Palestine-Israel: mức độ của trận chiến gia tăng

Trong khi thế giới đang sửa soạn đón mừng năm mới 2009.

0:00 / 0:00

Bom vẫn rơi, tiếng súng vẫn nổ ở Gaza

Trong khi thế giới đang sửa soạn đón mừng năm mới 2009.

Bom vẫn rơi, tiếng súng vẫn nổ ở Gaza. Chính phủ Do Thái cũng đã lên tiếng báo trước những cuộc oanh kích sẽ được tiếp tục trong nhiều tuần nữa, dù cộng đồng quốc tế liên tục lên tiếng kêu gọi phải ngưng bắn, tiếp tục các nỗ lực đàm phán để đi đến hoà bình.

Bom vẫn rơi, tiếng súng vẫn nổ ở Gaza. Chính phủ Do Thái cũng đã lên tiếng báo trước những cuộc oanh kích sẽ được tiếp tục trong nhiều tuần nữa, dù cộng đồng quốc tế liên tục lên tiếng kêu gọi phải ngưng bắn,

Giữa lúc người dân khắp nơi đang sửa soạn chào đón năm mới dương lịch 2009, tin tức từ Gaza cho thấy tình hình không mấy sáng sủa, nếu không muốn nói là có vẻ ngày một u ám hơn trước.

Không kể thiệt hại vật chất, chỉ riêng số người chết đang đến gần mức 400 người, trong đó có nhiều lãnh đạo cấp cao Hamas, con số người bị thương cũng đã lên đến gần 1,800 người. Về phía Do Thái, có một binh sĩ và 3 thường dân thiệt mạng vì đạn pháo kích do Hamas bắn từ Gaza sang, số người bị thương được nói là 12 người.

Quyết định cứng rắn của Israel dễ đưa đến trận địa chiến

Trước kêu gọi của cộng đồng thế giới là nên đình chỉ ngay tức khắc các vụ đánh bom, chính phủ Do Thái nói rõ “không có lý do gì để ngưng trận chiến trong lúc này. Thủ tướng Ehud Olmert cảnh báo những vụ đánh bom được thực hiện trong 4 ngày qua “chỉ là bước đầu của một cuộc chiến toàn diện” mà chính phủ Do Thái thông qua.

Bộ trưởng quốc phòng Ehud Barak nói thêm “đã sẵn sàng để đưa quân vào Gaza” đồng thời báo trước “cuộc chiến sẽ kéo dài trong nhiều tuần lễ”, mức độ của trận chiến “sẽ gia tăng” để đảm bảo “tận diệt quân Hamas, không cho chúng cơ hội tiếp tục pháo kích vào các khu dân cư hoặc những trại binh Do Thái như chúng đã từng làm trước đây”.

Chính phủ Do Thái nói rõ "không có lý do gì để ngưng trận chiến trong lúc này. Thủ tướng Ehud Olmert cảnh báo những vụ đánh bom được thực hiện trong 4 ngày qua "chỉ là bước đầu của một cuộc chiến toàn diện"

Những phát biểu đầy cứng rắn do chính phủ Do Thái đưa ra khiến mọi người lo âu hơn. Ông Ban Ki-moon, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc nói rằng “điều lo âu nhất và không thể chấp nhận được chính là mức độ leo thang của cuộc chiến”, nhắc lại “đã đến lúc Do Thái và lực lượng dân quân Hamas phải chấm dứt các hành động bạo lực” để đi đến “ngưng bắn ngay tức khắc”.

Các vị ngoại trưởng EU cũng đưa ra lời kêu gọi tương tự, cho rằng “người dân là nạn nhân của những cuộc oanh kích hoặc pháo kích” mà hai bên đang thực hiện. Đề nghị 3 điểm được EU đưa ra sau phiên họp khẩn cấp ở Paris còn nói phải mở cửa biên giới ở hai cửa khẩu Gaza-Do Thái và Gaza-Ai Cập để người dân có thể chạy lánh nạn, đồng thời phải cho quốc tế thực hiện khẩn cấp các chưong trình cứu trợ nhân đạo, giúp 1 triệu 500 ngàn cư dân Gaza đang kẹt trong lửa đạn có phương tiện cần thiết để sinh sống.

Đề nghị của EU chưa được phía Do Thái đáp ứng, nhưng Tổng Thống Hosni Mubarak của Ai Cập đã trả lời, nói rằng ông chỉ đồng ý mở cửa khẩu với điều kiện tổ chức Hamas phải trao quyền điều hành Gaza lại cho chính quyền của ông Chủ Tịch Palestines Mahmoud Abbas.

Ông Abbas là người được thế giới ủng hộ, hiện đang đàm phán với Do Thái theo khuôn khổ bản lộ trình hoà bình do Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ, Nga và EU soạn thảo. Mục tiêu tối hậu của cuộc đàm phán này là một quốc gia Palestines sẽ thành hình, sống bên cạnh Do Thái.

<i>Khác hẳn với cuộc tấn công nhắm vào các địa điểm hoạt động của Hezbollah mà Do Thái đã thực hiện trên lãnh thổ Li Băng hồi 2006, những hoạt động quân sự mà chính phủ Do Thái muốn nhắm tới ở Gaza sẽ khiến tình hình căng thẳng hơn nữa về chính trị lẫn quân sự,</i>

Phản ứng của Hoa Kỳ

Tại Washington, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cũng thông báo Bà Ngoại Trưởng Condoleeza Rice liên tục thảo luận với lãnh đạo của những nước bạn để tìm cách “tạo điều kiện cho một cuộc ngưng bắn”. Tuy nhiên, phát biểu của Nhà Trắng nói rõ Washington hiểu “chính phủ Do Thái có trách nhiệm phải bảo vệ an ninh lãnh thổ” và gọi lực lượng dân quân Hồi Giáo Hamad là “một nhóm quá khích chuyên hoạt động khủng bố”.

Câu hỏi đang được đặt ra ở Washington là trận chiến có bùng nổ lớn hơn nữa hay không? Liệu Do Thái có đưa quân vào Gaza như ông Bộ Trưởng Quốc Phòng Ehud Barak đe doạ không? Ông Matt Harris, một cựu thành viên Uỷ Ban Soạn Thảo Lộ Trình Hoà Bình Do Thái-Palestines nói rằng đây là một vấn đề mà chính phủ Do Thái phải cân nhắc. Ông giải thích:

Khác hẳn với cuộc tấn công nhắm vào các địa điểm hoạt động của Hezbollah mà Do Thái đã thực hiện trên lãnh thổ Li Băng hồi 2006, những hoạt động quân sự mà chính phủ Do Thái muốn nhắm tới ở Gaza sẽ khiến tình hình căng thẳng hơn nữa về chính trị lẫn quân sự, chưa kể đến một yếu tố khác mà chính phủ Do Thái không thể không cân nhắc là yếu tố nhân đạo, vì hiện đang có 1.5 triệu người Palestines sinh sống ở Gaza.

Ông Harris cũng nói một trong những giải pháp có thể xảy ra là chính phủ Do Thái kêu gọi Liên Hiệp Quốc đưa đạo quân bảo vệ hoà bình tới, để giúp loại trừ lực lượng quá khích theo Hamas và bảo vệ thành phần muốn hoà bình, ủng hộ cuộc thương thuyết mà chính quyền Palestines đang thực hiện.

ông Harris tin rằng nếu cuộc đàm phán này diễn ra, đương nhiên chuyện được đặt trên bàn hội nghị không chỉ là vấn đề hạt nhân, mà chắc chắn còn là lời yêu cầu Iran ngưng tất cả mọi yểm trợ dành cho Hamas.

Đương nhiên, người ta không quên những vụ đánh bom được chính phủ Do Thái thực hiện chỉ 23 ngày trước khi ông Barack Obama tuyên thệ nhậm chức và vị tân tổng thống Mỹ bước vào Nhà Trắng với quá nhiều chuyện phải giải quyết, từ tình hình kinh tế khó khăn, hai cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan, cộng thêm với lò lửa chiến tranh Trung Đông.

Theo ông Harris, ông Obama biết chẳng bao giờ Do Thái đàm phán với Hamas, do đó Washington chỉ còn cách nói chuyện trực tiếp với Iran, vì Iran chính là nước đang yểm trợ cho Hamas.

Nhắc lại trong lúc còn vận động tranh cử, ông Barack Obama từng nói sẵn sàng đối thoại với Iran, nên ông Harris tin rằng nếu cuộc đàm phán này diễn ra, đương nhiên chuyện được đặt trên bàn hội nghị không chỉ là vấn đề hạt nhân, mà chắc chắn còn là lời yêu cầu Iran ngưng tất cả mọi yểm trợ dành cho Hamas.