Ngư dân Việt Nam lo sợ nhưng vẫn ra khơi

Trung Quốc ban hành lệnh mới trong đó cho phép cảnh sát biển tỉnh Hải Nam được phép kiểm tra và bắt giữ tàu thuyền nước ngoài đi vào vùng biển Đông mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền.
Quỳnh Chi, phóng viên RFA, Bangkok
2012.12.05
Ngư dân Ly Sơn chuẩn bị ra khơi Ngư dân Ly Sơn chuẩn bị ra khơi
AFP

Mục tiêu chính của lệnh này được cho biết nhắm vào ngư dân Việt Nam. Tuy nhiên, phiá ngư dân Việt vẫn khẳng định sẽ ra khơi.

Trong một động thái có thể làm gây thêm căng thẳng với các nước láng giềng trong vấn đề Biển Đông, truyền thông Trung Quốc hồi cuối tháng 11 vừa qua cho biết chính quyền Bắc Kinh đưa ra lệnh mới nhằm bảo vệ vùng biển nước này tuyên bố chủ quyền - có hiệu lực bắt đầu vào ngày 1 tháng 1 sang năm.

Mục tiêu chính là bắt ngư dân Việt Nam

Chính quyền Trung Quốc đã giao cho tỉnh Hải Nam (tỉnh thuộc cực nam của Trung Quốc) có nhiệm vụ bảo vệ vùng biển khoảng 2 triệu km vuông ở biển Đông. Lệnh mới này vừa được cơ quan lập pháp cấp tỉnh thông qua như một cách chính thức đề cao vai trò của cảnh sát biển Trung Quốc. Tuy nhiên, việc tàu cá Việt Nam bị cảnh sát biển Trung Quốc bắt hay rượt đuổi đã xuất hiện từ vài năm trở lại đây. Ngư dân Nguyễn Viết Là, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi cho biết:

Cảnh sát biên giới Hải Nam sẽ khám xét và đuổi tàu nước ngoài có hoạt động trái phép tại vùng biển thuộc phạm vi 12 hải lý xung quanh các hòn đảo được Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền. Luật mới sẽ được áp dụng trên phạm vi các đảo và vùng biển nằm trong đường lưỡi bò

ông Ngô Sĩ Tồn

“Từ lâu thì cảnh sát Trung Quốc đã vào Hoàng Sa rồi chứ. Hồi nào cũng vậy, năm nào cũng vậy cảnh sát biển của họ cũng bắt ngư dân. Bây giờ cũng vậy”.

Ông Là đánh bắt ở vùng Hoàng Sa và Trường Sa và bị cảnh sát biển Trung Quốc bắt bốn lần trong mấy năm qua. Mỗi lần như thế, ông đều bị tịch thu tài sản hoặc lấy tàu và bỏ tù, đòi tiền chuộc.

Tàu Hải giám Trung Quốc tuần tiểu thường xuyên chặn bắt tàu cá Việt Nam. Courtesy sinaimg.cn
Tàu Hải giám Trung Quốc tuần tiểu thường xuyên chặn bắt tàu cá Việt Nam. Courtesy sinaimg.cn
Courtesy sinaimg.cn
Tân Hoa Xã hôm cuối tháng 11 trích đăng một đoạn quan trọng trong luật mới trong đó qui định 6 hành động của tàu nước ngoài có thể khiến cảnh sát biển Hải Nam thực hiện khám xét. Nhưng các nước có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông còn chờ một thông tin cụ thể hơn cũng như chủ trương chính thức từ phiá chính phủ Bắc Kinh.

Trong cuộc phỏng vấn đầu tháng 12 với tờ New York Times, ông Ngô Sĩ Tồn (Tổng giám đốc văn phòng đối ngoại tỉnh Hải Nam) khẳng định lệnh mới trước tiên nhắm vào ngư dân Việt Nam đánh bắt tại đảo Phú Lâm (Vĩnh Hưng) của Hoàng Sa mà ông gọi là “trái phép”.

Ông Ngô nói rằng cảnh sát biên giới Hải Nam sẽ khám xét và đuổi tàu nước ngoài có hoạt động trái phép tại vùng biển thuộc phạm vi 12 hải lý xung quanh các hòn đảo được Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền. Luật mới này theo lời ông Ngô sẽ được áp dụng trên phạm vi các đảo và vùng biển nằm trong đường lưỡi bò.

Ngư dân Nguyễn Chí Thạnh nói với đài RFA rằng khi nghe lệnh mới của Trung Quốc thì ông cũng không ngạc nhiên lắm vì thực tế hành động bắt bớ của cảnh sát biển Hải Nam đã xảy ra trước đây. Ông cho rằng

Trụ sở Hội Đồng Nhân Dân Tam Sa mới thành lập-(screen capture)
Trụ sở Hội Đồng Nhân Dân Tam Sa mới thành lập-(screen capture)
(screen capture)
hễ khi gặp tàu Trung Quốc thì hầu như tàu cá nào của Việt Nam cũng phải tháo chạy:

“Chạy chứ, chạy hết ga hết số. Tàu Trung Quốc rượt tàu chúng tôi chạy như sư tử săn mồi”.

Tuy nhiên, nhiều ngư dân Việt Nam khẳng định vẫn sẽ bám biển. Chị Nguyễn Thị Hương có chồng và con đi làm nghề đánh cá ở Hoàng Sa và Trường Sa cho biết lệnh mới của Trung Quốc làm chị vô cùng lo lắng vì theo chị, giữa Việt Nam và Trung Quốc chưa có thoả thuận rõ ràng về vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa. Tuy nhiên chị vẫn cho chồng con ra khơi:

Cũng đi đánh cá hoài thôi, chỉ còn nghề biển chứ còn nghề gì nữa...Cũng hy vọng Nhà nước bảo vệ ngư dân

Ông Nguyễn Viết Là, ngư dân

“Cũng đi, bây giờ ảnh với hai đưá con cũng đi”.

Chị Hương cho biết gia đình chị ra khơi vì được Nhà nước khuyến khích làm kinh tế biển trong lúc ông Nguyễn Chí Thạnh thì cho rằng dân biển thì phải làm biển:

“Sợ thì sợ chứ biển thì phải đi, chỗ làm mà làm sao ở nhà được”.

Theo thống kê của Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tỉnh Quãng Ngãi, năm ngoái có 17 tàu thuyền Việt Nam với 200 ngư dân bị nước ngoài bắt. Hầu hết các trường hợp không được hỗ trợ như mong đợi. Ông Nguyễn Viết Là hy vọng có thể được Nhà nước bảo vệ:
“Cũng đi đánh cá hoài thôi, chỉ còn nghề biển chứ còn nghề gì nữa"

"Cũng hy vọng Nhà nước bảo vệ ngư dân”.

Quyết tâm bá chủ biển Đông của Trung Quốc
Trung Quốc cho thành lập khu vực hành chính mà họ gọi là “thành phố Tam Sa” để quản lý khu vực bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Việt Nam, Trung Quốc và 4 nước nữa có tuyên bố chủ quyền. Đảo Phú Lâm là nơi Trung Quốc đặt đơn vị đồn trú cho thành phố mới thành lập này.

Lệnh mới của Trung Quốc là một động thái nữa cho thấy quyết tâm ngày càng cao của Trung Quốc trong việc tuyên bố chủ quyền biển Đông sau một loạt các hoạt động khác bao gồm cả việc tổ chức các tuyến du lịch ra Hoàng Sa và in bản đồ hình lưỡi bò trên hô chiếu công dân.

Tỉnh Hải Nam không phải là nơi duy nhất thông qua các lệnh mới liên quan đến bảo vệ biển đảo. Thời gian gần đây, tỉnh Chiết Giang và Hà Bắc cũng thông qua các qui định tương tự trong nổ lực bảo vệ biển đảo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Lệnh mới này của Trung Quốc khiến một số nước ASEAN và Hoa Kỳ hoặc lên tiếng quan ngại hoặc cho biết sẽ tìm hiểu rõ ràng hơn.

Theo dòng thời sự:

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.