

Đại diện Bộ Tài chính tại cuộc họp về giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài - ODA cho biết, tổng số vốn đề nghị trả lại chiếm hơn 44% dự toán.

Trong số các bộ, ngành xin trả lại vốn ODA có bảy bộ, ngành có tỷ lệ giải ngân vốn ODA dưới 20%, thậm chí bằng không gồm: Bộ Quốc phòng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Công Thương, ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TPHCM. Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hoá-Thể thao và Du lịch.

Chỉ có Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Tài nguyên và Môi trường có tỷ lệ giải ngân đạt từ 20% đến hơn 40%.

Phát biểu tại cuộc họp, ông Võ Hữu Hiển - Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại đánh giá, từ nay đến cuối năm, việc hoàn thành tỷ lệ giải ngân trên 95% kế hoạch được giao là không khả thi.

Khi xin trả lại vốn ODA, đại diện các bộ, ngành đều cho rằng, tác động nặng nề của COVID-19 đã ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện của phần lớn các dự án ODA.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Anonymous
07/10/2021 14:04

ODA với cơ chế giải ngân chặt chẽ và khá minh bạch của các tổ chức tài trợ quốc tế là một trong các nguyên nhân chính cho giải ngân chậm, vì các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương khó xơ múi gì, các cơ quan này chỉ chờ phê duyệt để "giây máu ăn phần"!