Bất chấp vô số ý kíên phản đối và lên án từ công luận, chính phủ vẫn quyết định cho phép các nhà thầu Trung Quốc thực hiện dự án khai thác quặng bauxite và chế biến alumin tại các nhà máy trải dài từ địa phận Bảo Lộc-Di Linh đến Đắc Nông, Bình Phước.
“
Thật sự dự án Bauxite Tây Nguyên này người dân Tây Nguyên chưa được biết đến nhiều đâu. Những người có chút ăn học như bọn mình thì biết và đều phản đối hết. Còn đa số nông dân kể cả người Kinh lẫn người thiểu số họ hoàn toàn không ý thức đến những mối nguy hại đâu
.”
Anh Minh, một cư dân
Thông tin về tác hại môi trường bị hạn chế
Sự quan tâm của dư luận tập trung vào những hậu hoạ khôn lường mà dự án này sẽ mang lại cho môi trường và sức khoẻ con người. Những nạn nhân trực tiếp tại Tây Nguyên cảm nhận ra sao?
Anh Minh, một cư dân tại đây công tác trong lĩnh vực du lịch có dịp đi đây đó và tiếp xúc với nhiều người, cho biết:
"Thật sự dự án Bauxite Tây Nguyên này người dân Tây Nguyên chưa được biết đến nhiều đâu. Những người có chút ăn học như bọn mình thì biết và đều phản đối hết. Còn đa số nông dân kể cả người Kinh lẫn người thiểu số họ hoàn toàn không ý thức đến những mối nguy hại đâu."
Đúng như nhận xét của anh Minh, qua trao đổi với một số nông dân và giới lao động bình dân sinh sống trong khu vực, chúng tôi đều nhận đựơc câu trả lời rằng họ không nắm rõ các thông tin liên quan đến các tác hại của việc khai thác bauxite tại đây, như lời phát biểu của ông Sáu:
Chính quyền địa phương cũng chưa có nguồn tin nào nói về vấn đề độc hại của quặng mỏ bauxite sau khi đi vào hoạt động. Chính quyền địa phương họ đâu bao giờ quan tâm đến các vấn đề độc hại cho người dân.
Nông dân Lành ngụ tại Nhân Cơ
“Cái đó thì tôi cũng chưa đựơc tường mấy.”
Một số người ít nhiều nắm đựơc thông tin qua báo đài thì cho biết họ không đồng tình dù chưa được tường tận các thông tin về mức độ nguy hại.
Nhà nông tên Lành ngụ tại Nhân Cơ, Daklak, Đắc Nông, cách nhà máy Alumin Nhân Cơ chưa tới 1 cây số bày tỏ:
"Là cư dân sống ở đây sao mình ủng hộ được bởi vì tác động nó không chỉ đối với cá nhân mà cho cả cộng đồng dân cư. Thứ nhất mình sẽ bị ảnh hưởng trước, nặng nề hơn nữa thì nó sẽ ảnh hưởng đến thế hệ sau này. Cho nên không ai có thể ủng hộ đựơc nhưng trước mắt thì người dân cũng chưa được biết rõ ràng lắm.
Chính quyền địa phương cũng chưa có nguồn tin nào nói về vấn đề độc hại của quặng mỏ bauxite sau khi đi vào hoạt động. Chính quyền địa phương họ đâu bao giờ quan tâm đến các vấn đề độc hại cho người dân. Họ đâu có một thông tin nào cho dân đựơc biết đâu, coi như là ép dân thôi mà. Trình độ hiểu biết của dân cũng hạn chế, chưa nắm bắt được tác hại đến sức khoẻ của họ sau này thế nào. Họ hoàn toàn mù tịt.”
“
Thông tin thì mình chưa nắm rõ lắm. Chỉ mới nghe sơ sơ thôi, nhưng thiết nghĩ ô nhiễm môi trường ở Việt Nam thì nhiều lắm rồi. Cái bauxite này nếu khai thác mà ảnh hưởng như vậy thì lo ngại quá đi chứ. Riêng bản thân, tôi không ủng hộ.
Anh Hào, một cư dân
Một cư dân khác tên Hào tiếp lời:
"Thông tin thì mình chưa nắm rõ lắm. Chỉ mới nghe sơ sơ thôi, nhưng thiết nghĩ ô nhiễm môi trường ở Việt Nam thì nhiều lắm rồi. Cái bauxite này nếu khai thác mà ảnh hưởng như vậy thì lo ngại quá đi chứ. Riêng bản thân, tôi không ủng hộ. Nói về tài nguyên khai thác nói chung thì người ta ủng hộ, nhưng về ảnh hưởng môi trường thì chắc chắn bà con không ai ủng hộ rồi, vì nó ảnh hưởng đến môi trường nước, nguồn nước sinh hoạt của bà con, hoặc những cái ảnh hưởng trực tiếp đến con cháu. Chắc chắn bà con không ai ủng hộ nếu người ta hiểu đựơc. Tây Nguyên bây giờ đang thiếu nước trầm trọng, mưa lũ thì thất thường, lụt, hạn hán..v..v..Là người dân thì mình chỉ nghĩ sơ khởi vậy thôi chứ bây giờ có cách gì ngăn chặn người ta được?!"
Mình cũng rất muốn những nhà chuyên môn công bố nhiều thông tin đến đồng bào và có nhiều đề xuất kiến nghị với chính phủ. Bản thân tôi thì cũng chỉ biết thế thôi, còn đề xuất ý kiến thì nói thật cũng ngại với lại cũng không quen.
Ông Dũng, một giáo viên
Ông Dũng, một giáo viên sinh sống trong khu vực:
Theo quan điểm của tôi, tôi cũng không đồng tình. Ở đây ít có những kênh phản biện, và kiến nghị. Người dân có thể do không quen, và cũng không hy vọng gì vào những chuyện đó, nhưng trong thâm tâm, sau khi hiểu được những thông tin đó thì mình cũng rất muốn những nhà chuyên môn công bố nhiều thông tin đến đồng bào và có nhiều đề xuất kiến nghị với chính phủ. Bản thân tôi thì cũng chỉ biết thế thôi, còn đề xuất ý kiến thì nói thật cũng ngại với lại cũng không quen.
Đa phần những người nắm bắt thông tin và tìm hiểu rõ vấn đề đều cực lực phản đối dự án này. Nhưng cho dù có biết trước những tác hại sẽ đổ lên mình và con cháu của chính mình đi chăng nữa, cư dân Tây Nguyên cũng đành bất lực, không biết làm thế nào để tiếng nói của họ được lắng nghe, như tâm sự của anh Minh:
Chưa kể từ đây đến đỉnh Charlie hay biên giới Bờ Y, rừng núi cũng chẳng còn gì. Chỉ trong vòng 20 năm họ đã phá còn hơn cuộc chiến 30 năm vì quản lý quá tồi."
Anh Minh, một cư dân<br/>
"Chúng tôi phản đối nhưng không biết làm cách nào vì đất đai, khoáng sản ở đây thuộc quyền quản lý của nhà nước, mình không có quyền gì hết. Thứ hai, từ xưa tới giờ nhà nước làm gì thật sự không bao giờ hỏi ý kiến nhân dân. Có hỏi thì cũng chiếu lệ thôi. Tôi đã ở đến đời thứ tư rồi, coi như là một người Tây Nguyên thật sự chứ không phải mới 2 hay 3 chục năm. Thật sự là tôi bị sốc trước vấn đề này rất nhiều. Chưa kể từ đây đến đỉnh Charlie hay biên giới Bờ Y, rừng núi cũng chẳng còn gì. Chỉ trong vòng 20 năm họ đã phá còn hơn cuộc chiến 30 năm vì quản lý quá tồi."
Đừng quên Tây Nguyên là nóc nhà của đồng bằng
Ngoài những lý do liên quan đến sức khoẻ cộng đồng, người dân bản địa bất bình trước dự án khai thác bauxite Tây Nguyên còn bởi vì:
"<i>Tây Nguyên là nóc nhà của đồng bằng. Tất cả những sông suối quan trọng bắt đầu từ rừng núi, mà rừng núi phải có cây. Bây giờ đốn hết cây để lấy một chút tài nguyên. Tôi không hiểu hàm lượng đựơc bao nhiêu</i> <br/>
"Tây Nguyên là nóc nhà của đồng bằng. Tất cả những sông suối quan trọng bắt đầu từ rừng núi, mà rừng núi phải có cây. Bây giờ đốn hết cây để lấy một chút tài nguyên. Tôi không hiểu hàm lượng đựơc bao nhiêu, mang lại bao nhiêu nguồn lợi cho Việt Nam, người dân bản xứ ở đó đựơc hưởng cái gì trong đó so với những tác hại hại về văn hoá, môi trường đã bị mất đi. Nguồn nước bị thiếu, khí hậu sẽ bị thay đổi vì mất thăng bằng sinh thái. Về mặt kinh tế cả người dân lẫn nhà nước rất mơ hồ rồi. Tập đoàn khoáng sản Việt Nam là hưởng lợi nhiều nhất. Đó là lợi ích của một nhóm người chứ không phải của dân tộc.
Lý do thứ hai tôi phản đối là địa hình địa vật của Tây Nguyên hoàn toàn sẽ thay đổi. Hơn nữa, nếu người Trung Quốc vào khai thác ở Tây Nguyên thì mình không biết ý đồ của họ là gì hơn thế hay không.
<i>Nguồn nước bị thiếu, khí hậu sẽ bị thay đổi vì mất thăng bằng sinh thái. Về mặt kinh tế cả người dân lẫn nhà nước rất mơ hồ rồi. Tập đoàn khoáng sản Việt Nam là hưởng lợi nhiều nhất. Đó là lợi ích của một nhóm người chứ không phải của dân tộc. </i>
Cho nên tôi vẫn mong ngóng là những người trí thức, khoa học gia, tiến sĩ..v...v.. có tiếng nói can thiệp với nhà nước vì dân thấp cổ bé miệng như mình bây giờ không biết trình bày, đệ đạt nguyện vọng ở đâu. Ai chịu nghe mình? Mình đón nhận việc này với sự phẫn nộ vừa buồn bã, cam chịu.”
Với những lý do phản đối như thế, người dân Tây Nguyên, những nạn nhân trực tiếp của dự án khai thác quặng bauxite tại đây, tha thiết yêu cầu:
“Những người trọng trách của nhà nước cũng nên nghe các nhà khoa học, nghe ý kiến của đồng bào mình xem là việc khai thác bauxite đó lợi như thế nào và tác hại cho môi trường đến đâu, sinh thái bị tác động lâu dài ra sao. Nhà nước cũng phải nên suy nghĩ lại.”
Cùng suy nghĩ với giáo viên Dũng, giới nông dân gắn bó với nương rẫy, núi rừng Tây Nguyên bao lâu nay như ông Lành đề nghị chính quyền lắng nghe và quan tâm đến những nguyện vọng chính đáng của người dân:
“Yêu cầu phải làm thế nào bảo đảm môi trường trước mắt và trong tương lai.”
Trước những gì đang diễn ra trong thực tế, người dân Tây Nguyên mong mỏi:
“Theo tôi, giờ phải có một tổ chức hoàn toàn độc lập nghiên cứu, thăm dò, đưa ra luận chứng kinh tế rõ ràng về thời gian, cách thức khai thác, chính sách tái định cư, tái sinh rừng cụ thể chứ không phải chung chung. Ở xã hội này, chính sách, đường lối, chủ trương của nhà nước chúng tôi chẳng bao giờ tin tưởng nữa đâu.”
Những lời kêu cứu khẩn thiết như thế này được lắng nghe và hồi đáp đến đâu còn tuỳ thuộc vào lương tâm và trách nhiệm của giới lãnh đạo hữu trách.