Campuchia từ chối hạ lá cờ cắm trên ngôi Chùa giáp biên giới

Tình hình xung đột biên giới giữa Campuchia và Thái Lan lại trở nên căng thẳng.

0:00 / 0:00

Bản đồ Đông Dương năm 1904 của Pháp và Xiêm

Tình hình thay đổi khi Bộ Ngoại giao và hợp tác Quốc tế Campuchia ra thông cáo cho biết phía Campuchia từ chối hạ lá cờ được cắm lên ngôi Chùa Keo Sikha Kiri Swarak thuộc lãnh thổ Campuchia. Hiện binh sĩ và xe bọc thép của quân đội Thái Lan được di chuyển về khu vực mà Thái Lan cho là đang tranh chấp, còn phía Campuchia cũng cho biết họ sẵn sàng bảo vệ Chủ quyền lãnh thổ.

Campuchia ra thông cáo hôm thứ sáu, ngày 28 tháng giêng bác bỏ yêu cầu của Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva cho Campuchia hạ lá cờ được cắm trên ngôi chùa Keo Sikha Kiri Swarak<br/>

Bộ Ngoại giao và hợp tác Quốc tế Campuchia ra thông cáo hôm thứ sáu, ngày 28 tháng giêng bác bỏ yêu cầu của Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva cho Campuchia hạ lá cờ được cắm trên ngôi chùa Keo Sikha Kiri Swarak, một ngôi chùa được Thái Lan cho là đã xây dựng trong khu vực đang tranh chấp.

Thông cáo cho biết rằng, vào ngày 13 tháng 2 năm 1904 Pháp và Xiêm đã ký kết một bản thỏa thuận thành lập một Ủy ban biên giới hỗn hợp Đông Dương và Xiêm. Trong giữa năm 1905-1908, Ủy ban biên giới hỗn hợp Pháp-Xiêm đã xây dựng bộ bản đồ, và trong bộ bản đồ này cũng bao gồm khu vực biên giới số 6 là khu vực đền Preah Vihear. Năm 1954 quân đội Thái Lan xâm lược Campuchia và đã chiếm lấy ngôi đền cổ Preah

Cờ của Hoàng gia Campuchia
Cờ của Hoàng gia Campuchia. RFA file (RFA file)

Vihear.

Trong giữa năm 1905-1908, Ủy ban biên giới hỗn hợp Pháp-Xiêm đã xây dựng bộ bản đồ, và trong bộ bản đồ này cũng bao gồm khu vực biên giới số 6 là khu vực đền Preah Vihear. Năm 1954 quân đội Thái Lan xâm lược Campuchia và đã chiếm lấy ngôi đền cổ Preah Vihear<br/>

Campuchia đã gửi đơn khởi kiện Thái xâm lược lên Tòa án Quốc tế vào ngày 6 tháng 10 năm 1959 vì dựa vào bộ bản đồ được xây dựng bởi Ủy ban biên giới hỗn hợp Pháp-Xiêm. Vào ngày 15 tháng 6 năm 1962, Tòa án Quốc tế đưa ra phán quyết rằng, “ngôi đền cổ Preah Vihear thuộc chủ quyền lãnh thổ Campuchia. Thái Lan buộc phải rút quân, lực lượng Công an, an ninh bảo vệ hay những người chăm sóc đang đặt chân tại ngôi đền hay khu vực ngôi đền cổ Preah Vihear trong lãnh thổ Campuchia.”

Campuchia phá bỏ bia đá chỉ vì ngoại giao

Phát ngôn viên Bộ Nội Các sự vụ Campuchia Phay Siphan cho Đài Á Châu tự do biết vào chiều thứ Sáu rằng, Campuchia đã đồng ý phá bỏ bia đá khắc chữ Thái Lan xâm lược vì không muốn tạo căng thẳng và muốn giữ tốt mối quan hệ Ngoại giao của hai nước, tuy nhiên Campuchia từ chối hạ lá cờ. Ông Phay Siphan giải thích:

“Quốc kỳ đại diện cho Chủ quyền lãnh thổ chúng ta. Chúng ta cương quyết bác bỏ lời yêu cầu củaThái Lan. Những gì chúng ta có thể đồng ý đều nằm trong điều kiện nhằm giải quyết vấn đề, bảo vệ Chủ quyền lãnh thổ và Hòa bình.”

Campuchia đã đồng ý phá bỏ bia đá khắc chữ Thái Lan xâm lược vì không muốn tạo căng thẳng và muốn giữ tốt mối quan hệ Ngoại giao của hai nước, tuy nhiên Campuchia từ chối hạ lá cờ<br/>

Lá cờ được báo cáo đã cắm lên ngôi Chùa vào ngày 18 tháng 7 năm 2008. Báo bưu điện Bangkok dẫn lời Thủ tướng Abhisit Vejjajiva vào hôm thứ năm ngày 27 tháng giêng rằng, ông Abhisit cho biết nếu lá cờ

Quân đội Thái Lan đóng quân tại vùng tranh chấp
Quân đội Thái Lan đóng quân tại vùng biên giới nơi tranh chấp. AFP (AFP)

Campuchia đã thực sự được kéo lên, thì lá cờ phải được loại bỏ. Ông Abhisit còn nói rằng, thỏa thuận của cả hai bên chưa đưa đến bất kỳ một dấu hiệu gì cho rằng quyền sở hữu thuộc về ai trong khu vực tranh chấp.

Giáo sư Sok Touch, nhà phân tích chính trị Campuchia đưa ra nhận định rằng Chính phủ hoàng gia Campuchia quá mềm mỏng với Thái Lan xung quanh vấn đề biên giới. Chính phủ cũng như các phe áo vàng Thái đang lợi dụng chính trị để tạo áp lực lên phía Campuchia. Giáo sư nhận định thêm:

“Thái xâm lược Campuchia, và khi phía Campuchia phá bỏ bia đá khắc chữ tại đây là “Thái xâm lược và tại đây là Campuchia” thì Thái Lan nghĩ là thuộc sở hữu Thái Lan. Thái Lan gây xung đột và đang đưa khu vực 4,6 km vuông trở thành khu vực tranh chấp, nhưng thực tế không có khu vực này. Khu vực 4,6 km vuông chỉ là khẳng định và theo bản đồ cá nhân của Thái, chứ không phải lời khẳng định hay chấp nhận từ phía Campuchia…”

Khi phía Campuchia phá bỏ bia đá khắc chữ tại đây là "Thái xâm lược và tại đây là Campuchia" thì Thái Lan nghĩ là thuộc sở hữu Thái Lan. Thái Lan gây xung đột và đang đưa khu vực 4,6 km vuông trở thành khu vực tranh chấp, nhưng thực tế không có khu vực này.<br/>

Cũng liên quan vấn đề Chính phủ Campuchia phá bỏ hai bia đá khắc chữ “Thái xâm lược và tại đây là Campuchia”, Giáo sư Sok Touch bày tỏ rằng một nước độc lập và có chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ thì không có nước nào có thể chỉ đạo làm thế này thế kia. Ông đề nghị Chính phủ giữ lập trường, đảm bảo độc lập, Chủ quyền lãnh thổ.

Đền Preah Vihear. AFP
Đền Preah Vihear. AFP (AFP)

Một quan chức cấp cao xin giấu tên cũng cho biết vào chiều thứ Sáu ngày 28 tháng giêng, hiện đã có hàng trăm binh sĩ và xe bọc thép của quân đội Thái Lan được di chuyển về khu vực biên giới giáp với Campuchia, đặc biệt là khu vực gần ngôi đền cổ Preah Vihear. Nhiều quan chức cấp cao Campuchia đang có mặt tại khu vực được Thái Lan cho là đang tranh chấp. Ông còn cho biết, phía Campuchia sẽ tuân theo lời chỉ đạo của Thủ tướng Hun Sen. Có nghĩa làm thế nào để bảo vệ Chủ quyền lãnh thổ và sẽ không làm mất đất bất cứ một tấc đất nào.

Vừa rồi là Quốc Việt trong tường trình gửi từ Phnom Penh nói về căng thẳng đang xảy ra giữa Campuchia và nước láng giềng Thái Lan.

Tiếp theo bản tin của Quốc Việt chúng tôi được biết là chính phủ Thái Lan mới thông báo Ngoại Trưởng Kasit Piromya sẽ hướng dẫn phái đoàn tham dự cuộc họp bàn về hợp tác với Campuchia.

Cuộc họp sẽ diễn ra vào ngày mùng 3 và mùng 4 tháng tới ở thành phố Siemrap. Đây là lần thứ 7 hai quốc gia thảo luận về vấn đề này. Cả 2 nước đều không cho biết chuyện căng thẳng biên giới có nằm trong nghị trình thảo luận hay không.

Theo dòng thời sự: