Lò sát sinh M-13 giam giữ gián điệp?
Trong phiên tòa xử cựu trưởng trại giam S-21 lần 3, từ ngày 6 đến ngày 8 tháng Tư, cựu thủ lĩnh Khmer Đỏ này đã khai về việc thành lập một nhà tù mà ít ai biết đến, đó là nhà tù M-13 của Khmer Đỏ lúc còn chiến đấu trong bưng biền.
Theo ông Duch, tên thật là Kaing Guek Euv, thì nhà tù M-13 được thành lập vào năm 1971 trong vùng giải phóng thuộc tỉnh Kampong Spou, để giam cầm tra tấn tội phạm được cho là làm gián điệp,
Theo ông Duch, tên thật là Kaing Guek Euv, thì nhà tù M-13 được thành lập vào năm 1971 trong vùng giải phóng thuộc tỉnh Kampong Spou, để giam cầm tra tấn tội phạm được cho là làm gián điệp, do bản thân ông cai quản. Đồng thời ông thừa nhận trước tòa án do Liên hiệp Quốc hậu thuẫn rằng chính ông là người ra lệnh sát hại các phạm nhân trong nhà tù này.
Ông Duch cho rằng mục đích của việc thành lập trại giam này là nhằm bảo vệ thành quả cách mạng. Đặc biệt là bảo vệ vùng giải phóng không cho lọt vào tay phía bên kia.
Trong quá trình làm trưởng trại giam M-13, ông có ra lệnh trả tự do cho 10 phạm nhân, trong đó có một người Pháp. Đồng thời, nhận được chỉ thị của cấp trên nhiều lần cho giết hại tù nhân.
Trại giam M-13 tồn tại đến năm 1975, khi Khmer Đỏ giành chiến thắng trước chính quyền thân Mỹ của ông Lon Nol tại Campuchia.
Tra tấn và giết người như thời trung cổ
Sau đó, trại giam S-21 ra đời tại trường trung học Toul Sleng thuộc thủ đô Phnom Penh. Ông Duch cũng giữa vai trò cai quản nhà tù này trong thời gian dài, từ năm 1976 cho đến tháng Giêng năm 1979, khi quân đội Việt Nam tiến vào lật đổ chế độ Khmer Đỏ.
Trại giam S-21, hay còn gọi là trại giam Toul Sleng, hiện đã trở thành một trong những viện bảo tàn diệt chủng tại Campuchia. Nơi này từng xảy ra vụ tra tấn giết người dã mang được mô tả giống như từng xảy ra trong thời trung cổ, khiến cho khoảng 16.000 tù nhân thiệt mạng.
Trại giam S-21, hay còn gọi là trại giam Toul Sleng, hiện đã trở thành một trong những viện bảo tàn diệt chủng tại Campuchia. Nơi này từng xảy ra vụ tra tấn giết người dã mang được mô tả giống như từng xảy ra trong thời trung cổ, khiến cho khoảng 16.000 tù nhân thiệt mạng.
Ông Duch cho tòa án biết, ông chỉ ra lệnh giết một bộ phận tù nhân trong trại giam S-21. Ngoài ra, ông cũng chỉ là người thừa lệnh cấp trên.
Trong phiên tòa xét xử ngày 6 và 7 tháng Tư, ông Duch tiếp tục xin lỗi gia đình nạn nhân.
Ông Duch, cùng với 4 cựu lãnh đạo Khmer Đỏ khác bị truy tố về tội ác chiến tranh và tội ác chống loài người theo luật quốc tế, do bị qui trách về nạn diệt chủng làm chết gần 2 triệu người Campuchia trong giai đoại Khmer Đỏ cầm quyền tại nước này từ tháng Tư năm 1975 cho đến tháng Giêng năm 1979.
Riêng đối với luật hình sự Campuchia, ông Duch còn bị truy tố thêm về tội giết người và hành hạ phạm nhân, do ông từng giữ cương vị trưởng trại giam khét tiếng.
Riêng đối với luật hình sự Campuchia, ông Duch còn bị truy tố thêm về tội giết người và hành hạ phạm nhân, do ông từng giữ cương vị trưởng trại giam khét tiếng.
Phiên tòa xử ông Duch, dự kiến sẽ diễn ra trong thời hạn 3 tháng, từ cuối tháng 3 đến cuối tháng 6 năm nay. Sau đó sẽ đến lược các cựu lãnh đạo Khmer Đỏ khác.
Bao gồm ông Noun Chea, cựu Chủ tịch Quốc hội, ông Khieu Samphan, cựu Chủ tịch Nước, ông Ieng Sary, cựu Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao và bà Ieng Thirith, vợ ông Ieng Sary, cựu Bộ trưởng các vấn đề xã hội của Khmer Đỏ.