Yêu cầu Thủ tướng Hun Sen cho tổ chức lễ Quốc hận 4/6

Cộng đồng người Khmer Krom ở khắp nơi từ miền Nam của Việt Nam đã tổ chức lễ Quốc hận ngày 4 tháng 6 thường niên. Họ cho rằng ngày này thực dân Pháp bàn giao thuộc địa Nam kỳ hay Kampuchia-Krom cho Việt Nam dưới thời Bảo Đại.

0:00 / 0:00

Trong lúc ngày tháng này đang tiến gần, tại Campuchia đã có 13 dân biểu thuộc đảng đối lập cùng ký trong một bức thư chung yêu cầu Thủ tướng Hun Sen cho lấy ngày 4/6 này làm ngày lễ Quốc hận. Từ Campuchia, thông tín viên Quốc Việt có bài tường trình sau đây.

Người Khmer Krom bị đàn áp cưỡng bức

Có ít nhất 13 dân biểu thuộc đảng Sam Rainsy của Campuchia cùng ký trong một bức thư gửi lên Thủ tướng Hun Sen yêu cầu chính phủ xứ này lấy ngày 4 tháng 6 là ngày thực dân Pháp bàn giao thuộc địa Nam kỳ hay Kampuchia Krom cho Việt Nam dưới thời Bảo Đại làm ngày lễ Quốc hận.

Việc yêu cầu này được các dân biểu đảng đối lập Sam Rainsy thực hiện vào hôm thứ Năm, ngày 12/5 trong khi họ khẳng định đã có hơn 500 chùa chiền với hàng triệu người Khmer Krom đang sống và thờ phượng ở đồng bằng sông Cửu Long.

chính phủ Việt Nam đã trà đạp nhân quyền và quyền tự do của nhân dân Việt Nam, lẫn người Khmer Krom và các dân tộc thiểu số. Văn hóa, truyền thống, ngôn ngữ Khmer gần như tuyệt chủng ở Việt Nam.

Dân biểu Yon Tharo

Dân biểu Yon Tharo cho biết chính phủ Việt Nam đã trà đạp nhân quyền và quyền tự do của nhân dân Việt Nam, lẫn người Khmer Krom và các dân tộc thiểu số. Văn hóa, truyền thống, ngôn ngữ Khmer gần như tuyệt chủng ở Việt Nam. Theo ông Yon Tharo, người Khmer Krom không có quyền lập trường cao đẳng hay đại học bằng ngôn ngữ Khmer để đào tạo con em của họ. Thẩm chí đài truyền hình, phát thanh, báo chí độc lập để bảo tồn tiếng nói, văn hóa và nếp sống của họ cũng không có.

Ngoài ra, quyền tự do ngôn luận, tôn giáo, hội họp mà được bảo đảm trong Hiến Chương Nhân quyền hoàn toàn không có đối với người Khmer Krom ở Việt Nam. Mọi sự tự do bày tỏ ý kiến đều bị bác bỏ, đe dọa hay

Chính quyền Việt Nam ở An Giang bắt xử nhà sư Khmer Tim Sakhorn tháng 5 -2007 với tội khích động người dân đi khiếu kiện.
Chính quyền Việt Nam ở An Giang bắt xử nhà sư Khmer Tim Sakhorn tháng 5 -2007 với tội khích động người dân đi khiếu kiện.RFA file (RFA file)

trừng phạt bằng nhiều hình thức.

Trong quá trình đấu tranh để bảo vệ dân tộc, truyền thống văn hóa và ngôn ngữ Khmer trước đây, chính phủ Việt Nam đã tra tấn dã man đối với những nhà đấu tranh đó. Mỗi năm cứ đến ngày 4/6, cộng đồng người Khmer Krom khắp nơi thường tổ chức lễ Quốc hận. Điều này, khiến ông cùng nhiều dân biểu khác thuộc đảng Sam Rainsy yêu cầu chính phủ Hoàng gia Campuchia lấy ngày này làm ngày lễ Quốc hận.

Pháp giao phần đất Nam Kỳ cho Việt Nam?

Trưởng ban chấp hành Liên minh Khmer Kampuchia Krom tại Hoa Kỳ là ông Thạch Ngọc Thạch cho biết mặc dù phần đất phía Đông Campuchia bị thực dân Pháp bàn giao cho Việt Nam vào ngày 4/6/1949, tuy nhiên cộng đồng người Khmer Krom ngoài nước vẫn thừa nhận đó là mảnh đất của Campuchia và họ tổ chức lễ Quốc hận hằng năm với mục đích nhắc nhở con em thế hệ sau biết tới lịch sử và chế độ độc tài của chính phủ Việt Nam đang bóp nghẹt nhân quyền, vi phạm quyền sở hữu đất, và tín ngưỡng…v.v.

Ông Thạch Ngọc Thạch nhận định,

mặc dù phần đất phía Đông Campuchia bị thực dân Pháp bàn giao cho Việt Nam vào ngày 4/6/1949, tuy nhiên cộng đồng người Khmer Krom ngoài nước vẫn thừa nhận đó là mảnh đất của Campuchia và họ tổ chức lễ Quốc hận hằng năm

Liên minh Khmer Krom tại Hoa Kỳ

“chúng tôi nghĩ rằng việc Pháp bàn giao phần đất Kampuchia Krom cho Việt Nam là một sự mất mát chung của tất cả người Khmer. Điều này, chúng tôi hối thúc chính phủ Hoàng gia Campuchia, người dân cũng như các nhà chính trị Campuchia thừa nhận ngày 4/6 là ngày Quốc hận.”

Đài Á Châu Tự Do không nhận được câu trả lời từ văn phòng Thủ tướng Hun Sen, mà theo ý kiến cá nhân của

Bản đồ xứ Nam Kỳ 1872-Thời kỳ Pháp thuộc với sáu tỉnh: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên- - Wikipedia
Bản đồ xứ Nam Kỳ 1872-Thời kỳ Pháp thuộc với sáu tỉnh: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên- Wikipedia (Wikipedia)

ông Phay Siphan là người phát ngôn Hội đồng Bộ trưởng cho rằng lời yêu cầu vừa nêu là quyền bày tỏ ý kiến của các dân biểu phe đối lập. Nội dung bức thư thì muốn nói về lịch sử hàng trăm năm trước đây. Còn việc yêu cầu để có ngày Quốc hận là vấn đề chính trị, dù sao đi nữa chính phủ vẫn tôn trọng chính sách đối ngoại đúng theo Pháp luật quy định.

Ông Phay Siphan còn xác nhận, Campuchia không thể can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam vì Việt Nam là một nước độc lập có chủ quyền lãnh thổ riêng. Mặc dù máu thịt Campuchia vẫn tồn tại ở Việt Nam, nhưng đó là vấn đề quốc tế mà quốc tế có nhiệm vụ phải can thiệp.

Trưởng ban chấp hành Liên minh Khmer Kampuchia Krom cũng cho biết sau khi Việt Nam thống nhất đất nước năm 1975, sư sãi Khmer Krom bị cưỡng bức hành đạo trái với Phật pháp. Nhân phẩm họ bị chà đạp một cách nghiêm trọng. Người có tư tưởng khác chính phủ bị bắt bớ. Họ không có đủ dinh dưỡng, thuốc men, giáo dục và công ăn việc làm…khiến nhiều người phải trốn sang Campuchia tuy nhiên Cao ủy tị nạn LHQ và cộng đồng quốc tế vẫn chưa hề lưu tâm đến họ.

Theo dòng thời sự: