Thông tin Đài tiếng nói VN làm dân Campuchia bức xúc?

Giới trí thức và các nhà lãnh đạo chính trị Campuchia đồng loạt lên tiếng phản ứng Đài tiếng nói Việt Nam (VOV) về việc đưa tin diện tích lãnh thổ xứ này thiếu chính xác.
Quốc Việt, thông tín viên RFA, Campuchia
2012.09.24
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khánh thành mốc 171 tuyến biên giới Việt Nam -  Campuchia. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khánh thành mốc 171 tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia.
Nguồn: Lưu trữ Uỷ ban Biên giới quốc gia


Tải xuống - download

Mâu thuẫn biên giới Việt Miên, bài toán không đáp số

Giới sinh viên, Hội đồng quan sát biên giới và dân biểu của xứ chùa Tháp đã lên tiếng phản ánh mạnh mẽ xung quanh bài viết của phóng viên Vũ Thu Hà của Đài tiếng nói Việt Nam (VOV) vừa phát hành ra vào lúc 9:35 phút, ngày 24/9 nói diện tích lãnh thổ Campuchia chỉ hơn 181.000km2.

Vừa qua, những thông tin hoạt động phân giới cắm mốc biên giới đất liền Campuchia – Việt Nam làm cho Campuchia mất đất, công an biên phòng Việt Nam không cho phép dân biểu đảng đối lập đến xem cột mốc…đã trở thành đề tài sôi nổi của giới truyền thông trong cũng như ngoài nước. Sau khi VOV làm tròn số liệu diện tích lãnh thổ xứ này từ 181.035km2 thành con số nêu trên, một lần nữa đã khiến dư luận không ít phẫn nỗ.

Công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền giữa Campuchia – Việt Nam vẫn để lại nhiều mâu thuẫn trong lòng dân. Trong nhiều năm qua, công tác cắm mốc của hai nước vẫn thiếu minh mạch, chính phủ chịu ảnh hưởng lớn của Việt Nam

Ông Rong Chhun

Ông Rong Chhun, đại diện Hội đồng giám sát Campuchia lên tiếng công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền giữa Campuchia – Việt Nam vẫn để lại nhiều mâu thuẫn trong lòng dân. Trong nhiều năm qua, công tác cắm mốc của hai nước vẫn thiếu minh mạch, chính phủ chịu ảnh hưởng lớn của Việt Nam. Do đó, việc Campuchia đã và đang bị Việt Nam lấn cột mốc là chuyện không thể bàn cãi.

Trong tháng qua, người dân hết sức bất bình với việc Thủ tướng Hun Sen tuyên bố xứ chùa Tháp không thể đòi lại hòn đảo Phú Quốc và Kampuchia Krom mà trước đây được biết là của Campuchia. Tuyên bố này đã làm dấy lên làn sóng phản đối mạnh mẽ được thể hiện qua mạng xã hội và nhiều trang blog cá nhân. Phần lớn các blogger cho rằng ông Hun Sen thiếu trách nhiệm và không muốn đụng chạm với Việt Nam. Nguyên nhân do ông có điểm yếu vì chính phủ của ông đã ký 3 Hiệp ước biên giới với Việt Nam trong năm 1983, 1985 và năm 2005.

Ông Rong Chhun phát biểu: “Việc Đài tiếng nói Việt Nam loan tin, diện tích Campuchia hơn 181.000km2 là một thông tin thiếu xác đáng. Diện tích lãnh thổ không thể làm tròn con số vì một tấc đất bằng một tấc vàng. Chúng tôi đề nghị chính phủ phải yêu cầu VOV giải thích rõ vấn đề này. Nó sẽ giúp người dân trong và ngoài nước biết rõ sự thật, đặc biệt là dân sống ở khu vực biên giới. Vì họ sẽ phải mất đất nếu diện tích lãnh thổ chỉ bằng con số VOV phát tán.”

Một sinh viên Khmer Krom đang học ở Campuchia cho rằng vấn đề biên giới là vấn đề sống chết. Giới truyền thông nước ngoài cần chú ý và thăm dò thật kỹ số liệu diện tích lãnh thổ của mọi quốc gia trước khi đăng bài lên mạng.

Ông nói: “Sự thật Campuchia bị mất đất về Việt Nam rất lớn, trong đó có Kampuchia Krom và đảo Phú Quốc. Đối với tin tức đăng trên VOV là sự lừa đảo, sẽ làm cho người dân Campuchia và Việt Nam cùng hiểu lầm. Việc này, tôi đề nghị không nên làm thế này vì thông tin trên không phải sự thật. VOV phải điều chỉnh hoặc sửa bài lại.”

Trong bài viết mang tựa đề “Thúc đẩy mối quan hệ gắn bó và tin cậy Việt Nam – Campuchia” được phóng viên của VOV đưa tin chuyến thăm cấp nhà nước Việt Nam của Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni từ ngày 24 đến ngày 26/9, tác giả của bài này đã viết Campuchia có diện tích hơn 181.000km2, dân số khoảng 14,388 triệu người.

Sự thật Campuchia bị mất đất về Việt Nam rất lớn, trong đó có Kampuchia Krom và đảo Phú Quốc. Đối với tin tức đăng trên VOV là sự lừa đảo, sẽ làm cho người dân Campuchia và Việt Nam cùng hiểu lầm

Một sinh viên Khmer Krom

Tháng 8 vừa qua, Thủ tướng Hun Sen trả lời chất vấn trước Quốc hội liên quan đường biên giới đất liền, biên giới biển và các đảo giữa Campuchia – Việt Nam, ông cho biết Liên Hiệp Quốc đã công nhận bản đồ biên giới đất liền Campuchia khổ 1/100.000, chủ quyền lãnh thổ có diện tích 181.035 km2, không nói đến đảo Phú Quốc và đất Kampuchea Krom ở miền Nam Việt Nam hiện nay. Ông còn khẳng định căn cứ vào Hiệp ước bổ sung với Việt Nam và công tác đo đạc do Ủy ban biên giới quốc gia thực hiện mới đây diện tích lãnh thổ sẽ là 181.606 km2, chứ không bị mất hoặc bị thu hẹp.

Dân biểu Yim Sovann từ đảng đối lập Sam Rainsy nói bất cứ số liệu nào sai với quy định điều 2 Hiến pháp là 181.035km2 , có nghĩa diện tích còn lại đã bị mất. Trong trường hợp này chỉ có Việt Nam mới có thể lấn cột mốc trên diện tích còn lại.

Ông Yim Sovann: “Tôi yêu cầu Bộ Ngoại giao gửi công hàm đề nghị Bộ Ngoại giao Việt Nam giải thích. Tại sao chỉ là hơn 181.000km2 mà không phải 181.035km2. Hay Việt Nam đã lấy 35km2, hoặc VOV loan tin nhầm. Bộ Ngoại giao phải yêu cầu phía Việt Nam giải thích.”

Còn Phát ngôn viên của Hội đồng Bộ trưởng Campuchia là ông Phay Siphan nói rằng trong trường hợp họ cung cấp thông tin sai số liệu diện tích lãnh thổ thì Bộ Ngoại giao sẽ gửi công hàm yêu cầu phía Việt Nam điều chỉnh lại. Ông phát biểu:

“Hội đồng Bộ trưởng chưa nhận được thông tin này nhưng khi nào phát hành sai số liệu thì Bộ Ngoại giao sẽ yêu cầu họ sửa lại.”

Ông Koy Kuong, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế xứ chùa Tháp cho hay Bộ Ngoại giao chưa nhận được thông tin trên. Bộ Ngoại giao sẽ theo dõi vấn đề này.

Đường biên giới đất liền giữa Campuchia – Việt Nam có tổng chiều dài 1270km. Tính đến hiện nay, Ủy ban liên hợp phân giới cắm mốc biên giới đất liền Campuchia – Việt Nam đã dựng được 252 trên 375 cột mốc. Sau khi hoàn thành công tác cắm mốc biên giới trên đất liền, Campuchia và Việt Nam sẽ tiến hành công tác đo đạt biên giới biển.

Theo dòng thời sự:

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.