Căng thẳng ngoại tệ tác động đồng nội tệ

Trong tuần qua tình hình đồng ngoại tệ trở nên khan hiếm một mặt do người dân có tâm lý bất an, một mặt do nhiều tác động khác của nền tài chánh thế giới.

0:00 / 0:00

Mặc Lâm tìm hiều vấn đề qua cuộc phỏng vấn Tiến sĩ Võ Trí Thành, Trưởng Ban Nghiên Cứu Chính Sách Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế thuộc Bộ Kế

Tình trạng căng thẳng ngoại tệ tác động đồng nội tệ
Tình trạng căng thẳng ngoại tệ tác động đồng nội tệ. AFP photo (AFP photo)

Hoạch và Đầu Tư, nhằm biết thêm chi tiết hơn về vần đề này.

Nguyên nhân và ảnh hưởng

Mặc Lâm : Thưa Tiến Sĩ, tình trạng căng thẳng ngoại tệ mấy tháng gần đây đã có tác động lên tỷ giá của đồng nội tệ và tình hình tài chánh ngày một căng thẳng hơn. Xin Tiến Sĩ cho biết liệu trong ngắn hạn khó khăn này có thể được khắc phục hay không?

Sức ép lên đồng nội tệ là kỳ vọng giảm phát ở Việt Nam có thể ít nhiều nó sẽ tăng lên trong thời gian tới, và nguyên nhân thì bao giờ lạm phát tăng cũng có thể so với nước thì cao hơn chẳng hạn, thì nó cũng có thể làm suy yếu đồng nội tệ.

Tiến sĩ Võ Trí Thành

TS Võ Trí Thành : Tình trạng căng thẳng ngoại tệ trong một vài tháng gần đây là một điều rất là thực tế. Lý do thì có nhiều, nhưng nhìn tổng thể có thể quy lại như thế này: Mặc dù cán cân vãng lai giảm rất đáng kể so với các năm 2007-2008, nhất là trong bối cảnh khó khăn hiện nay giống như nhiều nước thì việc thu hút vốn để có thể bù đắp cho cái thâm hụt ấy thì cũng giảm. Và con số này hiện nay nhiều người dự báo, nhìn tổng thể thì nó cũng thiếu hụt đôi chút, nhưng cái thiếu hụt đấy không quá lớn và nó cũng không phải vượt khỏi tầm kiểm soát, nhưng dẫu sao thì nó cũng có một chút sức ép.

Thứ hai, sức ép lên đồng nội tệ là kỳ vọng giảm phát ở Việt Nam có thể ít nhiều nó sẽ tăng lên trong thời gian tới, và nguyên nhân thì bao giờ lạm phát tăng cũng có thể so với nước thì cao hơn chẳng hạn, thì nó cũng có thể làm suy yếu đồng nội tệ.

Ở Việt Nam thì cái tâm lý giữ đôla và mức đôla-hoá còn cao, mà cái tâm lý này vốn có từ nhiều năm nay rồi, và chính vì vậy cái tâm lý này nó cũng tạo ra cái thị trường ngoại hối Việt Nam

Tiến sĩ Võ Trí Thành

Lý do thứ ba là ở Việt Nam thì cái tâm lý giữ đôla và mức đôla-hoá còn cao, mà cái tâm lý này vốn có từ nhiều năm nay rồi, và chính vì vậy cái tâm lý này nó cũng tạo ra cái thị trường ngoại hối Việt Nam về tổng thể có thể là nó không có vấn đề nhưng mà các thị truờng có thể trong những thời điểm nhất định nó bị phân khúc, ví dụ giữa anh xuất khẩu và anh nhập khẩu, giữa thị trường tự do và thị trường chính thức.

Đấy là những nguyên nhân chính gây áp lực lên tỷ giá đồng Việt Nam, nhưng mà nhìn chung thì tôi có thể nói về tổng thể, những cái nền tảng vĩ mô cho nó (thì) nó có, như tôi đã trao đổi, nhưng nó không phải là lớn.

Gói kích cầu của chính phủ tỏ ra quá dàn trải?

Mặc Lâm : Nhiều chuyên gia kinh tế trong cũng như ngoài nước nhận định rằng gói kích cầu của chính phủ tỏ ra khá dàn trải, có nghĩa là cung cấp vốn cả cho những doanh nghiệp không thể kinh doanh thành công. Việc làm này có thể được giải thích như thế nào, thưa ông?

Về mặt lý luận thì trong những thời điểm gay go và khủng hoảng thì không dễ phân biệt được doanh nghiệp nào vẫn có khả năng hay khó khăn tạm thời và những doanh nghiệp nào thì thật sự là họ rất yếu kém mà đáng lẽ ra thậm chí là phải rút bỏ khỏi thị trường.

Tiến sĩ Võ Trí Thành

TS Võ Trí Thành : Về mặt lý luận thì trong những thời điểm gay go và khủng hoảng thì không dễ phân biệt được doanh nghiệp nào vẫn có khả năng hay khó khăn tạm thời và những doanh nghiệp nào thì thật sự là họ rất yếu kém mà đáng lẽ ra thậm chí là phải rút bỏ khỏi thị trường.

Thế thì cái khó về lý luận là làm sao phân biệt được các doanh nghiệp ấy, như anh nói, tức là gói kích cầu nó không dàn trải, thật ra nó có sai số mà sai số thậm chí khá lớn. Nhưng mà tôi cho rằng trong một ngắn hạn nó buộc phải làm, anh không thể có lựa chọn, nó khó thể lựa chọn loại bỏ doanh nghiệp được.

Dĩ nhiên cái quan trọng hơn là sau khi anh đã cho tín dụng nó sống trở lại, các doanh nghiệp nó có thể thở được, nó có thể sống được, thì làm sao để họ có thể cơ cấu lại tức là tăng khả năng cạnh tranh, thì cái đấy mới là cái quan trọng.

Mặc Lâm : Cũng liên quan về gói kích cầu, nhiều định chế tài chánh lớn như World Bank hay IMF đều tỏ ra lo ngại vì Việt Nam tung ra gói kích cầu khá lớn và có vẻ như vượt quá khả năng chi trả của mình. Tiến Sĩ có nhận định gì về những ý kiến này?

Cái khó hiện nay ở chỗ là một mặt suy thoái kinh tế năm 2009 này dù có rất nhiều dấu hiệu tích cực, nhìn chung năm nay vẫn là năm suy thoái rất là nặng nề của nền kinh tế thế giới, và chính vì vậy tư bản vẫn phải tiếp tục có những cái kích thích để phần nào bù đắp thiếu hụt của tiêu dùng và đầu tư hộ gia đình hay là tư nhân.

Tiến sĩ Võ Trí Thành

TS Võ Trí Thành : Tôi nghĩ rằng cái này thì tại các hội nghị lớn cũng như tại các diễn đàn lớn thì họ đều thấy các nền kinh tế thế giới hiện nay đã bước vào giai đoạn tạm gọi là nó nhạy cảm hơn đối với sự can thiệp của chính phủ, tức là tuỳ từng nước do điều kiện kinh tế vĩ mô khác nhau, do tác động của gói kích cầu khác nhau, do cái thời điểm tính toán có thể khác nhau, nhưng mà các nước thì có nhiều nước đã bắt đầu phải tính toán là khi nào rút lui khỏi chiến lược can thiệp tương đối ồ ạt của nhà nước để cứu nền kinh tế, chống suy giảm, thì có nước có thể bắt tay ngay, cũng có thể vào cuối năm, cũng có thể có nước vào năm 2010. Tuy nhiên, cái khó hiện nay ở chỗ là một mặt suy thoái kinh tế năm 2009 này dù có rất nhiều dấu hiệu tích cực, nhìn chung năm nay vẫn là năm suy thoái rất là nặng nề của nền kinh tế thế giới, và chính vì vậy tư bản vẫn phải tiếp tục có những cái kích thích để phần nào bù đắp thiếu hụt của tiêu dùng và đầu tư hộ gia đình hay là tư nhân.

Mặc Lâm : Thưa, trong trường hợp rủi ro xảy ra như lạm phát cao hay rủi ro tài chánh chẳng hạn thì chính phủ có kế hoạch rút ra khỏi các biện pháp kích khích kinh tế như thế nào cho hợp lý, thưa Tiến Sĩ?

TS Võ Trí Thành : Cách rút như thế nào thì tôi nghĩ mỗi nước có cách khác nhau, như tôi đã nói là tùy thời điểm và tuỳ quy mô. Và đối với Việt Nam thì có lẽ hiện nay chính phủ Việt Nam cũng bắt tay ngay vào việc này.

Như tôi đã nói, đây là việc làm cũng khá là phức tạp bởi vì một mặt vẫn cần kích thích kinh tế, mặt khác thì lo chống cái bất ổn kinh tế vĩ mô. Và ở Việt nam thì cái mức độ rủi ro bất ổn vĩ mô so với một số nước có thể cao hơn đôi chút cho nên càng phải tiếp tay có thể sớm hơn.

Vay nước ngoài, đối với các nước còn thu nhập thấp và có nhu cầu phát triển cũng như xử lý các khó khăn thì rất là cần thiết. Vấn đề đối với vay nước ngoài hay vay trong nước nó nằm ở chỗ là rủi ro có thể khác nhau, ví dụ vay trong nước thì đồng nội tệ ít rủi ro hơn, nhưng vay nước ngoài thì có thể có rủi ro tỷ giá.

Tiến sĩ Võ Trí Thành

Vốn nước ngoài và vốn trong nước

Mặc Lâm : Dư luận đang có hai khuynh hướng về vay vốn cho gói kích cầu này. Vay nước ngoài thì có lợi hơn vì lãi suất có thể thấp nhưng rủi ro về tỷ giá, còn vay trong nuớc thì khuynh hướng kích thích nguồn tài chánh của các ngân hàng và cũng gián tiếp kích thích kinh tế vĩ mô. Ý kiến của ông ra sao về vấn đề này?

TS Võ Trí Thành : Theo tôi có thể nói thế này : Vay nước ngoài, đối với các nước còn thu nhập thấp và có nhu cầu phát triển cũng như xử lý các khó khăn thì rất là cần thiết. Vấn đề đối với vay nước ngoài hay vay trong nước nó nằm ở chỗ là rủi ro có thể khác nhau, ví dụ vay trong nước thì đồng nội tệ ít rủi ro hơn, nhưng vay nước ngoài thì có thể có rủi ro tỷ giá.

Trong bối cảnh hiện nay thì việc phát hành trái phiếu quốc gia trên thị trường quốc tế của Việt Nam chắc là nếu phát hành như vậy thì có thể chi phí khá là lớn, lãi suất có thể là cao. Tuy nhiên nếu cách vay như là vay ODA, vay của các định chế tài chính thì chi phí phải trả hay lãi suất phải trả thì thấp rất là nhiều.

Thì đấy cũng là cách suy nghĩ, nhưng như tôi đã nói, cái rủi ro đối với vay trong nước hay nước ngoài thì nó khác nhau.

Và hiện nay việc vay rất là cần thiết, tuy vậy vay của nước ngoài cũng có cái lợi hơn vay trong nước ở chỗ là nó xử lý được cái căng thẳng không cần thiết cán cân thanh toán quốc tế mà chúng ta đã trao đổi từ đầu tức là cái áp lực đối với tỷ giá khi mà ngoại tệ nó vào thì nó giảm bớt hơn.

Mặc Lâm : Xin cảm ơn TS Võ Trí Thành đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn của chúng tôi ngày hôm nay.