Hai cử nhân khuyết tật tham gia chương trình cao học trên mạng

Một chương trình cao học về chính sách công qua mạng dành cho những cử nhân người khuyết tật vừa được khai mạc vào ngày 18 tháng 7 tại Trung tâm Phát triển Châu Á- Thái Bình Dương cho giới Khuyết tật, APCD.
Gia Minh, biên tập viên RFA
2011.07.18
Một cảnh sinh hoạt tại Trung tâm Phát triển Châu Á- Thái Bình Dương cho giới Khuyết tật, APCD Một cảnh sinh hoạt tại Trung tâm Phát triển Châu Á- Thái Bình Dương cho giới Khuyết tật, APCD.
Source APCD.org

Có hai cử nhân người khuyết tật Việt Nam là chị Hùynh Ngọc Hồng Nhung, phó chủ tịch Hội Người Khuyết tật Thành phố Cần Thơ, và anh Trần Bá Thiện, giảng viên trường Đại Học Văn Lang, thành phố Hồ Chí Minh, trúng tuyển tham dự chương trình.

Gia Minh nói chuyện với hai người này về một số thông tin liên quan. Trước hết hai người cho biết cơ hội đến với khóa học:

Khuyết những không mất

Trần Bá Thiện: Điểm mà có lẽ chúng tôi giống nhau là nhận được thông báo của Viện về Khuyết Tật và Chính sách công (IDPP) đối với khóa học này từ trên mạng. Ở Việt Nam chúng tôi có những mạng lưới, forum (diễn đàn) của người khuyết tật. Bên cạnh đó tôi cũng hội đủ một số tiêu chuẩn của khóa học như đã có bằng cử nhân, biết tiếng Anh…

Hùynh Ngọc Hồng Nhung: Nhung biết qua trang web của APCD (Trung tâm Phát triển Châu Á - Thái Bình Dương cho giới Khuyết tật), đây là nơi mà tôi từng theo học sau đó phải về Việt Nam làm việc. Sau hai năm Nhung nghĩ phải mở một network, nên nộp đơn.

Gia Minh: Được biết trong hồ sơ nộp để dự tuyển khóa học, phải có một bài viết, vậy chủ đề của những bài viết của hai anh, chị là gì?

Trần Bá Thiện: Mỗi khi đề cập đến người khuyết tật, người ta thường có cái nhìn khá tiêu cực và yếm thế, người ta nói đến những khiếm khuyết của người khuyết tật. Đề tài của tôi là không nên nhìn vào người khuyết tật với những cái họ mất mà hãy nhìn vào những cái họ còn lại. Với những cái còn lại đó, họ làm sao có thể thay đổi cuộc đời, vận mệnh của họ, biến thành người hữu ích trong xã hội.

Không nên nhìn vào người khuyết tật với những cái họ mất mà hãy nhìn vào những cái họ còn lại. Với những cái còn lại đó, họ làm sao có thể thay đổi cuộc đời, vận mệnh của họ, biến thành người hữu ích trong xã hội.
Trần Bá Thiện

Hùynh Ngọc Hồng Nhung: Đề tài của tôi “Những hổ trợ cần thiết để người khuyết tật tham gia vào thị trường lao động”. Ý tôi muốn đề cập đến việc hổ trợ về nhiều mặt: thứ nhất bản thân người khuyết tật biết họ có cái gì và cần gì nữa để người khác hỗ trợ; thứ hai về mặt chính sách, thứ ba về định kiến của xã hội, làm thế nào xóa bỏ định kiến đó.

Gia Minh: Trong chương trình học, điều quan trọng là giúp kiến thức để khi xong người tham gia có đóng góp vào chính sách công của nhà nước, trước hết cho người khuyết tật và sau nữa cho xã hội?

Trần Bá Thiện: Tôi từng tham gia việc thành lập các luật giúp cho người khuyết tật từ 10 năm nay. Từ năm 2001, tôi tham gia xây dựng qui chuẩn xây dựng công trình công cộng cho người khuyết tật, năm

Hai cử nhân người khuyết tật Việt Nam
Hai cử nhân người khuyết tật Việt Nam chị Hùynh Ngọc Hồng Nhung (trái), phó chủ tịch Hội Người Khuyết tật Thành phố Cần Thơ, và anh Trần Đức Thiện(phải), giảng viên trường Đại Học Văn Lang,TPHCM.
RFA
2009-2010 tôi tham gia biên sọan luật cho người khuyết tật. Luật này có hiệu lực từ đầu năm 2011 rồi.

Khi đưa ý kiến, chủ yếu chúng tôi chỉ dựa vào kinh nghiệm của mình thôi; khi nghe khóa học này tôi thấy có thể học được kinh nghiệm của các nước khác như Philippines, Kampuchia, rồi ở những nước khác như Mỹ thông qua thư viện của Đại học American University.

Tôi sẽ trở thành cố vấn hữu ích cho chính phủ Việt Nam, đưa ra những thông tin cần thiết nhất cho tiến trình hòa nhập của người khuyết tật trên tòan cầu, và làm sao áp dụng tiến trình đó vào Việt Nam.

Trần Bá Thiện

Tôi nghĩ sau này khi tham gia quá trình làm luật tại Việt Nam, tôi nghĩ tôi sẽ trở thành cố vấn hữu ích cho chính phủ Việt Nam, đưa ra những thông tin cần thiết nhất cho tiến trình hòa nhập của người khuyết tật trên tòan cầu, và làm sao áp dụng tiến trình đó vào Việt Nam.

Hùynh Ngọc Hồng Nhung: Tôi đã học về họach định phát triển vùng và nông thôn nên tôi nghĩ đã đến lúc họach định chính sách cho riêng người khuyết tật Việt Nam.

Tôi chưa có kinh nghiệm nhiều, vì khi đi học tôi học cùng người không khuyết tật. Ngay cả tôi cũng không đi với người khuyết tật; đây là lần đầu tiên tôi đi với người khuyết tật nên tôi học được khá nhiều.

Thậm chí bản thân là ‘khuyết tật’ tôi cũng không biết ‘khuyết tật’ là gì. Nay đã đến lúc bản thân phải hổ trợ và tham gia vào chương trình quốc gia nên tôi phải tham gia.

Gia Minh: Luật về người khuyết tật của Việt Nam đã có hiệu lực từ đầu năm đến nay hơn nửa năm rồi, vậy theo anh, chị việc áp dụng ra sao, và có đạt được triển vọng như mong muốn hay không?

Hùynh Ngọc Hồng Nhung: Hiện giờ vẫn đang còn trong quá trình hướng dẫn công văn. Địa phương tôi chưa thấy rõ.

Trần Bá Thiện: Chúng ta không thể thay đổi trong một sớm một chiều. So với thế kỷ trước, thì tôi thấy tình hình người khuyết tật Việt Nam có tiến bộ nhiều lắm. Khác nhiều so với cách đây 5, 10 năm thôi. Tình hình người khuyết tật Việt Nam thì không thể so sánh với những nước như Mỹ. Tuy nhiên còn nhiều hạn chế, và vì những hạn chế đó nên chúng tôi phải tham gia khóa học.

Tôi đã học về họach định phát triển vùng và nông thôn nên tôi nghĩ đã đến lúc họach định chính sách cho riêng người khuyết tật Việt Nam.
Hùynh Ngọc Hồng Nhung

Gia Minh: Do khóa học mới bắt đầu nên xin chúc hai anh, chị đạt được những điều mong muốn qua khóa học.

Xin được nói thêm chị Hùynh Ngọc Hồng Nhung người bị khuyết tật chân phải ngồi xe lăn là phó chủ tịch Hội Nguời Khuyết tật, thành phố Cần Thơ. Còn anh Trần Bá Thiện bị khiếm thị, hiện là giảng viên Đại học Văn Lang, thành phố Hồ Chí Minh.

Chương trình cao học về chính sách công qua mạng gồm 39 tín chỉ của Viện về Giới Khuyết tật và Chính sách công, IDPP, là một khóa học đầu tiên hòan tòan qua mạng do American University đề ra.

IDPP là hợp tác giữa American University- Hoa Kỳ, Đại học Mahidol- Thái Lan, Khoa Chính sách Công Lý Quang Diệu- Đại học Quốc gia Singapore, Viện Kỹ thuật Quốc gia cho Người Điếc- Viện Kỹ thuật Rochester- New York, Đại học Indonesia- Jakarta, Đại học Malaysia- Kuala Lumpur, Đại học De La Salle và Đại học Anteneo de Manila- Philippines.

Sáng hội Nippon của Nhật là đơn vị đóng góp đáng kể tài chính cho IDPP.

Theo dòng thời sự:

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Anonymous
11/08/2012 19:33

Chuc mung hai ban thanh cong tren duong su nghiep,an ui nhng bat hanh chonguoi khuyen tat Cantho va cho ca vietnam!