Lại tái diễn được mùa rớt giá

Cục Trồng Trọt dự báo vụ lúa đông xuân 2011-2012 sẽ trúng mùa trong khi nông dân đồng bằng sông Cửu Long đầy lo lắng vì thị trường lúa gạo tiếp tục đóng băng.
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2012.01.31
Một cánh đồng lúa chín Một cánh đồng lúa chín
AFP

Vụ đông xuân được mùa nhưng không được giá


Chậm gần 1 tháng, nhưng cuối cùng đồng bằng sông Cửu Long đã hoàn tất xuống giống vụ lúa đông xuân trên diện tích hơn 1,5 triệu héc-ta. Phó cục trưởng Cục trồng trọt Phạm Văn Dư được báo chí trích dẫn hôm 28/1 cho biết như vậy. Ông Dư thêm rằng, do nước lũ nên vụ này đồng ruộng được bồi bổ phù sa, ruộng đồng được tẩy rửa ít sâu bệnh, dự báo năng suất sẽ cao hơn mọi năm. Hiện nay một số nơi nông dân làm đông xuân sớm bắt đầu thu hoạch và cây lúa đang làm đòng trên diện tích 600.000 ha.  

Đối với nông dân dự báo được mùa chỉ là vế thứ nhất, thực tế thị trường tiêu thụ và đầu ra xuất khẩu mới là chìa khóa của vấn đề. Một nông dân vùng sông nước Cửu Long cũng vào vụ đông xuân khá sớm với giống lúa hạt dài thơm nhẹ phát biểu với chúng tôi:

“Lúa trổ đều rồi còn hai tuần nữa là thu hoạch, năng suất cũng được như mọi năm nhưng có điều giá lúa năm nay thấp quá và người mua cũng ít. Năm nay trái ngược, mọi năm thu hoạch đông xuân sớm thương lái nhiều lắm, năm nay thì ít hầu như chỉ có một vài ghe.
Lúa trổ đều rồi còn hai tuần nữa là thu hoạch, năng suất cũng được như mọi năm nhưng có điều giá lúa năm nay thấp quá và người mua cũng ít. Năm nay trái ngược, mọi năm thu hoạch đông xuân sớm thương lái nhiều lắm, năm nay thì ít hầu như chỉ có một vài ghe
Một nông dân ĐBSCL

Người nông dân chắt chiu, góp nhặt từng hạt lúa...
Người nông dân chắt chiu, góp nhặt từng hạt lúa..."Con cò lặn lội bờ sông...AFP
AFP
Lúa tươi lúa hạt dài hiện nay 5.000đ/kg, nếu giữ mức giá đó thì lợi nhuận khoảng 30%, ai cũng buồn lắm. Trước đây thời điểm giá cao giá lúa trên 7.000đ/kg, tôi thấy giá lúa đó là hợp lý, nông dân chỉ mừng được vụ đó thôi. Bây giờ giá xuống người dân hơi bất mãn, theo tôi giá lúa 7.000đ/kg là hợp lý đâu gọi là sốt.”


Câu chuyện của người nông dân như một minh họa, trên thực tế ở một số địa phương đang thu hoạch lúa sớm thuộc địa phận Đồng Tháp, An Giang Vĩnh Long, Bến Tre, Kiên Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu các loại lúa hạt tròn 50404 đang bị ế không ai mua, trong khi lúa hạt dài thơm nhẹ như OM 4900 chỉ còn khoảng 5.600 đ/kg lúa khô còn lúa tươi mua tại ruộng đã xuống dưới 5.000đ/kg. Theo Trang thông tin điện tử của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo lức tức gạo nguyên liệu để làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 7.400-7.500đ/kg như vậy nếu so sánh với thời điểm cách đây 3 tháng thì giá gạo nguyên liệu đã giảm 3.000đ/kg.   

Khi họp hội nghị chuẩn bị triển khai vụ đông xuân 2011-2012 ở miền tây hồi cuối năm ngoái, Thứ trưởng NN-PTNT Diệp Kỉnh Tần cho biết nếu thị trường trầm lắng chính phủ sẽ cho mua tạm trữ gạo vụ đông xuân để giúp khai thông thị trường, giúp nông dân bán lúa:

“ Bây giờ thế này…vì chuẩn bị thu họach do đó Nhà nước yêu cầu các ngân hàng cung cấp tín dụng để doanh nghiệp mua tạm trữ theo giá thị trường…nông nghiệp tính theo vụ mà, sẽ mua theo giá thị trường thỏa thuận thôi…mua thấp thì nông dân đâu có bán.”

Lợi nhuận 30% không đủ sống


Được mùa
Được mùa
AFP
Ông Chủ tịch VFA Trương Thanh Phong cũng hứa hẹn là nếu giá lúa khô hạ thấp dưới 5.000 đồng/kg thì các thành viên VFA sẽ triển khai mua tạm trữ gạo với giá tương đương giá lúa đủ cho nông dân có lãi không dưới 30%. Người nông dân chúng tôi hỏi chuyện rất ngán ngại mức lãi 30% mà ông xác định là không thể sống nổi.
Một hộ gia đình làm 1 héc-ta với lợi nhuận 30% không đủ sống, nếu làm nhiều 5-6 héc-ta trở lên thì số này rất ít, phần lớn làm 1 héc-ta trở lại, người nông dân nghèo là chỗ đó ít đất lắm, thí dụ vụ hè thu năng suất 5 tấn/ha bán được 25 triệu  lời 30% là khoảng 7-8 triệu
Nông dân ĐBSCL

“Một hộ gia đình làm 1 héc-ta với lợi nhuận 30% không đủ sống, nếu làm nhiều 5-6 héc-ta trở lên thì số này rất ít, phần lớn làm 1 héc-ta trở lại, người nông dân nghèo là chỗ đó ít đất lắm, thí dụ vụ hè thu năng suất 5 tấn/ha bán được 25 triệu  lời 30% là khoảng 7-8 triệu.”       

Giả dụ làm ba vụ lúa cộng chung 75 triệu thì với mức lời 30% mỗi hộ nông dân thu nhập 24 triệu một năm vị chi mỗi đầu người 6 triệu/năm tức 500 ngàn đồng một tháng. Ai sống được với mức thu nhập này nếu không kiếm thêm từ công việc khác lúc nông nhàn.

Bộ Nông nghiệp Phát Triển Nông Thôn đề ra chủ trương nông hộ nhỏ cánh đồng lớn, nơi nông dân góp ruộng để sản xuất lớn theo hợp đồng của doanh nghiệp và được cung cấp vật tư đầu vào với giá ổn định. Do sản xuất đồng nhất có kiểm soát, nâng cao giá trị hạt gạo cả nông dân và doanh nghiệp cùng hưởng lợi. Tuy nhiên chương trình này mới chỉ bắt đầu với diện tích còn giới hạn, chỉ đạt hơn 1% tổng diện tích trồng lúa
Các loại ghe đi thu mua lúa. AFP
Các loại ghe đi thu mua lúa. AFP
AFP
vùng đồng bằng sông Cửu Long và nếu suông sẻ cũng phải mất vài chục năm nữa mới phủ kín diện tích.
Để tránh bị ép giá chính phủ nên có chính sách thí dụ như bên Thái Lan, nông dân làm lúa xong gởi vào kho nhà nước giữ, khi nào quyết định bán mới bán, mình chưa làm được điều đó. Chính phủ phải có chỗ cho nông dân gửi lúa, chính phủ chi tiền trước cho nông dân khi bán xong sẽ hoàn trả không tính lãi
Nông dân ĐBSCL

Người nông dân đồng bằng sông Cửu Long nói rằng họ mong muốn chính phủ hành động thực tế như trợ giá lúa giống phân bón, thuốc trừ sâu để hạ giá thành tăng lợi nhuận. Theo lời ông chính phủ nên có những chính sách khôn ngoan để trợ giúp nông dân:

“Để tránh bị ép giá chính phủ nên có chính sách thí dụ như bên Thái Lan, nông dân làm lúa xong gởi vào kho nhà nước giữ, khi nào quyết định bán mới bán, mình chưa làm được điều đó. Chính phủ phải có chỗ cho nông dân gửi lúa, chính phủ chi tiền trước cho nông dân khi bán xong sẽ hoàn trả không tính lãi. ”

Theo các chuyên gia, năm nay Việt nam khó bán gạo cấp thấp nếu không hạ giá mang tính cạnh tranh với gạo Ấn Độ. Nhưng, ngay khi vụ đông xuân chưa thu họach rộ mà thị trường đóng băng như hiện nay thì nhiều người tiên đoán là gạo 25% tấm của Việt Nam dù muốn dù không cũng phải hạ giá. Hiện nay không chỉ gạo tròn giống 50404 không bán được mà các loại gạo hạt dài cũng ế ẩm, chỉ riêng gạo thơm đặc sản là có thị trường, nhưng Việt Nam đâu có nhiều gạo thơm để xuất khẩu.

Sau một năm trúng mùa được giá, một số nông dân may mắn có lúc bán lúa lãi 80%, nhưng năm 2012 này có khả năng lại tái diễn cảnh được mùa rớt giá quen thuộc. Dù ông Trương Thanh Phong Chủ tịch VFA cho biết 6 tháng đầu năm sẽ xuất khẩu 3 triệu-3,5 triệu tấn gạo, 6 tháng cuối năm xuất khẩu tiếp 3,5 triệu tấn.             

Theo dòng thời sự:

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.