Campuchia – Thái Lan nối lại đàm phán về biên giới

Tân ngoại trưởng Thái chọn Campuchia là nơi dừng chân đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài. Và một trong những mục đích chính của chuyến viếng thăm là tìm giải pháp cho vấn đề tranh chấp biên giới giữa hai nước.

Trong cuộc thương thuyết về khủng hoảng biên biên giới, hai chính phủ Campuchia và Thái Lan đạt được thỏa thuận tìm các cột mốc cũ thời thuộc địa làm cơ sở phân giới cấm móc phần còn lại.

Tiếp tục thương thuyết

Ngoại trưởng Hor Namhong của Campuchia và người đồng nhiệm vừa nhậm chức của Thái Lan ông Kasit Piromya nói trong cuộc họp báo sau 3 tiếng đồng hồ hội đàm tại thủ đô Phnom Penh vào ngày 26 tháng Giêng rằng 2 bên tiếp tục mở cuộc thương thuyết song phương nhằm tìm giải pháp hòa bình trong việc giải quyết xung đột biên giới.

Hai ông ngoại trưởng còn cho biết, sắp tới hai nước sẽ chỉ đạo đoàn công tác hỗn hợp tìm các cột móc biên giới được cấm theo hiệp ước Pháp – Siêm thời thuộc địa.

Được biết trên đường biên giới dài khoảng 800 cây số, chính quyền bảo hộ Pháp và triều phong kiến Thái cấm cột móc được 73 cột, nhưng nay chỉ mới tìm thấy 48.

Đồng thời hai bên cũng tìm cách đẩy nhanh tiến trình phân giới cấp mốc trên bộ và xác định vùng chồng lấn trên biển.

Đền Preah Vihear, nguyên nhân của cuộc tranh chấp biên giới
Đền Preah Vihear, nguyên nhân của cuộc tranh chấp biên giới giữa Thái Lan và Cambodia. Photo AFP (AFP photo)

Ông Ngoại trưởng Kasit Piromya của Thái trước đây là thành viên đảng đối lập, từng tham gia biểu tình chống Campuchia và UNESCO đưa ngôi đền Ấn Giáo Preah Vihear khoảng 900 tuổi ở biên giới vào danh sách di sản thế giới.

Ông vừa được bổ nhiệm chức Bộ trưởng Ngoại giao trong chính phủ mới của Thái hồi tháng Chạp năm ngoái.

Thái Lan nhượng bộ?

Trước chuyến thăm Campuchia vào ngày 25 tháng Giêng, và đây cũng là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông từ khi nhậm chức, báo chí địa phương của Campuchia mô tả rằng ông Kasit Piromya đã có thái độ xuống thang, không còn phản đối mạnh mẽ đối với sự kiện đền Preah Vihear như trước nữa.

Và giới phân tích hy vọng sẽ tìm được giải pháp cho vấn biên giới trong thời gian sớm nhất.

Trong cuộc họp báo vào ngày 26 tháng Giêng tại thủ đô Phnom Penh ông ngoại trưởng Thái, Kasit Piromya nhận định rằng đã thu được thành quả tốt đẹp, tạo thuận lợi cho các cuộc đàm phán song phương kế tiếp.

Ông cũng cho rằng 2 nước láng giềng này có chung nền văn hóa nên rất dễ hiểu nhau và thuận lợi trong việc giải quyết vấn đề bằng giải pháp hòa bình.

Ngoại trưởng Hor Namhong của Campuchia cũng bày tỏa niềm lạc quan sau khi hội đàm với người đồng nhiệm bên Thái Lan. Theo ông vào tháng 2 tới sẽ có 2 cuộc hội đàm song phương ở cấp Bộ trưởng Quốc phòng và Ủy ban hỗn hợp về biên giới diễn ra tại thủ đô Phnom Penh trên tinh thần hữu nghị và hợp tác.

Trong khi đó các chính trị gia đối lập tại Campuchia thì không mấy tin tưởng. Ông Sam Rainsy, Chủ tịch đảng Sam Rainsy tiếp tục đề nghị chính phủ ông đưa vấn đề tranh chấp biên giới gần đền Preah Vihear cho Hội đồng Bảo an Liên hiệp Quốc giải quyết, hoặc đàm phán đa phương.

Còn thủ tướng Hun Sen thì cho rằng chỉ khi nào Thái Lan xâm lược mới nên đưa vấn đề lên Liên hiệp Quốc.

Tình hình biên giới Campuchia – Thái Lan bắt đầu căng thẳng từ khi UNESCO đưa ngôi đền Preah Vihear vào danh sách di sản thế giới vào khoảng giữa tháng 7 năm ngoái. Phía Campuchia vui mừng còn một bộ phận dân Thái và đảng đối lập Thái thì phản đối.

Căng thẳng leo thang khi hai nước đã dồn quân đến khu vực đang tranh chấp gần ngôi đền Preah Vihear gìm súng vào nhau hơn nữa năm nay. Đã xảy ra 2 cuộc giao tranh chớp nhoáng, khiến vài binh sĩ 2 bên tử trận và bị thương.

Từ khi xảy ra tranh chấp biên giới cho đến nay, 2 nước đã tổ chức 4 lần cuộc thương thiết song phương, nhưng chưa tìm được tiếng nói chung. Trong cuộc thương thiết vừa qua, ngoại trưởng Hor Namhong của Campuchia có nhắc lại thỏa thuận rút quân ra khỏi khu vực đang tranh chấp, nhưng không đưa ra được thời gian cụ thể.