Đối thoại giữa chính phủ và người dân Văn Giang bất thành

Sáng ngày hôm nay đại diện chính phủ vừa có cuộc đối thoại trực tiếp với bà con nông dân huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
Việt Hà, phóng viên RFA Bangkok
2012.04.12
Tham gia cuộc đối thoại ngày hôm nay còn có bà Lê Hiền Đức (áo trắng) Tham gia cuộc đối thoại ngày hôm nay 12/04,2012 còn có bà Lê Hiền Đức (đứng giữa áo trắng)
Courtesy Blog Nguyenxuandien

Nội dung cuộc đối thoại liên quan đến việc thực hiện cưỡng chế đất của người dân huyện Văn Giang để làm dự án đô thị EcoPark.

Vào 8 giờ 30 phút sáng ngày hôm nay, 12 tháng 4, gần 2000 người dân thuộc ba xã Xuân Quang, Phụng Công, và Cửu Cao thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã tập trung về văn phòng ủy ban nhân dân huyện để theo dõi cuộc đối thoại giữa đại diện chính quyền trung ương và địa phương với đại diện người dân xã Xuân Quang.

Những người dân đến dự cuộc đối thoại theo giấy mời ký ngày 9 tháng 4 của ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên gửi cho 166 hộ dân thuộc xã Xuân Quang. Đây là những hộ nằm trong diện sẽ bị chính quyền cưỡng chế thu hồi đất để nhường mặt bằng cho dự án khu đô thị Ecopark.


Theo quyết định được chủ tịch ủy ban nhân dân huyện Văn Giang là bà Đặng Thị Bích Thủy, ký vào ngày 5 tháng 4 vừa qua, ngày 20 tháng 4 tới là thời hạn mà chính quyền địa phương đưa ra để bắt các hộ dân này phải di dời nếu không sẽ bị cưỡng chế.

Cuộc gặp hôm nay nói chung không đối thoại được, vì thành phần người dân không đúng thành phần. Dự án là của 3 xã mà họ chỉ mời có 166 hộ tới đây cưỡng chế. Khi bước vào thì họ tuyên bố chương trình làm việc, dân chúng tôi phản đối vì thành phần không đúng.
Chị Kiệm

Ngày 12/04/2012. UBND tỉnh Hưng Yên chỉ gởi giấy mời cho 166 hộ nông dân lên tham dự đối thoại. Một nông dân đang phát biểu. RFA screen capture/congbangphapluat
Ngày 12/04/2012. UBND tỉnh Hưng Yên chỉ gởi giấy mời cho 166 hộ nông dân lên tham dự đối thoại. Một nông dân đang phát biểu. RFA screen capture/congbangphapluat
RFA screen capture/congbangphapluat
Đại diện chính quyền đến dự cuộc đối thoại với bà con nông dân Văng Giang hôm nay bao gồm đại diện thanh tra chính phủ, bộ tài nguyên môi trường, bộ công an, mặt trận tổ quốc tỉnh, lãnh đạo ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên và huyện Văn Giang.

Cho đến trưa cùng ngày, chúng tôi liên hệ với người dân địa phương, những người đã tham dự cuộc đối thoại và được biết cuộc đối thoại đã thất bại. Chị Kiệm, người dân xã Xuân Quang, chứng kiến cuộc đối thoại cho Đài Á Châu Tự Do biết:

"Cuộc gặp hôm nay nói chung không đối thoại được, vì thành phần người dân không đúng thành phần. Dự án là của 3 xã mà họ chỉ mời có 166 hộ tới đây cưỡng chế. Khi bước vào thì họ tuyên bố chương trình làm việc, dân chúng tôi phản đối vì thành phần không đúng."

Chị Thỉnh, ở xã Phụng Công cho biết người dân cho rằng việc chính quyền chọn đối thoại với 166 hộ dân của xã Xuân Quang riêng lẻ là nhằm mục đích chia nhỏ để dễ xử lý:

"Dự án này là của 3 xã nó tập trung vào một xã, nó muốn bóc tách ra. Một bó đũa nó tách ra để nắn cho nó dễ, dân không đồng ý. Cuộc đàm thoại hôm nay coi như là không thể đàm thoại được."
Dự án này là của 3 xã nó tập trung vào một xã, nó muốn bóc tách ra. Một bó đũa nó tách ra để nắn cho nó dễ, dân không đồng ý. Cuộc đàm thoại hôm nay coi như là không thể đàm thoại được.
Chị Thỉnh
Một lý do khác nữa khiến cuộc đối thoại không thành, theo chị Thỉnh là vì nhiều đơn thư khiếu kiện của bà con đến nay vẫn chưa được giải quyết:

"Bây giờ chúng tôi đang khiếu kiện bà chủ tịch huyện phá, cưỡng chế mấy mẫu ruộng của tôi và còn của hơn 150 hộ dân mấy năm nay, không có ruộng đất làm ăn, không có công ăn việc làm. Chúng tôi khiếu kiện tỉnh, tỉnh chưa giải quyết, chúng tôi vượt cấp lên trung ương, mà chưa giải quyết đơn thư của

Ngày 11/04, hàng ngàn nông dân Văn Giang, Dương Nội tập trung tại trụ sở làm việc mới của Thanh tra Chính phủ ở Yên Hòa- Cầu Giấy để phản đối việc cưỡng chế đất
Ngày 11/04, hàng ngàn nông dân Văn Giang, Dương Nội tập trung tại trụ sở làm việc mới của Thanh tra Chính phủ ở Yên Hòa- Cầu Giấy để phản đối việc cưỡng chế đất. RFA sc/CongbangPhapluat
RFA screen capture/CongbangPhapluat
chúng tôi thì làm sao có cuộc đàm thoại thỏa thuận được, chúng tôi không đàm thoại."

Tham gia cuộc đối thoại ngày hôm nay còn có bà Lê Hiền Đức, người đã nhiều năm sát cánh cùng dân oan khắp nơi chống tham nhũng. Đại diện chính quyền địa phương tìm cách ngăn cản bà Đức dự cuộc đối thoại nhưng đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của người dân.

Bà Lê Hiền Đức cho biết cuộc đối thoại diễn ra trong sự bức xúc cao độ của người dân, đã khiến đại diện chính phủ và địa phương phải bỏ cuộc giữa chừng:

"Chả giải quyết được gì hết, cán bộ thanh tra chính phủ trốn hết rồi, sau khi dân ầm ầm lên bảo vệ bà Đức thì cán bộ thanh tra biến hết, chủ tịch đòan vắng tanh, bàn chủ tịch đoàn không một bóng người."

Chúng tôi đã gọi điện đến văn phòng chủ tịch và phó chủ tịch huyện Văn Giang nhưng không có người trả lời.

Chả giải quyết được gì hết, cán bộ thanh tra chính phủ trốn hết rồi, sau khi dân ầm ầm lên bảo vệ bà Đức thì cán bộ thanh tra biến hết, chủ tịch đòan vắng tanh, bàn chủ tịch đoàn không một bóng người.
Bà Lê Hiền Đức
Trước khi cuộc đối thoại này diễn ra, vào hai ngày 10 và 11 tháng 4, người dân huyện Văn Giang đã tập trung về văn phòng ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam và thanh tra chính phủ ở Hà Nội để đề nghị can thiệp chấm dứt việc cưỡng chế thu hồi đất trái pháp luật của địa phương.

Dự án Ecopark ở huyện Văn Giang được bắt đầu từ năm 2004 sau quyết định 742 ký ngày 30 tháng 6 năm 2004 của phó thủ tướng Nguyễn Tẫn Dũng cho phép tiến hành xây dựng dự án Ecopark trên vùng đất của ba xã.

Để lấy 500 ha đất cho dự án này, chính quyền địa phương đã tiến hành thu hồi, cưỡng chế đất của khoảng 4,000 hộ dân bất chấp sự phản đối của người dân.

Trong số 4,000 hộ dân này, có hơn 1800 hộ dân kiên quyết không chịu nhận mức đền bù 36 triệu đồng một sào ruộng, mà họ cho là quá rẻ mạt.

Từ năm 2006, các hộ dân ba xã Xuân Quang, Phụng Công, và Cửu Cao, đã bắt đầu nộp đơn khiếu kiện lên các cấp tỉnh và trung ương về việc cưỡng chế thu hồi đất bất hợp pháp của chính quyền địa phương. Người dân địa phương cho biết, cho đến nay, các đơn thư khiếu kiện này vẫn chưa được giải quyết.

Theo dòng thời sự:

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Anonymous
12/04/2012 21:04

Một cách lý thuyết và lý tưởng, ta có thể nghĩ “định hướng xã hội chủ nghĩa” hàm ý bênh vực, bảo vệ hoặc nâng đỡ đa số người dân nghèo đói nhất xã hội hầu phần nào cân bằng lại cái thế mạnh của thị trường và của thiểu số giàu có nhất. Sự thật xảy ra hoàn toàn trái ngược về mặt xã hội: chính cái định hướng ấy lại khiến đa số người dân bị bỏ rơi, thậm chí bị bóc lột và bị cướp đoạt.

Anonymous
07/05/2012 15:32

dang cong sang lam the thi con ai tin nua that phi cong nhung nguoi da nga xuong bo thung minh vi dung thi nay nhung ke bay gio nay nam sau ve dep dang cong san trong nguoi dung mat dung thi dang cung sup do ma thoi boi vi dang tu dung ma ra

Anonymous
13/04/2012 21:18

oi giøi oii...døi thoai vøi bang dang cuøp cong san vietnam thi xem nhu la mat tat ca vøn lan løi...nøi chuyen vøi cong san vn..thi giøng dan gai tai trau..phai dung luat giang ho...xa hoi den ..thi mai ra chung nø ngan..va chi can lam moi thu doan den tøi møi mai man thang duøc bon chung...theo luat giang ho..

Anonymous
05/05/2012 18:10

đảng CSVN nói một đường làm một nẻo từ khi thành lập đảng đến giờ, có gì lạ đâu...

Anonymous
18/04/2012 07:49

Chế độ này có phải của dân nữa đâu mà đối thoại . Chỉ có cách duy nhất là hốt sạch và đổ đi