Ông ngoại trưởng Thái Kasit Piromyabày tỏ lòng biết ơn đến với các phái đoàn ASEAN cũng như các phái đoàn đối tác đã tham dự. Ông Kasit trình bày những thỏa thuận mà hội nghị đã đạt được trong năm ngày làm việc mà theo ông đánh giá là thành công.
Ông ngoại trưởng Thái Kasit Piromyabày tỏ lòng biết ơn đến với các phái đoàn ASEAN cũng như các phái đoàn đối tác đã tham dự. Ông Kasit trình bày những thỏa thuận mà hội nghị đã đạt được trong năm ngày làm việc mà theo ông đánh giá là thành công.
Ông ngoại trưởng Kasit Piromya cũng tự tin khi cho rằng trong kỳ hội nghị tới do Việt Nam đăng cai thì ngọn đuốc ngày hôm nay sẽ tiếp tục cháy sáng định hướng cho những sinh hoạt năng động hơn vì quyền lợi người dân trong toàn khu vực.
Hội thảo về sông Mê Kông
Chúng tôi có câu hỏi ngắn cho ông Surin Pitsuwan, đương kiêm tổng thư ký ASEAN rằng ông có nhận định gì về cuộc họp sông Mê Kông đang

được ngoại trưởng Hoa Kỳ chủ trì, ông Surin Pitsuwan nói rằng trong hội nghị có những nhóm làm việc chuyên sâu về vấn đề sông Mê Kông đặc biệt họ đã có những mối quan tâm về chủ đề này từ lâu.
Họ có những kỹ thuật viên cũng như những chuyên viên đàm phán am hiểu vấn đề và vì vậy ông Surin Pitsuwan cho rằng đây là dịp tốt để họ ngồi lại với nhau tìm giải pháp có lợi cho mọi phía.
Một công thức mà tất cả các bên đều bằng lòng thì họ có thể chia sẻ nguồn lợi cũng như bổn phận gìn giữ môi trường, gìn giữ tài nguyên hay khai thác nguồn lợi của giòng sông này một cách hợp lý từ đó các bên sẽ sống trong tình hữu nghị hơn nữa.
Ô. Surin Pitsuwan
Khi chúng tôi đặt câu hỏi liệu ASEAN có nên đưa ra một công thức chung đề các bên theo đó thực hiện nhiệm vụ của mình nhằm giữ được sự đồng thuận lâu dài hay không ông Surin Pitsuwan trả lời là, nếu có một công thức mà tất cả các bên đều bằng lòng thì họ có thể chia sẻ nguồn lợi cũng như bổn phận gìn giữ môi trường, gìn giữ tài nguyên hay khai thác nguồn lợi của giòng sông này một cách hợp lý từ đó các bên sẽ sống trong tình hữu nghị hơn nữa.
Sự tham dự của Hoa Kỳ
Chúng tôi chọn một vị cựu tổng thư ký ASEAN khác là ông Rofondo để tham khảo những kinh nghiệm của ông về các cuộc họp ASEAN. Khi được hỏi qua điện thoại quan điểm của ông thế nào khi ngoại trưởng Hillary Clinton chủ trì cuộc hội thảo về vấn đề lưu vực sông Mekong và đây có phải là một món quà mà Hoa Kỳ muốn ra mắt các nước Đông Nam A hay không, Ông Rofondo cho biết, vấn đề sông Mê Kong đáng lẽ phải được đem ra diễn đàn an ninh khu vực từ lâu rồi nhưng vì những yếu tố khách quan mà nhiều nước không muốn đem ra bàn hội nghị. Lần này sự có mặt của Hoa Kỳ có lẽ nhiều vấn đề sẽ được giải quyết
Ông Rofondo cho biết, vấn đề sông Mê Kong đáng lẽ phải được đem ra diễn đàn an ninh khu vực từ lâu rồi nhưng vì những yếu tố khách quan mà nhiều nước không muốn đem ra bàn hội nghị. Lần này sự có mặt của Hoa Kỳ có lẽ nhiều vấn đề sẽ được giải quyết<br/>
Đối với câu hỏi những công tác nào mà ASEAN cần phải làm để thăng tiến đời sống của hơn 600 triệu người dân trong khối từ kinh tế đến xã hội và quyền con người. Ông Rofondo nói rằng ASEAN cần phải hòa nhập để thúc đẩy nền kinh tế chung một cách sâu hơn và thu hút đầu tư để tạo công ăn việc làm cho người dân
Cơ quan Nhân Quyền ASEAN
Riêng về cơ quan Nhân Quyền ASEAN dự kiến sẽ ra mắt vào tháng 10 sắp tới được ông Rofondo nhận xét, cơ quan này sẽ góp phần thăng tiến nhân quyền trong khối nhưng tùy thuộc vào khả năng mà nó được cung cấp. Sự hợp tác của các thành viên để kết quả đạt được của nó nhiều hay ít là một vần đề cần xem xét.
Hội nghị ASEAN lần này được giới quan sát cho rằng khá thành công. Ngoài vấn đề thành lập cơ quan nhân quyền còn bị bàn cãi và tranh luận do nguyên tắc không can thiệp vào các nước thành viên sẽ cản trở những nổ lực bảo vệ và thực hiện.
Ông Rofondo cho rằng tùy thuộc vào quyền lực mà cơ quan này có được để thực hiện công tác mà nó được giao phó. Ngay bây giờ ông chưa dám chắc một điều gì nhưng ông tin rằng cơ quan này sẽ ngày một cải thiện hơn theo xu hướng chung của quốc tề.
Hội nghị ASEAN lần này được giới quan sát cho rằng khá thành công. Ngoài vấn đề thành lập cơ quan nhân quyền còn bị bàn cãi và tranh luận do nguyên tắc không can thiệp vào các nước thành viên sẽ cản trở những nổ lực bảo vệ và thực hiện. Vấn đề an ninh khu vực, bảo vệ môi trường, hợp tác quốc tế và hiệp ước Bất Tương Xâm do Hoa Kỳ ký kết là những thành quả mà hội nghị đạt được.
Các vấn đề Miến Điện, Bắc Hàn cũng được mổ xẻ bởi nhiều nước khiến hình ảnh ASEAN đã được cải thiện hơn rất nhiều. Bên cạnh những bài diễn văn của ngoại trưởng Mỹ là hình ảnh mới mẻ của bà cũng hình như làm cho ASEAN trở nên năng động hơn sau nhiều năm im ắng.