Nhiều dấu hiệu lạc quan
Hồi tháng rồi, Bộ Thương Mại Hoa Kỳ bày tỏ lạc quan rằng tổng sản lượng quốc gia Mỹ trong qúy 3 năm nay tăng 3,5% so với quý hai, một sự trổi dậy đáng kể sau giai đọan suy thoái kinh tế dài lâu nhất tại Hoa Kỳ kể từ Thế chiến thứ 2.
Tạp chí The Economist của Anh mới đây có bài tựa đề “Những số liệu mới cho thấy Hoa Kỳ sau cùng rồi cũng thoát khỏi tình trạng suy thoái”, đã trích dẫn tỷ lệ tăng trưởng vừa nói như là dấu hiệu chứng tỏ tình trạng suy thoái kinh tế Mỹ đã chấm dứt trong quý 3 năm nay hay thậm chí một thời gian ngắn trước đó.
Bộ Thương Mại Hoa Kỳ bày tỏ lạc quan rằng tổng sản lượng quốc gia Mỹ trong qúy 3 năm nay tăng 3,5% so với quý hai, một sự trổi dậy đáng kể sau giai đọan suy thoái kinh tế dài lâu nhất tại Hoa Kỳ kể từ Thế chiến thứ 2.
Bài báo trích thuật lời kinh tế gia Robert Gordon thuộc Cơ quan Khảo cứu Kinh tế Quốc gia Hoa Kỳ tin rằng nạn suy thoái kinh tế Mỹ, vốn bắt đầu hồi cuối năm 2007, đã kết thúc trong tháng 6 năm nay.
Thông tấn xã AP hôm mùng 2 tháng này cũng đưa tin về triển vọng hồi phục kinh tế Hoa Kỳ ở mức tốt đẹp hơn người ta tưởng, chủ yếu nhờ 3 lãnh vực gồm sản xuất chế biến hàng hoá, xây dựng và số hợp đồng mua nhà.
Nguồn tin trích dẫn một tổ chức tư nhân cho hay hoạt động sản xuất, chế biến hàng hoá của Mỹ gia tăng trong tháng 10 vừa rồi ở mức nhanh nhất kể từ hơn 3 năm nay, phát xuất từ việc công chi, nhu cầu phục hồi nguồn hàng của các cơ sở kinh doanh và nhu cầu tiêu thụ cao hơn ở thị trường hải ngọai.
Bộ Thương mại Mỹ cho biết chi phí xây cất nhà cửa gia tăng hồi tháng 9, cho thấy khu vực gia cư sa sút nghiêm trọng trước đây hiện bắt đầu hồi phục. Trong khi đó, Hiệp hội Địa ốc Toàn quốc Hoa Kỳ công bố số hợp đồng mua nhà đã được ký kết gia tăng trong 8 tháng liền, tính cho tới tháng 9 vừa rồi.
Thông tấn xã AP hôm mùng 2 tháng này cũng đưa tin về triển vọng hồi phục kinh tế Hoa Kỳ ở mức tốt đẹp hơn người ta tưởng, chủ yếu nhờ 3 lãnh vực gồm sản xuất chế biến hàng hoá, xây dựng và số hợp đồng mua nhà. <br/>
Lên tiếng với Đài ACTD mới đây, chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa từ California, Hoa Kỳ nhận xét:
“Ba cái dữ kiện vừa mới trình bày đó, thí dụ như là về vấn đề xây cất, về số liệu hàng hoá chế biến chẳng hạn, kể cả sản xuất ra cho tồn kho, đều cho thấy rằng là kinh tế Mỹ đã đụng đáy từ Quý III, tức là bắt đầu từ cuôí tháng 6 cho tới bây giờ.
Điều đó có thể cho người ta thấy là tăng trường của kinh tế Mỹ có thể khả quan hơn, và vì vậy, trong tuần vừa rồi, người ta cũng thấy rằng tốc độ tăng trưởng của Quý III vừa rồi dự báo con số sơ khởi của Bộ Thương Mại là 3,5%, tức là nó cao hơn những dự đoán trước đó. Ấy là yếu tố có vẻ lạc quan.”
Phục hồi nhưng thiếu vững chắc
Nhưng kinh tế gia Jan Hatzius thuộc tập đoàn tài chính Goldman Sachs trụ sở tại New York nêu lên câu hỏi là đà phục hồi kinh tế Mỹ như vừa nói bền vững tới đâu?
Trong khi đó, các nhà kinh tế khác nhận thấy, đối với nhiều người dân Mỹ, kinh tế Hoa Kỳ chưa thật sự hồi phục nếu như tình hình công ăn việc làm tiếp tục khó khăn, các công ty thận trọng trong việc thuê người, thị trường địa ốc vẫn chưa thực sự sáng sủa, giới tiêu thụ tiếp tục lo ngại, mất tin tưởng và không dám tiêu xài.
Kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa nhận xét thêm về vấn đề này: "Một trong những nhược điểm của nền kinh tế trong tình trạng phục hồi mà vẫn còn bấp bênh này là sự thiếu niềm tin của dân chúng, của thị trường, đặc biệt của giới tiêu thụ, nó có ảnh hưởng đến khối lượng tín dụng cấp phát ra là vẫn bị kẹt, tức là người ta muốn vay tiền để kinh doanh nhưng vẫn khó trong khi các ngân hàng thì ngại ngần cho vay. Dân chúng vẫn chưa tin tưởng vào tương lai, thành ra các doanh nghiệp vẫn chưa dám tuyển dụng lại nhân viên của họ."
Trong khi đó, các nhà kinh tế khác nhận thấy, đối với nhiều người dân Mỹ, kinh tế Hoa Kỳ chưa thật sự hồi phục nếu như tình hình công ăn việc làm tiếp tục khó khăn, các công ty thận trọng trong việc thuê người, thị trường địa ốc vẫn chưa thực sự sáng sủa, giới tiêu thụ tiếp tục lo ngại, mất tin tưởng và không dám tiêu xài.<br/>
Nhiều kinh tế gia cảnh báo rằng thị trường việc làm ở Mỹ có thể tiếp tục khó khăn trong năm tới. Ngay cả Chủ tịch Ủy ban Cố vấn Kinh tế của Toà Bạch Ốc, bà Christina Romer, cũng tiên đoán rằng nạn thất nghiệp sẽ tiếp tục ở mức cao nghiêm trọng trong suốt năm tới.
Mặc dù Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nhanh chóng cho rằng kế họach kích thích kinh tế quy mô trị giá 787 tỷ đô-la đã giúp vực dậy kinh tế như vừa nói, nhưng tác động thực sự tới đâu của kế họach kích cầu ấy hãy còn trong vòng tranh cãi.
Lại một “hiện tượng bong bong”?
Nhiều nhà kinh tế quan ngại rằng hiệu quả của những kế họach cứu vãn kinh tế của chính phủ Obama sẽ không dài lâu, và trong những quý sắp tới, đà tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ trở nên trì chậm, thậm chí lại sa sút.
Nhiều nhà kinh tế quan ngại rằng hiệu quả của những kế họach cứu vãn kinh tế của chính phủ Obama sẽ không dài lâu, và trong những quý sắp tới, đà tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ trở nên trì chậm, thậm chí lại sa sút.<br/>
Theo kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa thì yếu tố chính tác động thuận lợi cho kinh tế Hoa Kỳ như hiện giờ chủ yếu không phải là kế họach kích cầu của ông Obama:
“Yếu tố chính thực ra là biện pháp tiền tệ khi mà Ngân Hàng Trung Ương Mỹ đã hạ lãi suất liên tục và giữ lãi suất đó ở số 0, tức là từ 0 đến 0,25%, và nếu mình so với đà lạm phát thì lãi suất của Mỹ là số âm. Đồng thời họ cũng in tiền, họ bơm bạc vào, tức gọi là tăng mức lưu hoạt của các cơ sở kinh tế và nhất là các hệ thống tài chính thì tổng cộng ra nó cũng hơn 2 ngàn tỷ đô-la lận”.
Hôm mùng 10 tháng này, các viên chức thuộc Quỹ Dự Trữ Liên bang, tức là Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ, ám chỉ là có thể duy trì lãi suất hầu như ở số 0 trong một thời gian nữa vì tính chất hồi phục kinh tế thiếu vững chắc hiện giờ.
Tờ Financial Times, chuyên gia kinh tế Nouriel Roubini thuộc Đại học New York cảnh báo rằng Quỹ Dự Trữ Liên bang cùng những ngân hàng chủ chốt khác của chính phủ Hoa Kỳ đang góp phần gây ra hiện tượng "bong bóng" quy mô lần thứ nhì, khiến một ngày nào đó, Hoa Kỳ lại gặp phải hậu quả nghiêm trọng. <br/>
Nhưng, qua tờ Financial Times, chuyên gia kinh tế Nouriel Roubini thuộc Đại học New York cảnh báo rằng Quỹ Dự Trữ Liên bang cùng những ngân hàng chủ chốt khác của chính phủ Hoa Kỳ đang góp phần gây ra hiện tượng “bong bóng” quy mô lần thứ nhì, khiến một ngày nào đó, Hoa Kỳ lại gặp phải hậu quả nghiêm trọng.
Theo lập luận của nhà kinh tế Roubini thì việc Quỹ Dự trữ Liên bang giữ lãi suất gần số 0 hẳn tạo điều kiện cho giới đầu tư lẫn giới đầu cơ mượn tiền dễ dàng để tích lũy tài sản, từ cổ phần, trái phiếu, vàng, dầu hỏa, khoáng sản cho tới ngọai tệ... khiến giá cả tăng vọt, và họ thu được lợi nhuận kết sù.
Nhưng, vẫn theo kinh tế gia Nouriel Roubini, sau cùng rồi Quỹ Dự trữ Liên bang sẽ nâng lãi suất, hay những sự kiện bên ngoài Hoa Kỳ tác động đến tâm lý thị trường, khiến giới đầu tư đổ xô bán ra những thứ mà họ tích lũy. Chừng đó tình trạng thua lỗ tăng cao, sự tin tưởng của dân chúng trở nên sa sút và nền kinh tế Mỹ lại rơi vào đợt khủng hỏang mới.