Tổ chức Giám sát Nhân quyền lên án chính phủ Việt Nam

Tổ chức Giám sát Nhân quyền vừa công bố báo cáo dày 32 trang lên án chính phủ Việt Nam đàn áp những tiếng nói cổ võ ôn hoà cho quyền lợi công nhân và công đoàn độc lập.
Trà Mi, phóng viên đài RFA
2009.05.07

Cơ quan bảo vệ nhân quyền quốc tế này cũng đồng thời kêu gọi sự lưu tâm của thế giới và yêu cầu Hà Nội phải phóng thích vô điều kiện những nhân vật tranh đấu cho quyền con người tại Việt Nam.

Bản phúc trình nêu lên các hành động đàn áp của chính phủ Việt Nam đối với việc thành lập các công đoàn độc lập kể từ năm 2006 tới nay và ghi lại chừng chục trường hợp các nhà tranh đấu cho quyền công nhân bị bắt giữ, giam cầm, hay quản thúc tại gia.
Bà Sophie Richardson

Siết chặt giới hạn nhân quyền và dân chủ

Bà Sophie Richardson, Giám đốc Phân bộ Á Châu thuộc Tổ chức Giám sát Nhân quyền
Bà Sophie Richardson, Giám đốc Phân bộ Á Châu thuộc Tổ chức Giám sát Nhân quyền
Photo courtesy HRW
Trong cuộc trao đổi với Trà Mi, bà Sophie Richardson, Giám đốc Phân bộ Á Châu thuộc Tổ chức Giám sát Nhân quyền, nhấn mạnh nội dung và thông điệp của bản phúc trình:

Bà Sophie Richardson:

Bản phúc trình nêu lên các hành động đàn áp của chính phủ Việt Nam đối với việc thành lập các công đoàn độc lập kể từ năm 2006 tới nay và ghi lại chừng chục trường hợp các nhà tranh đấu cho quyền công nhân bị bắt giữ, giam cầm, hay quản thúc tại gia. Chúng tôi cũng nhấn mạnh rằng sau khi Luật lao động Việt Nam sửa đổi đã siết chặt giới hạn quyền được tổ chức đình công của công nhân.

Trà Mi: Cơ sở của những cáo buộc này là gì và những tiêu chuẩn nào được cân nhắc khi đánh giá tình trạng tại Việt Nam, thưa bà?

Bà Sophie Richardson: Nhiều người trong số đó bị đưa ra xét xử về các tội danh được mô tả bằng những cụm từ bao quát trong Bộ luật hình sự gọi là “lợi dụng các quyền dân chủ” hay có hành động “gây nguy hại cho an ninh quốc gia”.

Trái lại, mục tiêu duy nhất của những người đứng ra khởi xướng việc tổ chức các công đoàn độc lập chỉ nhằm bảo vệ quyền lợi công nhân trong đó có quyền được thành lập và tham gia vào các công đoàn không thuộc nhà nước hay được phép tổ chức các cuộc đình công.

Những người này hoặc dám mạnh dạn lên tiếng đấu tranh cho dân chủ nhân quyền tại Việt Nam, hoặc có liên quan đến các tổ chức dân chủ mà nhà nước cho là ngoài vòng pháp luật như khối 8406 chẳng hạn.

Nhưng chính vì các nỗ lực khởi xướng công đoàn độc lập mà họ mới bị những sách nhiễu nặng tay từ phía chính quyền những năm gần đây, đặc biệt trong vòng 2 năm nay giữa bối cảnh các làn sóng đình công tự phát liên tục xảy ra tại Việt Nam. 

Mục tiêu duy nhất của những người đứng ra khởi xướng việc tổ chức các công đoàn độc lập chỉ nhằm bảo vệ quyền lợi công nhân trong đó có quyền được thành lập và tham gia vào các công đoàn không thuộc nhà nước hay được phép tổ chức các cuộc đình công
Bà Sophie Richardson

Trà Mi: Bản phúc trình của Tổ chức Giám sát Nhân quyền có đề cập đến trường hợp đang bị sách nhiễu, tù đày, hay quản thúc tại gia vì đã cổ suý cho quyền lợi của người công nhân và công đoàn độc lập. Bà có thể cho biết danh tánh cụ thể của những người này?

Bà Sophie Richardson:

Những trường hợp chúng tôi nêu ra trong bản báo cáo này bao gồm Huỳnh Việt Long, Đoàn Huy Chương, Trần Thị Lệ Hằng, Đoàn Văn Diên, Nguyễn Thị Tuyết, Lê Văn Sỹ, Nguyễn Tuấn, Lê Bá Triết, Trần Quốc Hiền, Trần Khải Thanh Thuỷ, Nguyễn Khắc Toàn, Lê Thị Công Nhân, một tên tuổi rất quen thuộc, và Lê Trí Tuệ. Ông Tuệ là trường hợp chúng tôi hết sức quan tâm vì ông đã bị mất tích sau khi tìm đường lánh nạn sang Campuchea.

Hà Nội phải chấm dứt hành động sách nhiễu, đàn áp

Trà Mi: Trái với cáo buộc của Tổ chức Giám sát Nhân quyền cũng như các tổ chức bảo vệ nhân quyền khác trên thế giới, chính phủ Việt Nam khẳng định rằng những người này bị tù hay bị bắt vì có các hoạt động gây nguy hại cho an ninh quốc gia, chứ không phải vì vận động cho quyền công nhân. Ý kiến của Tổ chức Giám sát Nhân quyền ra sao?

Một người như nhà văn Trần Khải Thanh Thuỷ, thật sự là mối đe doạ cho an ninh quốc gia như thế nào, chứ không phải bà đang thực thi cái quyền đã được Công ước quốc tế bảo đảm, mà Việt Nam là một nước thành viên tham gia.
Bà Sophie Richardson

Bà Sophie Richardson: Theo tôi, nếu đúng như thế, tôi đặc biệt nhấn mạnh từ “nếu”, thì chính phủ Việt Nam phải trưng ra nhiều bằng chứng cho chính các nạn nhân bị truy tố và cả những ai đang quan tâm theo dõi thấy rõ rằng, chẳng hạn một người như nhà văn Trần Khải Thanh Thuỷ, thật sự là mối đe doạ cho an ninh quốc gia như thế nào, chứ không phải bà đang thực thi cái quyền đã được Công ước quốc tế bảo đảm, mà Việt Nam là một nước thành viên tham gia. Đảng cộng sản Việt Nam không thích những quan điểm bà ấy phản ánh. Điều này hoàn toàn không có gì liên quan đến cái gọi là “gây nguy hại cho an ninh quốc gia.”

Trà Mi: Bản báo cáo này mang lời kêu gọi của Tổ chức Giám sát Nhân quyền đến với cộng đồng quốc tế và với chính nhà nước Việt Nam như thế nào, thưa bà?

Bà Sophie Richardson: Ít ra chính phủ Việt Nam phải phóng thích tất cả những người này mặc dù lẽ ra ngay từ đầu họ không nên bị bắt bớ, giam cầm mới đúng. Hà Nội phải công khai cam kết chấm dứt các hành động sách nhiễu, đàn áp như thế này.

Đảng cộng sản Việt Nam không thích những quan điểm bà ấy phản ánh. Điều này hoàn toàn không có gì liên quan đến cái gọi là “gây nguy hại cho an ninh quốc gia.”
Bà Sophie Richardson

Các chính phủ viện trợ cho Việt Nam, Tổ chức Lao động Quốc tế của Liên hiệp quốc, và các công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam phải thúc đẩy yêu cầu Hà Nội hành xử đúng mức đối với giới công nhân và phóng thích những người tranh đấu cho quyền lợi công nhân.

Chắc chắn Việt Nam không thể là một bạn hàng giao thương tốt nếu như họ đối xử tuỳ tiện với chính nhân công nội địa như thế. Như mọi người cũng đã biết, đây không phải là vấn đề nhân quyền duy nhất tại Việt Nam.

Việt Nam được thế giới biết đến như là một chính phủ sẵn sàng đàn áp những tiếng nói đối lập dù là ôn hoà, kiểm duyệt internet gắt gao, vi phạm các quyền căn bản của công dân được Hiến pháp và quốc tế công nhận như quyền tự do bày tỏ quan điểm, tự do tụ tập và lập hội. Tất cả những vi phạm này phải đựơc lưu tâm đúng mức.

Xử dụng áp lực quốc tế

Trà Mi: Nếu Hà Nội không hồi đáp lời kêu gọi và sự quan tâm ấy thì Tổ chức Giám sát Nhân quyền có thể làm gì hơn nữa để giúp các nhà cổ suý quyền lợi công nhân ở Việt Nam đương đầu với những khó khăn như thế?

Việt Nam được thế giới biết đến như là một chính phủ sẵn sàng đàn áp những tiếng nói đối lập dù là ôn hoà, kiểm duyệt internet gắt gao, vi phạm các quyền căn bản của công dân được Hiến pháp và quốc tế công nhận
Bà Sophie Richardson

Bà Sophie Richardson: Dĩ nhiên chúng ta có thể yêu cầu các nước có quan tâm đến Việt Nam nêu lên các trường hợp bị sách nhiễu vì đấu tranh cho quyền lợi công nhân. Ngoài ra, năm nay Mỹ sẽ đưa ra thảo luận về việc Việt Nam có hội đủ điều kiện được hưởng quy chế hệ thống thuế quan ưu đãi phổ cập GPS của Mỹ hay không. Việc Hà Nội vi phạm và ngăn cản quyền công nhân cũng như không cho phép thành lập công đoàn độc lập phải đựơc đưa ra bàn thảo, và phải là một trong những yếu tố cơ bản để quyết định quy chế GPS cho một nước.

Trà Mi: Về phía giới công nhân, với những điều kiện khắc nghiệt tại Việt Nam như bản phúc trình đưa ra, theo bà, họ có thể làm gì để thực hành và bảo vệ các quyền cơ bản của họ một cách hữu hiệu mà không bị cáo buộc là phạm pháp?

Năm nay Mỹ sẽ đưa ra thảo luận về việc Việt Nam có hội đủ điều kiện được hưởng quy chế hệ thống thuế quan ưu đãi phổ cập GPS của Mỹ hay không.
Bà Sophie Richardson

Bà Sophie Richardson: Tôi nghĩ điều này rất khó, hầu hết những gì họ muốn làm đều bị nhà nước quy là “gây nguy hại cho an ninh quốc gia”, dù sự thật không phải như vậy. Theo tôi, họ chỉ còn cách tiếp tục gióng lên tiếng nói, kêu gọi sự quan tâm của cộng đồng trong nước và quốc tế trước những nghịch cảnh mà họ đang gặp phải. Tôi tin rằng họ sẽ được các tổ chức công đoàn và lao động quốc tế hỗ trợ. Các quốc gia quan tâm đến nhân quyền của Việt Nam cũng nên dành cho những người dấn thân đấu tranh cho quyền công nhân sự bảo vệ chính trị ở một mức độ nào đó.

Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn bà Sophie Richardson vì thời gian dành cho cuộc trao đổi này.

Bà Sophie Richardson hiện là Giám đốc Phân bộ Á Châu thuộc Tổ chức Giám sát Nhân quyền Quốc tế.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.