Có mặt tại chỗ, phóng viên Thiện Giao của Ban Việt Ngữ RFA gởi về bản tường thuật sau đây.
Quyền được đối xử công bằng
Hội thảo “Giảm Thiểu Tác Hại” từ nhiều năm nay trở thành diễn đàn quan trọng để giới học giả, nghiên cứu, các tổ chức quốc tế, và cả những người sử dụng ma túy gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm, kết nối hoạt động và nghiên cứu cách thức hữu hiệu nhằm giảm thiểu tác hại của ma túy đối với xã hội.
Một trong các chủ đề được đề cập trong Hội Thảo lần này là nhấn mạnh về những quyền căn bản của người sử dụng ma túy.
Tại buổi lễ khai mạc Hội Thảo Giảm Thiểu Tác Hại tại Bangkok, giáo sư Michel Kazatchkine, Giám Đốc Điều Hành Quỹ Global Fund cho các công tác chống AIDS, lao phổi và sốt rét, nói rằng nhân quyền cũng là quyền của người sử dụng ma túy:
Người sử dụng ma túy cũng có những quyền căn bản như bất cứ ai.
GS Michel Kazatchkine
"Ng ười s ử d ụng ma túy cũng có nh ững quy ền căn b ản nh ư b ất c ứ ai. Hi ện nay, t ại nhi ều qu ốc gia, trong nhi ều nhà tù, ngay c ả trong các trung tâm y t ế, ng ười s ử d ụng ma túy b ị đ ối x ử thi ếu công b ằng."
Global Fund là quỹ tài trợ lớn nhất phòng chống AIDS, lao phổi, sốt rét, và cũng là nhà tài trợ chính cho Hội Thảo “Giảm Thiểu Tác Hại.”
Hội Thảo lần này được tổ chức tại Thái Lan, và quốc gia này cũng vừa nhận được khoản tài trợ $100 triệu từ Global Fund nhằm mục đích giảm thiểu số nạn nhân lây nhiễm HIV.

Phương cách sử dụng khoản tài trợ này là cung cấp sự truy cập toàn diện cho các trung tâm ngăn ngừa HIV tại một số địa phương bị xem là có nguy cơ lây nhiễm cao nhất của Thái Lan.
Trong số này, có các nhóm gái mại dâm, quan hệ tình dục đồng tính nam, sử dụng ma túy và người lao động nhập cư.
Kinh nghiệm chống HIV/AIDS
Chia sẻ kinh nghiệm phòng chống lây nhiễm HIV của Thái Lan, bà Pratin Dharmarak, đại diện tổ chức Dịch Vụ Công Ích Quốc Tế của Thái Lan nói rằng quốc gia này cần học lại bài học thành công của kế hoạch chống HIV/AIDS hồi thập niên 1990s.
Thời điểm ấy, HIV/AIDS được thừa nhận là một vấn đề thật sự, được quan tâm rộng rãi và đã được khống chế thành công.
Tuy nhiên, những năm gần đây, vẫn theo bà Pratin, xã hội Thái có hiểu biết khá giới hạn về tác hại của việc sử dụng ma túy. Và nhóm người này được xem là có rủi ro lây nhiễm HIV cao nhất.
Nhiều quốc gia đang thay đổi một cách cẩn trọng cách thức tiếp cận người sử dụng ma túy và vấn đề ma túy. Trước đây người ta sử dụng hệ thống thi hành công lực. Ngày nay, phương pháp này đang được thay bằng cách tiếp cận từ quan điểm y tế cộng đồng. <br/>
GS Michel Kazatchkine
Thông tin từ Hội Thảo “Giảm Thiểu Tác Hại” cho biết, người sử dụng ma túy chiếm đến 10% số trường hợp lây nhiễm HIV trên toàn cầu. Tỷ lệ này là 30% cho khu vực ngoài khu vực Châu Phi ở phía Nam Sahara. Điều đáng quan tâm là, cho đến nay, công cuộc ngăn chặn lây nhiễm HIV đối với người tiêm chích ma túy vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
Cũng tại buổi khai mạc Hội Thảo Giảm Thiểu Tác Hại, giáo sư Kazatchkine phát biểu rằng, điều quan trọng là nhiều quốc gia đang thay đổi một cách cẩn trọng cách thức tiếp cận người sử dụng ma túy và vấn đề ma túy.
Ông nói, trước đây người ta sử dụng hệ thống thi hành công lực. Ngày nay, phương pháp này đang được thay bằng cách tiếp cận từ quan điểm y tế cộng đồng.
Hội Thảo Giảm Thiểu Tác Hại được Hiệp Hội Giảm Thiểu Tác Hại Quốc Tế, (International Harm Reduction Association, IHRA), tổ chức. Hiệp Hội này được xem là đi đầu trong việc cổ súy các phương pháp nhằm giúp giảm thiểu tác hại của chất gây nghiện trên toàn cầu.