Thư kiến nghị tập thể - một xu hướng mới

Thời gian gần đây, tại Việt Nam ngày càng xuất hiện nhiều những lá thư nhiều người ký tên.
Quỳnh Chi, phóng viên RFA
2012.01.02
100000282857258_1112607_498651744_n-305.jpg Thư kiến nghị về việc bắt giam trái phép công dân Nguyễn Văn Hải.
Courtesy dlb

Đặc điểm của những lá thư này là gì và phải chăng đây là một xu hướng mới để nói rằng người dân bắt đầu quan tâm đến tình hình đất nước? Quỳnh Chi tường trình trong phần sau.

Một xu thế cần thiết

Việc viết thư, kiến nghị với nhiều người ký tên không phải là một hình thức xa lạ nhưng nó chưa thật sự phổ biến ở Việt Nam cho đến những năm gần đây khi tình hình đất nước ngày càng đáng quan tâm. Cùng với sự phát triển của internet và các trang mạng xã hội, bắt đầy hai năm trở lại đây, việc thu thập chữ ký càng trở nên dễ dàng.

Trước hết, phải kể đến bức thư “Kiến nghị về dự án khai thác bauxite ở Tây nguyên” yêu cầu chính phủ dừng việc khai thác bauxite, được viết vào năm 2009, 2010 bởi nhóm chủ trương trang mạng Bauxite Việt Nam gồm Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, nhà giáo Phạm Toàn, cùng Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng.

Những lá thư ấy xuất hiện ngày càng nhiều vì người dân ngày càng có ý thức về vai trò, năng lực và sứ mệnh của họ.

Nhà giáo Phạm Toàn

Trong năm 2011 vừa qua, nhiều bức thư thu thập chữ ký cũng lần lượt xuất hiện một cách thường xuyên. Có thể kể đến “Kiến nghị trả tự do cho công dân Cù Huy Hà Vũ”, bản tuyên cáo chung về tình hình Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam, “Kiến nghị về bảo vệ và phát triển đất nước trong tình hình hiện nay”, thư gởi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về việc “bắt giam trái phép công dân Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu Cày)… và gần đây nhất là thư ngỏ gởi Chủ tịch nước về “công dân Bùi Thị Minh Hằng”.

Hầu hết các bức thư được viết dưới dạng thông cáo hoặc kiến nghị gởi đến các vị lãnh đạo nhằm nêu lên những quan ngại chung về những vấn đề hệ trọng của đất nước trong bối cảnh mà người dân ý thức rõ ràng hơn vai trò của một công dân. Nhà giáo Phạm Toàn, một trong những người khởi xướng kiến nghị ngừng khai thác bauxite tại Tây nguyên cho biết:

“Những lá thư ấy xuất hiện ngày càng nhiều vì người dân ngày càng có ý thức về vai trò, năng lực và sứ mệnh của họ. Trước đây thì họ quay lưng lại với những việc này trừ một số trí thức thức thời. Trước đây thì người dân cho rằng mọi việc đã có “người khác” lo rồi. Tuy nhiên, bây giờ họ bắt đầu nhận ra những 'người khác' ấy là 'vô tích sự'."

Vì lợi ích dân tộc

CuHuyHaVu04042011-305.jpg
Công an áp giải TS Cù Huy Hà Vũ đến tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sáng ngày 4-4-2011.
AFP PHOTO
Đặc điểm chung của các lá nhiều người ký tên là nó được viết bởi các vị trí thức, nhân sĩ và những người có quan tâm sâu sắc đến tình hình đất nước; với lời lẽ khiêm cung nhưng rạch ròi, chuẩn mực; lấy pháp luật và tính minh bạch làm chỗ dựa. Cẩn thận hơn, thư kiến nghị yêu cầu ngừng khai thác bauxite còn ghi rõ “Việc ký Kiến nghị là minh bạch, phù hợp với pháp luật”.

Bất kể là viết để gởi cho vị lãnh đạo nào, mục đích nhằm kêu gọi trả tự do cho một cá nhân hay thể hiện quan điểm, các bức thư này luôn lấy lợi ích dân tộc làm trọng như các vấn đề tài nguyên – môi trường, vấn đề biển Đông, vấn đề pháp luật... Đặc biệt, “Kiến nghị về bảo vệ và phát triển đất nước trong tình hình hiện nay” được viết vào tháng 7 năm 2011 tại Hà Nội cũng nhận được sự quan tâm rất lớn của trí thức trong và ngoài nước do phân tích khá chi tiết tình hình đất nước trên mọi phương diện, cũng như vạch ra những mối có thể xảy ra cho dân tộc.

Có lẽ nhờ những đặc điểm trên và cũng do các bức thư được viết trong hoàn cảnh đất nước cần được quan tâm, mỗi bức thư thu thập chữ ký đều nhận được sự đồng thuận của hàng ngàn người với các tầng lớp và vai trò khác nhau: từ trí thức đến nông dân, từ người làm nghề tự do cho đến một vị nguyên phó chủ tịch nước.

Hồi năm 2010, người ta ngạc nhiên khi thấy bà Nguyễn Thị Bình, nguyên phó chủ tịch nước đứng trong danh sách những người ký tên phản đối khai thác bauxite tại Tây Nguyên cùng với các tên tuổi khác như Giáo sư Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu, Thiếu tướng Lê Văn Cương, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Giáo sư Ngô Bảo Châu… cùng nhiều vị tướng lãnh với trên 60 năm tuổi Đảng khác.

“Người ta” coi như là không có ai kiến nghị cả. Thế nhưng mà đối với anh em trong Bauxite Việt Nam thì cho rằng những lá thư này nhằm giúp người dân ý thức hơn.

Nhà giáo Phạm Toàn

Một trong những đặc điểm nổi trội hình thức thu thập chữ ký qua các bức thư là tính minh bạch – một yếu tố không thể thiếu của hình thức “trưng cầu ý kiến”. Nội dung các bức thư được công khai, thư cũng được truyền đi rộng rãi và thông tin cơ bản về những người tham gia ký tên cũng được ghi rõ. Hơn nữa, những người tham gia ký kết ý thức được những gì mình làm. Khi chủ xướng thư kiến nghị về việc bắt giam trái pháp luật blogger Điếu Cày, blogger Mẹ Nấm cũng đã liên lạc từng người gởi chữ ký để đảm bảo rằng những người ký tên ý thức được hành động của mình:

“Lá thư công bố trên mạng chỉ công bố tên và thành phố sinh sống để bảo đảm bí mật thông tin cá nhân. Nhưng tôi đã nói với những người ký tên rằng trong lá thư cuối cùng gởi đi cho ông Trương Tấn Sang thì tôi sẽ ghi địa chỉ cụ thể từng người. Và tất cả đều nói với tôi là họ ý thức được việc họ làm và không ngại khó khăn gì cả.”

Tiếng nói của số đông

Có lẽ xét về một phương diện nào đó, việc công khai thông tin cá nhân trên các bức thư chung là một yếu tố bất lợi cho những ai tham gia ký tên. Bởi vì trong thời gian vừa qua, một số người bị áp lực từ phía chính quyền, phía công ty và gia đình để rút tên khỏi những lá thư chung. Điển hình là các trường hợp viết thư đến trang Bauxite Việt Nam xin rút tên khỏi danh sách yêu cầu trả tự do cho TS luật Cù Huy Hà Vũ như đăng trên Bauxite Việt Nam. Hay gần đây nhất là cựu nhà giáo Tô Oanh cũng phải rút tên khỏi danh sách yêu cầu trả tự do cho ông Cù Huy Hà Vũ và blogger Điếu Cày.

Tuy nhiên, lợi thế rất lớn của những lá thư như thế là việc nêu lên được vấn đề trong dư luận, cũng như tập trung được sức mạnh, tiếng nói của số đông.

dieu-cay-3rfa-305.jpg
Bà Dương Thị Tân và ông Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu Cày) chụp năm 2004. File Photo.
Cho đến thời điểm hiện tại, mặc dù nhận được nhiều đồng thuận từ nhiều trí thức và những người quan tâm đến tình đất nước, các bức thư chung này đều có cùng một số phận là không nhận được sự quan tâm đúng mức từ phía chính phủ. Dự án Bauxite vẫn diễn ra mà không có thêm khảo sát khoa học nào, LS Cù Huy Hà Vũ, Blogger Điếu Cày vẫn còn ngồi tù, bà Bùi Thị Minh Hằng vẫn còn trong trại phục hồi nhân phẩm... Thậm chí, dư luận cũng chưa thấy phản hồi nào từ phía nhà nước, dù là một thông báo nhận thư - như một việc làm đầu tiên và cơ bản của quy luật phản biện. Ông Phạm Toàn nói thêm:

“Người ta” coi như là không có ai kiến nghị cả. Thế nhưng mà đối với anh em trong Bauxite Việt Nam thì cho rằng những lá thư này nhằm giúp người dân ý thức hơn chứ không phải muốn thắng lợi”.

Chỉ tính riêng năm 2011, cứ cách vài tháng, một lá thư thu thập chữ ký lại xuất hiện. Mặc dù các lá thư có nội dung và mục đích khác nhau nhưng đều xuất phát từ việc nêu lên những bất cập của đất nước.

Một khi công nghệ tiên tiến còn phát triển, một khi việc phản biện còn chưa được thực hiện một cách nghiêm túc và một khi còn những người “biết sống, họ biết suy nghĩ và họ biết quyền của họ” (như GS Nguyễn Huệ Chi trả lời trên BBC về bức thư kiến nghị trả tự do cho bà Bùi Hằng) thì những lá thư nhiều chữ ký sẽ còn xuất hiện như một xu thế cần thiết.

Xét cho cùng, người ta chỉ có thể cố tình làm ngơ đối với những lá thư có vài ngàn chữ ký; tuy nhiên một khi một lá thư có 10 ngàn hoặc 100 ngàn chữ ký, tầm quan trọng của nó khó có thể xem nhẹ. Bởi vì từ xưa đến nay, có ai dám nói rằng nhân dân không quan trọng?


Theo dòng thời sự:

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Anonymous
02/01/2012 22:36

(2) nên ĐT Phạm Quế Dương chưa kiệp mở hội bắt tham nhũng giùm cho TT , y như Hiệp Sỹ bắt cướp giùm cho CA , thì bị Nông Đức Mạnh tống cổ vào tù 17 tháng , nếu nhà báo Hoàng Khương không vào hang cọp thì làm sao bắt được cọp con , lần nầy không biết Hoàng Khương ở tù bao lâu nữa đây ? Còn Cáng Bộ VC chơi cờ bạc tỉ , Thiếu Tướng công an Vũ Hùng Vương bị mất trộm bạc tỉ nếu không phải là tham nhũng thì họ lấy đâu ra ? VC chỉ điều tra ai ăn trộm ? Mà không dám điều tra tiền đó từ đâu mà có ? Lịch Sử đả chứng minh ông Vua Tự Đức không nghe sứ thần đi Pháp ,nếu Nguyễn Phú Trọng không xem xét kiến nghị của những người trí thức thì VN sẽ mất một ngày không xa ?

Anonymous
02/01/2012 05:56

Thưa quý vị Hội Đoàn và Đoàn Thể cùng tất cả người Việt ở hải ngoại tôi xin đề nghị cùng quý vị nếu có thời giang rãnh thì xin tổ chức biễu trước Sứ Quán VC ngày nầy qua ngày khác 5-3 người là đủ với tắm biễu ngữ ( Chúng tôi yêu cầu đại sứ VC cho chúng tôi biết ông Điếu Cày gì ? ) Và bà Bùi Thị Minh Hằng có được Toà Án kết án hay chưa mà đưa đi cải tạo 24 tháng ? Xin yêu cầu đại sứ quán VN cho chúng tôi được biết ? Thưa ông đại sứ và tổng lãnh sự chúng tôi không chống caí đảng VC của các ông nếu được các ông làm tốt , chúng tôi chống những việc làm bất công của các ông mà thôi ?

Anonymous
02/01/2012 14:54

Trâu nó không thích nghe kèn thổi vào lỗ tai đâu,dù cho nhạc của các vị có hay đến mấy.Việc cần làm duy nhất với nó là chuẩn bị một sợi dây lòi tói cho thật chắc,một con dao thật bén,hoặc biện đại hơn đó là chích điện.

Anonymous
03/01/2012 10:27

(3) Thưa ông Bộ Trưởng Bộ Công An hôm qua tôi có yêu cầu TBT Nông Đức Mạnh và Nguyễn Phú Trọng vào trong sở thú Hồ Chí Minh để học bổ túc để được khá hơn ? Hôm nay tôi xin yêu cầu ông đưa những người Công An bắt ông Hoàng Khương đưa họ đi phục hồi nhân phẩm vì Hoàng Khương hoàn toàn vô tội .Tôi sẽ chứng minh điều đó ? Nếu không thì hãy đưa họ vào trong sở thú để học tư cách làm người , vì ai cũng sợ cái lối bắt người bừa bãi của công an ? Về việc những người đưa tiền hối lộ về tiền Polymer là công dân Úc là có tội nên đã bị bắt .

Anonymous
02/01/2012 06:02

Thưa Giáo Sư Nguyễn Huệ Chi đối với cái đảng VC họ chỉ biết xài luật rừng ? Và lần nầy giáo đả gởi thư kiến nghị cho Chủ Tịch Trương Tấn Sang về việc bức xúc và oan sai trong xã hội , nếu không được sự trả lời của chủ tịch Trương Tấn Sang , vậy tôi xin đề nghị giáo sư cùng nhà giáo Phạm Toàn và giáo sư tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng hãy vào trong ( Sở Thú ) mà thỉnh cầu loài Thú đứng ra giải quyết đơn oan sai và khiếu nại cho toàn dân ? Quay phim lời thỉnh cầu của Giáo Sư đưa lên Youtube ? Nói tóm lại toàn dân không cần cái đảng VC nửa ?

Anonymous
03/01/2012 10:26

(4) Còn người nhận hối lộ chưa có tội nên chưa bị bắt ? Tôi thành thật xin lổi những người vì hoàn cảnh mà phải hành nghề mãi dâm , cho tôi mượn cái tên , để xin hỏi ông BTB Công An nếu công an muốn bắt mấy con đĩ Hồ Chí Minh có phải công an giả làm dân chơi đĩ Hồ Chí Minh để bắt họ không ? Vậy công an có đầu óc hay không mà bắt nhà báo Hoàn Khương ? Từ xưa tới nay ông có thấy ai đưa tiền hối lộ cho công an mà viết lên mặt báo để tố cáo chính mình hay chưa , nếu Hoàng Khương không vì nghiệp vụ vậy Hoàng Khương có dám nói là đưa hối lộ cho công an hay không ? Tôi chưa từng thấy ai đần độn và ngu xuẩn như công an nhân dân của ông ?

Anonymous
02/01/2012 22:38

(1) Xin yêu cầu TBT Nông Đức Mạnh và Nguyễn Phú Trọng hãy vào trong sở thú Hồ Chí Minh để so sánh coi các ông có bằng loài thú hay không ? Nếu không bằng luôn tiện học bổ túc luôn thể ? Nước Mỹ nước Úc và nước Đại Hàn sờ sờ trước mắt mà các ông không chiệu tiếng theo , mà các ông đòi tiếng tới XHCN , Nga cho cái XHCN vào sọt rác ? Vậy cái XHCN mà các ông đeo đuổi nó giàu đẹp bằng nước nào trên thế giới nầy ? Mà dám nói là khác vọng của nhân dân ? TT Phan Văn Khải than tham nhũng tràng lan tôi rất xót xa ? Tham nhũng tràng lan mà TT không bắt được tên nào ,