Kinh tế quá ‘nóng’ do điều hành sai

The Economist tạp chí kinh tế chuyên đề ấn hành ở Anh Mỹ vừa đánh giá Việt Nam là một trong 7 nền kinh tế mới nổi có nguy cơ tăng trưởng nóng bậc nhất thế giới.
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2011.07.07
Cao ốc ở TP HCM. Cao ốc ở TP HCM.
RFA

Nam Nguyên phỏng vấn TS Võ Trí Thành Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương về đánh giá vừa nêu.

Nguyên nhân cái nóng trong tăng trưởng

Trước hết từ Hà Nội, TS Võ Trí Thành nhận định:
TS Võ Trí Thành: Xét về tiềm năng phát triển kinh tế Việt Nam thì được thừa nhận là khá cao. Thứ nhất ở vào khu vực năng động, thứ hai là nền kinh tế Việt Nam có xuất phát điểm khá thấp, ngoài ra Việt Nam còn có ít nhiều kinh  nghiệm của quá trình 20 năm đổi mới. Thứ ba là Việt Nam có dân số tương đối trẻ khá là năng động và điều quan trọng nữa là người ta cũng tin rằng chính trị Việt Nam tương đối ổn định. Đấy là những điều người ta thường nói về tiềm năng kinh tế Việt Nam.
Tôi nghĩ rằng tiềm năng lớn nhất ở chỗ quá trình cải cách ở Việt Nam là không thể đảo ngược được. Nó có thể lúc chậm lúc nhanh nhưng nó sẽ tiếp tục, đấy là nhân tố cơ bản nhất. Theo tôi mức độ tăng trưởng của kinh tế Việt Nam còn hơi dưới mức tiềm năng một chút, xét về góc độ tiềm năng thì có lẽ nền kinh tế Việt Nam không phải quá nóng.
Cái ‘nóng’ ở đây là do sự sai lầm nhất định trong điều hành chính sách cộng với việc nền kinh tế trở nên mở hơn rất nhiều, việc điều hành cũng khó hơn. Do đó làm cho lạm phát cao, rủi ro bất ổn kinh tế vĩ mô cao.
Kho Bạc Nhà Nước TP HCM. RFA
Kho Bạc Nhà Nước TP HCM. RFA
RFA
Cái ‘nóng’ ở đây là do sự sai lầm nhất định trong điều hành chính sách cộng với việc nền kinh tế trở nên mở hơn rất nhiều, việc điều hành cũng khó hơn. Do đó làm cho lạm phát cao, rủi ro bất ổn kinh tế vĩ mô cao. Thậm chí người ta còn nói đến bong bóng này kia ví dụ bất động sản. Ở đây tôi nghĩ có hai vấn đề, một là xét về tiềm năng như vậy không phải tăng trưởng Việt Nam đã đạt tới mức tiềm năng của nó, mặt khác thì cũng không cần chờ nó đạt đến mức tiềm năng, nếu chính sách không tốt thì sẽ gây bất ổn có thể làm cho rủi ro ở bộ phận này, bộ phận kia của nền kinh tế là rất cao. Và theo nghĩa ấy quả là nền kinh tế có phần nóng thật.
Nam Nguyên: Thưa TS, họ có ý kiến cho rằng ngoài lạm phát cao lãi suất không đủ bù đắp trượt giá, lãi suất thực âm hơn 4% trong khi tỷ lệ  tăng tín dụng lớn hơn tăng GDP. Những nhận xét này có cơ sở hay không?
TS Võ Trí Thành: Ở thời điểm hiện nay thì quả có phần như vậy thật. Bởi vì chúng ta biết trần lãi suất huy động được Ngân hàng Nhà nước ấn định là 14% với mức lãi suất tính theo năm là khoảng trên 20%, tính trung bình của 6 tháng cũng vào khoảng 16%-17%. Nếu mà xét như vậy thì lãi suất tiền gởi hiện nay là thực âm. Nhưng cũng có thể hiểu theo nghĩa như thế này, nhìn về dài hạn nói chung về nguyên tắc Việt Nam thực hiện chính sách lãi suất thực dương, ở thời điểm này thời điểm kia cũng có thể có những chuyện như vậy.
Vấn đề thứ hai, mức tăng cung tín dụng của Việt Nam trong nhiều năm liền thì cao hơn nhiều mức tăng GDP danh nghĩa. Và đây là một trong những lý do gây ra bất ổn vĩ mô và lạm phát ở Việt Nam
Rủi ro thị trường là có nhưng tôi nghĩ Việt Nam có khả năng kiểm soát được tình hình. Để cho thị trường này hạ nhiệt nhẹ nhàng bớt mà không vỡ, xác xuất vỡ bong bóng là thấp.
Nam Nguyên: The Economist nói tới nguy cơ võ bong bóng tài sản trong đó có bất động sản. Trong trường hợp này nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng thế nào?
TS Võ Trí Thành: Cá nhân tôi cho rằng, sự rủi ro của thị trường bất động sản là có. Một trong những biểu hiện của nó là sự phát triển quá nhanh trong giai đoạn một vài năm qua, nguồn vốn đổ vào rất là nhiều, tương tự như nhiều nền kinh tế mới nổi đang phát triển trong giai đoạn bùng phát phát triển cộng với luồng vốn từ bên ngoài vào. Rủi ro thị trường là có nhưng tôi nghĩ Việt Nam có khả năng kiểm soát được tình hình.
Trụ sở Petro Việt Nam ở Saigon. RFA
Trụ sở Petro Việt Nam ở Saigon. RFA
RFA
Để cho thị trường này hạ nhiệt nhẹ nhàng bớt mà không vỡ, xác xuất vỡ bong bóng là thấp.

Hạ nhiệt bằng Nghị quyết 11?

Nam Nguyên: Nghị quyết 11 của chính phủ đưa ra hồi tháng 2 có được xem là liều thuốc hiệu quả để hạ nhiệt tình trạng tăng trưởng nóng hay không?
TS Võ Trí Thành: Tôi cho là tinh thần Nghị quyết 11 tốt ở hai điểm. Điểm thứ nhất quan trọng nhất, tức là so với một số năm tình hình bất ổn kinh tế vĩ mô cũng như rủi ro bất ổn vĩ mô có phần lập đi lập lại, đây là lần đầu tiên Việt Nam đưa ra một thông điệp mạnh mẽ nhất, rõ ràng về mục tiêu chính sách là tập trung kềm chế lạm phát ổn định kinh tế vĩ mô. Có thể nói trước khi có Nghị quyết 11, thông điệp về chính sách đôi khi có phần lẫn lộn giữa câu chuyện thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.
Nhưng những giải pháp tương đối đồng bộ và toàn diện bao gồm cả việc thắt chặt chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, cắt giảm đầu tư công, giảm áp lực trên thị trường ngoại hối và dần dần làm cho đồng Việt Nam hấp dẫn hơn cùng với việc dần dần có thể hạ nhiệt lạm phát.
Điểm thứ hai là giải pháp ở đây thì mặc dù phải chấp nhận cái đau đớn nhất định trong tăng trưởng kinh tế.
Cửa hàng bán giảm giá.  Ảnh minh họa RFA
Cửa hàng bán giảm giá. Ảnh minh họa RFA
RFA
Nhưng những giải pháp tương đối đồng bộ và toàn diện bao gồm cả việc thắt chặt chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, cắt giảm đầu tư công, giảm áp lực trên thị trường ngoại hối và dần dần làm cho đồng Việt Nam hấp dẫn hơn cùng với việc dần dần có thể hạ nhiệt lạm phát.
Cộng với những khó khăn ấy có các biện pháp hỗ trợ những nhóm doanh nghiệp có thể dễ bị tổn thương nhiều hoặc những nhóm xã hội thu nhập thấp chẳng hạn. Giải pháp là tương đối tốt đồng bộ và có những chỉ tiêu tương đối rõ ràng để thị trường, để xã hội có thể nhìn vào đó xem xét việc thực hiện như thế nào.
Một điểm cũng mạnh mẽ nữa là bên cạnh nghị quyết này, Việt Nam bây giờ cũng khẳng định việc ổn định kinh tế vĩ mô không chỉ là câu chuyện của năm nay mà đấy là câu chuyện sẽ đi cùng với quá trình cải cách và phát triển của Việt Nam trong trung và dài hạn.
Nam Nguyên: Cảm ơn TS Võ Trí Thành đã trả lời đài RFA

Theo dòng thời sự:


Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Anonymous
07/07/2011 03:53

de nghi dang ra luat bat tù het bon phản dong chong trung quoc vi dai, đã ban cho dang ta 16 chu vàng, 4 tốt....

Anonymous
07/07/2011 03:32

bai viet dai thòn, ts cà thọt noi toan danh tu mac le...duoi nuoc son le loet la mot pho tuong muc nac...

Anonymous
09/07/2011 10:41

Hình như ông này cũng là một “tiến sĩ giấy” thì phải? Thật ra thì kinh tế VN, vĩ mô hay vi mô gì, thì cũng vô cùng bất ổn, vì lệ thuộc Tầu do đảng tự nguyện theo đuổi ngày càng tệ hại! Đây là vài điều cơ bản. Dám hỏi ông: 1. Nếu Tầu nó không bán điện/vật liệu cho VN hoặc bán gia cao hơn mấy chục phần trăm; 2. Nếu Tầu đồng loạt chặn nước sông Hồng, rút nước sông Cửu Long; 3. Nếu Tầu triệt để áp dụng cái công hàm bán nước của Hồ-Đồng và toàn bộ các "đồng thuận" của đảng CSVG sau này thì kinh tế VN sẽ như thế nào? ... Đó là chưa kể đám COCC tha hồ cướp bóc, đàn áp dân đen trên toàn quốc theo tiêu chí của đảng ông?