Chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông
2009.04.30

Khỏi cần bàn cãi
Trong lá thư ngỏ gửi Chủ Tịch UBND huyện đảo Hòang Sa cùng các cơ quan báo chí tại Việt Nam, Đoàn Luật Sư TP.HCM nói rằng Việt Nam có chủ quyền "bất khả xâm phạm" đối với hai quần đảo này.
Luật sư Nguyễn Văn Hậu, một trong nhiều thành viên của Đòan Luật Sư TP.HCM, cho Đài Á Châu Tự Do biết lý do mà Đòan Luật Sư TP.HCM có quan điểm đó:
"Cái này thì nó do cái quá trình lịch sử của cha ông ta để lại bằng những tài liệu mà chúng ta lưu lại, Việt Nam lưu lại, thì hai quần đảo này là của Việt Nam. Mỗi người Việt nam ai cũng đều biết điều đó. Và trong lưu trữ của Việt Nam và bằng những chứng tích, mình khẳng định cái đó là chủ quyền của mình.
Tôi cho điều đó khỏi cần phải bàn cãi. Về cái tranh chấp chủ quyền này thì mỗi nước có một cách nghĩ, nhưng mà đây là chủ quyền của Việt Nam là điều tất yếu, không thể thay đổi được lịch sử."
Về tranh chấp chủ quyền thì mỗi nước có một cách nghĩ, nhưng mà đây là chủ quyền của Việt Nam là điều tất yếu, không thể thay đổi được lịch sử.
LS Nguyễn Văn Hậu
Thư ngỏ của Đoàn Luật Sư TP.HCM được đưa ra vào lúc có nhiều sự kiện cho thấy chủ quyền Biển Đông dường như được chính quyền chú trọng hơn so với thời gian trứơc.
Đồng thời phía Việt Nam vừa tiếp nhận một sắc chỉ cổ, từ thời triều đại nhà Nguyễn, chứng minh chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hòang Sa.
Tranh chấp với Trung Quốc
Hôm 17 Tháng Ba, Việt Nam lần đầu tiên cho phép hội thảo về vấn đề Biển Đông. Cuộc hội thảo với chủ đề "Tranh chấp chủ quyền Biển Đông: lịch sử, địa chính trị và luật pháp quốc tế", được Học Viện Ngọai Giao và Chương trình Nghiên Cứu Biển Đông tổ chức ở Hà Nội với sự tham dự của khỏang 100 học giả, nhân sĩ, trí thức, nhà ngọai giao và nhà báo. Cuộc hội thảo diễn ra giữa lúc vấn đề Biển Đông đang dậy sóng.
Sang Ngày 30 Tháng Ba vừa qua chính phủ Việt Nam lần đầu tiên phát động phong trào tìm hiểu về biển, đảo của Việt Nam cho cả người Việt trong lẫn ngòai nước.
Hôm Thứ Ba 28 Tháng Tư, ngay sau khi Trung Quốc phản đối việc Việt Nam chính thức bổ nhiệm chức vụ chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa hôm 25 trứơc đó, chính quyền Việt Nam đáp lại rằng hành động của Hà Nội là "đúng pháp luật".
Lên tiếng là quan điểm của Việt Nam về vấn đề chủ quyền đối với Hòang Sa - Trừơng Sa đã đựơc khẳng định nhiều lần, Bộ Ngọai Giao Việt Nam đồng thời tuyên bố là Việt Nam "có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo này".
Chính quyền Đà Nẵng thời gian gần đay ủy thác cho nhà nghiên cứu Nguyễn Phước Tương sọan thảo một biên khảo về vấn đề chủ quyền đối với Hòang Sa, cuốn sách tựa đề "Quần Đảo Hòang Sa Không Thể Nhượng Quyền Của Việt Nam" sẽ được xuất bản vào Tháng Năm 2009.
Cũng hôm Thứ Ba, trứơc khẳng định của Bộ Ngọai Giao Việt Nam,
Bộ Ngọai Giao Trung Quốc tuyên bố việc bổ nhiệm của Hà Nội là bất hợp pháp và vô giá trị. Nhưng
quan trọng hơn, Trung Quốc tái khẳng định là có "chủ quyền không thể chối cãi" đối với quần đảo Hòang Sa cũng như đối với những vùng biển phụ cận.
Việt Nam có đầy đủ những cơ sở pháp lý và mình cũng tuân thủ theo những luật pháp quốc tế để mình chứng minh rằng đó là chủ quyền của mình.
LS Nguyễn Văn Hậu
Cơ sở lịch sử, pháp lý?
Về cơ sở lịch sử và pháp lý, chứng minh rõ ràng chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo đó, khi được đưa ra trứơc luật pháp quốc tế liệu có thể bảo vệ chủ quyền lãnh hải của Việt Nam? Luật sư Nguyễn Văn Hậu cho biết suy nghĩ của Đoàn Luật Sư TP.HCM :
"Việt Nam đã trở thành thành viên của (nhiều tổ chức) thế giới. Từ khi mình gia nhập với thế giới thì mình theo công pháp quốc tế, mà luật pháp của Việt Nam khi thay đổi thì phù hợp với lại các nước trên thế giới, đặc biệt là trong công pháp quốc tế.
Ở trên Công Ước về Biển vừa rồi Việt Nam cũng ban hành một số các luật liên quan đến công pháp quốc tế. Việc này mình đưa ra là mình có đầy đủ những cơ sở pháp lý và mình cũng tuân thủ theo những luật pháp quốc tế để mình chứng minh rằng đó là chủ quyền lãnh thổ của mình.
Và Việt Nam đã có hàng nghìn năm văn hiến như vậy thì tôi nghĩ rằng vấn đề ở đây là mình sẽ có đủ chứng cứ khi mình đưa ra. Mình có rất nhiều cơ sở để làm những việc này, để mình khẳng định đây là chủ quyền của mình. Mình chưa có thói quen đưa ra toà án quốc tế thôi."
Đòan Luật Sư TP.HCM tuyên bố sẽ luôn bảo vệ quan điểm là Việt Nam có chủ quyền đối với Hòang Sa và Trừơng Sa, và hơn thế, chủ quyền này là bất khả xâm phạm.
Tân chủ tịch Hòang Sa, sau khi nhậm chức, đã tuyên bố sẽ tiếp tục "cùng tòan dân cả nứơc đấu tranh để khẳng định chủ quyền của quần đảo Hòang Sa", là thuộc về Việt Nam.
Bộ Ngọai Giao Việt Nam hôm 28 Tháng Tư, trong cuộc họp báo về vấn đề đất đai và chủ quyền quốc gia, lập lại với báo giới nứơc ngòai là Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và pháp lý để khẳng định chủ quyền trên hai quần đảo Hòang Sa và Trừơng Sa.
Tưởng cũng nên nhắc lại, theo Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển mà Hà Nội phê chuẩn hồi năm 1994, chính quyền Việt Nam cần phải thực hiện một số điều theo quy định, trong đó có việc đăng ký yêu sách về thềm lục địa mở rộng, trước ngày 13 Tháng Năm tới đây.
Bộ Ngọai Giao Việt Nam mới đây cho báo chí biết, qua lời Vụ Trưởng Vụ Biển - Nguyễn Quang Vinh, là Việt Nam đang gấp rút chuẩn bị đăng ký ranh giới bên ngòai của thềm lục địa.