Mở cửa cho du khách Trung Quốc: Người dân quan ngại, chuyên gia nói "ít lo"

RFA
2023.01.10
Share on WhatsApp
Share on WhatsApp
Mở cửa cho du khách Trung Quốc: Người dân quan ngại, chuyên gia nói "ít lo" Hành khách xếp hàng đi qua cửa hải quan ở sân bay quốc tế Xiaoshan ở Hàng Châu, Trung Quốc hôm 8/1/2023
AFP

Trong khi một số người dân lo ngại về nguy cơ bùng phát dịch COVID-19 ở Việt Nam một lần nữa khi Hà Nội mở toang cửa tiếp đón du khách Trung Quốc, một số chuyên gia bày tỏ tin tưởng hơn vào miễn dịch cộng đồng. 

Hôm 08/1/2023, Việt Nam và Trung Quốc chính thức mở cửa trở lại cửa khẩu đường bộ quốc tế Móng Cái, Quảng Ninh với Đông Hưng (Trung Quốc) sau gần ba năm phải đóng cửa do đại dịch COVID-19, người dân hai nước được làm thủ tục xuất nhập cảnh qua lại biên giới.

Việc người dân Trung Quốc đặc biệt là khách du lịch sang Việt Nam mang lại lợi ích kinh tế nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro gây quá tải cho hệ thống y tế. Theo thông tin từ các chuyên gia y tế thế giới, biến thể BF.7- một biến thể mới của Omicron BA.5 chiếm phần lớn trong các ca nhiễm ở Trung Quốc, có tỷ lệ lây nhiễm cực cao.

Tuy Trung Quốc báo cáo rất ít ca tử vong và nhập viện sau khi chính quyền dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa nhưng các video, hình ảnh về các bệnh viện, nhà tang lễ ở những thành phố lớn quá tải vì bệnh nhân COVID khiến các chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới WHO lo lắng và kêu gọi nước này minh bạch các dữ liệu.

Nhiều quốc gia đã nhanh chóng áp đặt quy định, theo đó hành khách đến từ Trung Quốc phải thực hiện xét nghiệm. Đã có hơn 10 quốc gia đưa ra quy định này, bao gồm: Hoa Kỳ, Nhật Bản và một số quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu (EU).

Miễn dịch cộng đồng

Về nguy cơ bùng phát dịch COVID-19 do du khách Trung Quốc gây ra, Tiến sỹ, bác sỹ Đinh Đức Long nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA): 

n Việt Nam đa số được tiêm vắc-xin rồi, phần lớn là vắc-xin tốt của phương Tây như Astra, Pfizer, Modena. Hầu hết người dân được tiêm 3-4 mũi rồi. Cho nên miễn dịch của Việt Nam tốt hơn của Trung Quốc vì Trung Quốc làm gì có nhiều vắc-xin tốt như Việt Nam.

Về mặt miễn dịch cộng đồng và vắc-xin của mình tốt hơn của họ.”

Việt Nam bắt đầu mở cửa từ tháng 10/2021 và đến nay có tổng cộng hơn 11 triệu người đã từng mắc COVID, trên thực tế con số có thể lớn hơn do nhiều người bị nhẹ không báo cáo với cơ quan y tế và tự khỏi.

Theo bác sĩ Long, mặc dù Việt Nam chưa phải là "đối tác chiến lược toàn diện" của Hoa Kỳ, nhưng được tặng hơn 40 triệu liều vắc-xin Pfizer và Moderna. Việt Nam cũng được tặng và mua một số lượng lớn vắc-xin phòng COVID tốt từ nhiều quốc gia trên thế giới.

Thạc sỹ, bác sỹ Phạm Thị Hoa (tên đã được thay đổi vì lý do an ninh), người từng tham gia trong mạng lưới “Thầy thuốc đồng hành” tư vấn cho người nhiễm hoặc có nguy cơ cao mắc COVID cũng đồng ý với nhận định của bác sỹ Long về miễn dịch cộng đồng ở Việt Nam.

Bà nói với RFA qua tin nhắn:

Mở cửa (cho du khách Trung Quốc- PV) sẽ tăng tỷ lệ tái nhiễm COVID hoặc sẽ mắc chủng mới do biến chủng. Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi, người dân Việt Nam tiêm phòng hết rồi nên nếu có mắc cũng sẽ nhẹ thôi.”

Theo thông tin của Bộ Y tế, tính đến ngày 09/1, tổng số mũi tiêm vắc-xin COVID-19 trên cả nước là hơn 265 triệu mũi, và vẫn đang tiếp tục tiến hành tiêm cho người dân. 

Không thể đóng cửa với Trung Quốc

Bác sỹ Long nói Việt Nam không có lý do gì để đóng cửa biên giới với Trung Quốc, như Morocco - quốc gia duy nhất áp dụng biện pháp này để hạn chế nguy cơ lây nhiễm.

Việt Nam mở cửa với tất cả các nước, không có lý gì lại không mở cửa với Trung Quốc. Nếu không mở cửa lại thành phân biệt đối xử.”

Nhà báo Mai Hạnh (tên được thay đổi theo yêu cầu) ở thành phố Hồ Chí Minh, người chuyên viết về mảng y tế cho một trang tin điện tử lớn của nhà nước, nói với RFA:

Tôi nghĩ đã mở cửa cho các nước khác thì thêm Trung Quốc sẽ không có vấn đề gì. Hiện trên thế giới không phải mỗi Trung Quốc còn dịch COVID-19, nhiều quốc gia có số mắc và tử vong vì COVID cao, ví dụ như Nhật.”

Kinh tế cũng là một khía cạnh quan trọng được tính đến trong việc áp dụng các biện pháp phòng-chống COVID. Bên cạnh giao thương hàng hoá, du lịch cũng là một hoạt động kinh tế quan trọng giữa Việt Nam và Trung Quốc. Theo báo chí nhà nước Việt Nam, Trung Quốc là thị trường du lịch lớn nhất đối với Việt Nam.

Trước khi đại dịch COVID bùng phát, năm 2019, Việt Nam đón 5,8 triệu lượt khách Trung Quốc (chiếm gần 1/3 lượng khách quốc tế đến Việt Nam) và số người dân Việt Nam đi du lịch Trung Quốc đạt khoảng 4,5 triệu lượt, biến Trung Quốc thành điểm du lịch lớn nhất của người Việt.

Nhà báo Mai Hạnh nói:

Qua mấy năm bị dịch COVID-19, kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề, do vậy, mở cửa là tất yếu.

Thời gian cũng chứng minh chính sách Zero-COVID  là không thể rồi, với quốc gia siêu cường như Trung Quốc mà cũng phải thừa nhận chính sách đó là thất bại.”

Bác sỹ Phạm Thị Hoa đánh giá, nếu Việt Nam đóng cửa biên giới với Trung Quốc sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng lên nền kinh tế của quốc gia vì Trung Quốc là thị trường lớn cung cấp hàng hoá và cả nguyên liệu sản xuất cho nhiều ngành kinh tế của Việt Nam.

Một ngày sau khi Trung Quốc tuyên bố mở cửa biên giới hoàn toàn, Hiệp hội Du lịch Việt Nam phối hợp với Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị “Giải pháp thu hút khách Trung Quốc đến Việt Nam.”

Hội nghị diễn ra tại thành phố Móng Cái (Quảng Ninh), với sự tham dự của đại diện lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đại diện Tổng cục Du lịch, Hiệp hội Du lịch Việt Nam và hơn 200 doanh nghiệp du lịch, lữ hành trên cả nước.

Tại sự kiện này, các đại biểu cho rằng Việt Nam cần sớm có sự chuẩn bị để đón tiếp và khai thác hiệu quả khách du lịch Trung Quốc. 

Tuy nhiên, ông Lê Hoàng ở Hà Nội, người có nhiều bạn bè làm ở ngành du lịch, bày tỏ nghi ngờ về lợi ích thực sự mà du khách Trung Quốc có thể mang lại cho nền kinh tế Việt Nam.

Ông cho biết có nhiều công ty du lịch của Việt Nam và của người Trung Quốc tổ chức các chương trình du lịch "0 đồng" cho người Trung Quốc sang Việt Nam. Trong thời gian ở địa phương, các du khách này sử dụng dịch vụ do người Trung Quốc tổ chức, do vậy, trên thực tế Việt Nam hưởng rất ít lợi ích từ các chương trình du lịch như vậy.

Ông cho rằng các chương trình du lịch "0 đồng" này chỉ có ý nghĩa thống kê cho ngành du lịch khi báo cáo lên Quốc hội.

Nhà giáo Đỗ Việt Khoa (Thường Tín, Hà Nội) lo lắng về việc người Trung Quốc chưa có được miễn dịch như người Việt Nam và khi họ ở đi du lịch rộng khắp có thể bị nhiễm nặng và trở thành gánh nặng cho y tế Việt Nam vốn đã mong manh.

TPHCM và các tỉnh thành phía nam trong năm 2021 từng xảy ra tình trạng "siêu quá tải" khi số người mắc COVID và các ca trở nặng tăng cao, gây áp lực nặng nề  cho ngành y tế.

Ngày 08/1, Thủ tướng Chính phủ ra Công điện khẩn số 05/CĐ-TTg về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2023.

Người đứng đầu chính phủ yêu cầu Bộ Y tế “thường xuyên theo dõi, bám sát tình hình dịch bệnh trong nước và quốc tế; kịp thời hướng dẫn trong trường hợp cần thiết và phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc tổ chức triển khai công tác phòng, chống dịch đảm bảo chủ động, sẵn sàng và kịp thời ứng phó với các diễn biến có thể xảy ra của dịch bệnh; phối hợp với các chuyên gia, các tổ chức trong nước, quốc tế thường xuyên cập nhật, đánh giá tình hình để điều chỉnh các phương án, biện pháp phòng, chống dịch kịp thời, phù hợp, hiệu quả.”

Các địa phương được yêu cầu “Tăng cường chỉ đạo và kiểm tra dịch bệnh tại các cửa khẩu, đặc biệt với các trường hợp nhập cảnh về từ các khu vực bùng phát dịch, từ các nơi xuất hiện các biến thể mới, nguy hiểm của virus SARS-CoV-2; đẩy mạnh giám sát tại cộng đồng, tại các cơ sở khám, chữa bệnh và giám sát phát hiện sớm các biến thể của virus SARS-CoV-2.”

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Duy Hữu, USA
10/01/2023 11:44

Toàn dân Việt Nam ta đồng lòng, đồng tâm, đồng hành, đồng thanh

Chống dịch Tàu Cộng xâm nhập như chống giặc Tàu Cộng xâm lăng.
Chống giặc Tàu Cộng xăm lăng như chống dịch Tàu Công xâm nhâp.

Tập đoàn đảng viên, con buôn tham nhũng, tham ô, tham ăn hối lộ

Cho dịch Tàu Cộng xâm nhập như cho giặc Tàu Cộng xâm lăng.
Nuôi giặc Tàu Cộng xâm lăng như nuôi dich ̣Tàu Cộng xâm nhập.

Nguyen nam
10/01/2023 17:01

Noi nhu bs Iong la khong dung , c chung ta cua voi các nuoc da hết dịch, hoặc không con nguy hiểm lấy bệnh , con trungquoc thi hiện đặt nuoc đang bụng phát bệnh rất năng ne , neu Trung Quốc dong cua tiếp thi nen kinh te họ súp do nên họ moi quyết định mở cua de nguoi dan Trung Quốc di lấy nhiệm tiếp tục trên the gioi . Neu vn buông lòng la không chấp nhân được .

Hoa nguyen
10/01/2023 21:51

Cac nuoc khac co the vao VietNam ma khong can test vi ,ho da duoc chung vaccine cua My hay Canada,va ho khong con mang mam benh nua.Trong khi ben Tau dan Tau dung vaccine cua Tau khong hieu qua.Ben tau hien tai co mot tran dich do bien chung gi do ,lam nhiem benh hang trieu nguoi va moi ngay co 5.000 nguoi chet ,benh vien khong con cho ,lo thieu phai lam hen cho 3 tuan.,ho dang xay them lo thieu ,xe dong lanh giu thi the trong cac tui vai,bay gio het tui vai thi ho goi trong ao giay cua benh vien. Neu VN so Tap can Binh khong hai long thi cu lam san vai tram ngan hom giay, de hoa tang dan Viet thoi.

Khan Ylam
10/01/2023 22:58

Hiện nay người buôn bán và cả người dân TP Hồ chí Minh đang thảo luận với nhau về cách để "né" và không tiếp xúc ,giao thương với khách Trung quốc.Người dân ở Quận 3 , quận 1 và Quận Thủ Thiêm như nhà hàng ,nơi bán vật lưu niệm đang kháo nhau lập nên những bảng từ chối khách Trung quốc.
Riêng tại Nhatrang được biết từ ngày 27 đến mùng 5 Tết sẽ có 1000 du khách Trung quốc sang tắm biển tại đây. Người dân Nhatrang cũng đang bàn tán xầm xì về kế hoạch từ chối bán thức ăn và phao bơi cho du khách Trung quốc.
Ngừoi dân cả 2 nơi trên đều sợ gãi cho việc lây lan covid từ người Trung quốc khi mà chính quyền xã cửa phi trường cho du khách Trung quốc mà không xét nghiệm covid chu đáo vì các công ty du lịch đang khát khách. Các du khách trên thế giới không còn đến Việt Nam mà đến Thái,Singapore dù Việt nam là nước mở cửa đầu tiên sau đại dịch.Ngay cả Việt kiều năm nay cũng chẳng còn về ăn Tết đông đảo như xưa.

Tiêu Cà Mau
11/01/2023 01:19

Nhà giáo Đỗ Việt Khoa (Thường Tín, Hà Nội) lo lắng về việc người Trung Quốc chưa có được miễn dịch như người Việt Nam và khi họ ở đi du lịch rộng khắp có thể bị nhiễm nặng và trở thành gánh nặng cho y tế Việt Nam vốn đã mong manh.

Không phải lo vì Đảng ta có Thầy Thích Tuệ Hải - thượng tọa, trụ trì, “bậc chân tu thần y” chữa tiệt nọc từ HIV đến COVID, nhưng rất tiếc dịch COVID 19 bùng phát thì Thầy Thích Tuệ Hải chốn biệt tâm.