Nạn buôn người và nô lệ vẫn tồn tại ở thế kỷ thứ 21

Vấn đề xuất khẩu lao động, buôn người, bốc lột, lường gạt, hành hạ, giết hại, thủ tiêu các nạn nhân là chuyện thường xảy ra tại các nước Châu Á.
Đỗ Hiếu, phóng viên RFA, Bangkok
2009.10.30
Ông Suman Prompol, giám đốc trung tâm bảo vệ, hướng nghiệp ở Thái Lan chụp chung với Đỗ Hiếu Ông Suman Prompol, giám đốc trung tâm bảo vệ, hướng nghiệp ở Thái Lan chụp chung với Đỗ Hiếu, phóng viên RFA
Photo: RFA

Ban Việt Ngữ đã có nhiều bài nói về lao động Việt Nam xuất khẩu qua Đông Âu cũng như các quốc gia như Jordan, Malaysia, Đài Loan, Nam Hàn, Samoa, với bao cảnh đói khổ cùng cực, bị mua bán, đối xử như nô lệ, nhiều người đi, không bao giờ quay về. Xuất khẩu lao động sẽ còn được RFA  nói tới trong các chương trình kế tiếp.

Địa ngục trần gian

Cùng chung số phận như lao động Việt Nam ra nước ngoài kiếm ăn, khi hay tin có một số lao động Miến Điện mới vượt thoát cảnh cưỡng bức, hành hạ, ngược đãi bởi chủ tàu Thái và Miến, được cảnh sát Thái cứu thoát, đưa về chốn an toàn, phóng viên đài chúng tôi đến gặp các đối tượng này , và được nghe họ kể về cuộc sống ngộp thở ở ngay địa ngục trần gian này.

Ông cho biết, đây là những nạn nhân bị các tổ chức buôn người mua chuộc, hứa hẹn tìm kiếm công ăn việc làm, với lương bổng cao, điều kiện làm việc thoải mái, tương lai hứa hẹn.

Ông Suman Prompol, giám đốc trung tâm bảo vệ, hướng nghiệp người lao động, thuộc bộ xã hội Thái Lan tiếp chúng tôi tại văn phòng ở tỉnh Pratumtani, cách Bangkok gần 50 km, và trình bày về hoàn cảnh của 18 người lao động Miến Điện, từng phục vụ trên các tàu đánh cá do người Thái và Miến Điện làm chủ, mới được nhập trại.

Ông cho biết, đây là những nạn nhân bị các tổ chức buôn người mua chuộc, hứa hẹn tìm kiếm công ăn việc làm, với lương bổng cao, điều kiện làm việc thoải mái, tương lai hứa hẹn.

Nghe những chuyện hấp dẫn ấy, nhiều người chạy vay mượn tiền nạp cho công ty môi giới, được ký hợp đồng, hoàn tất các thủ tục, rồi chờ ngày lên đường.

Khi đến điểm hẹn, họ được di chuyển bằng đường bộ tiếp theo đó sang tàu thủy, trực chỉ ra biển khơi giữa lãnh hải Thái Miến. Đến nơi, toàn bộ giấy tờ, phương tiện liên lạc, tư trang cá nhân bị cai thầu, chủ tàu thâu tóm hết.

Cuộc sống khổ sai biệt xứ bắt đầu từ đó. Hàng ngày, các lao động này làm việc liền tay 14 , 15 giờ đồng hồ liện tục. Thời gian nghỉ tay ăn uống vội vã, lương thực kham khổ, nhiều người kiệt sức, ngả bệnh.

Họ được giải thích là số tiền do công nhân nạp phải chạy chọt đút lót chỗ này, cửa kia,  cho trót lọt qua nhiều ải trung gian, sau đó trừ mọi chi phí, dịch vụ, bảo hiểm, trang bị lao động, mua lương thực thuốc men, cho nên khi bắt tay vào công việc làm nghề đánh bắt cá, mỗi lao động chỉ được hưởng một tuần 50 bạt, tiền Thái, tương đương với 1 đô la rưỡi.

Cuộc sống khổ sai biệt xứ bắt đầu từ đó. Hàng ngày, các lao động này làm việc liền tay 14 , 15 giờ đồng hồ liện tục. Thời gian nghỉ tay ăn uống vội vã, lương thực kham khổ, nhiều người kiệt sức, ngả bệnh. Có nhiều nhân chứng thuật lại là mỗi khi đau yếu , thì được cấp chút ít thuốc, gọi là để khắc phục, cầu may, hết bệnh thì lao động tiếp, bệnh cứ tăng mãi, nằm chớ chết  thì, cuối cùng nạn nhân bị xô xuống biển.

Trung tâm bảo vệ, hướng nghiệp người lao động, thuộc bộ xã hội Thái Lan
Trung tâm bảo vệ, hướng nghiệp người lao động, thuộc bộ xã hội Thái Lan. photo by Đỗ Hiếu, RFA
Photo by Đỗ Hiếu, RFA
Vì quá kham khổ, làm việc không thua gì súc vật, bị đánh đập, giam nhốt, canh chừng như tội phạm, nhiều người tìm cách đào thoát, nhưng 10 trốn chạy thì hết 9 bị vây bắt lại, đánh đạp tàn nhẫn.

Các toán lao động ngoài khơi, sau 15 ngày làm việc trên biển cả thì được đưa vào đất liền, xung vào canh tác, chăn nuôi, rồi 15 ngày sau lại trở lên tàu, tiếp tục đánh bắt thủy sản.

Tổ chức NGO và Trung Tâm hướng nghiệp

Trong số rất ít người may mắn thoát thân, được dân chúng dẫn đến cơ quan cảnh sát gần nhất trình diện, khai báo và xin giúp đỡ. Cảnh sát trình báo về trung ương, liên lạc với các tổ chức NGO cùng phối hợp chiến dịch giải thoát những lao động nô lệ ấy và sau cùng họ được cứu vớt, đưa về trung tâm, bắt đầu chặn đường mới, chấm dứt cơn ác mộng,  tưởng chừng kéo dài đến hơi thở cuối, như những đồng cảnh xấu số, được thủy táng.

Có nhiều nhân chứng thuật lại là mỗi khi đau yếu , thì được cấp chút ít thuốc, gọi là để khắc phục, cầu may, hết bệnh thì lao động tiếp, bệnh cứ tăng mãi, nằm chớ chết  thì, cuối cùng nạn nhân bị xô xuống biển.

Theo ông Suman Prompol, giám đốc trung tâm bảo vệ, hướng nghiệp người lao động, thuộc bộ xã hội Thái Lan thì các lao động này được điều chuẩn tình trạng an ninh, cư trú, nếu thật sự họ là người ngay thật sẽ được hợp thức hóa , cấp giấy tờ cư trú hợp lệ. Bước kết tiếp là được dạy nghề,  tùy sở thích như nghề nông, thủ công, ngư nghiệp, cơ khí, dệt may. Thủ tục xét duyệt có thể kéo dài từ một năm đến 18 tháng, những người khai man, ngụy tạo lý lịch sẽ bị trục xuất về Miến Điện.

Được gặp ông Thein Aye, 51 tuổi, trưởng nhóm lao động Miến Điện, trông bề ngoài ông có vẻ như trên 70,  chúng tôi hỏi ông về những chuyện kém may vừa qua, bị lường gạt, toi tiền, suýt mất mạng, ông xác nhận đó là đúng sự thật 100/100. Ông phải chạy mượn 22 ngàn bạt tiền Thái, tính ra là hơn 660 đô la, nạp cho công ty môi giới, sau đó, làm việc khổ sai, mà chỉ được cho lại 50 bạt một tuần. Ông nói chút tiếng Anh, là sinh viên đại học y khoa Rangoon, sau đó tham gia phong trào dân chủ năm 1988, bị ngồi tù gần một chục năm, học hành dang dở phải làm việc nặng nhọc để sinh tồn. Về mơ ước, ông hy vọng sẽ có giấy tờ hợp lệ, kiếm việc làm giúp đỡ vợ con còn nơi xứ sở, đối với Miện Điện, ông cầu sao cho đất nước hết độc tài, dân chúng tự do, sung túc như xứ Thái, đang cứu mang ông và các bạn.

Được gặp ông Thein Aye, 51 tuổi, trưởng nhóm lao động Miến Điện, trông bề ngoài ông có vẻ như trên 70,  chúng tôi hỏi ông về những chuyện kém may vừa qua, bị lường gạt, toi tiền, suýt mất mạng, ông xác nhận đó là đúng sự thật 100/100. Ông phải chạy mượn 22 ngàn bạt tiền Thái, tính ra là hơn 660 đô la, nạp cho công ty môi giới

Tự do là vô giá

Tại trung tâm hướng nghiệp, chúng tôi gặp ông Kyaw Tin, một nhà đấu tranh cho dân chủ bị nhốt 12 năm cùng trại tù khắc nghiệt In Sein với lãnh tụ Aung San Suu Kyi, nói rằng, tự do là vô giá, vì ông quen với một tù nhân Việt Nam, tên Dương Minh Hải, còn có bà mẹ ở Saigon, anh Hải không muốn đi bộ đội nửa, đào ngủ khỏi đơn vị, thoát thân qua Campuchia, rồi đến Thái Lan, bị lạc qua biên giới Miến Điện, bị công an bắt và tòa Rangoon kết án nhập cảnh bất hợp pháp.

Qua câu chuyện về số phận hẩm hiu của lao động Miến Điện, chắc quý vị chưa quên những sự kiện tương tự xảy ra với lao động xuất khẩu Việt Nam bị chủ nhân đánh đập trọng thương, bị tàn phế, phải đi ăn xin, bị phá sản, có người phải quyên sinh, tiền mất tật mang, bị dồn vào đường cùng, hết lối thoát.

  Ông kể lại là Hải rất tốt bụng, khi ra đồng canh tác, thường dùng tay không bắt rắn, làm thịt rồi chia cho anh em tù.

Ông Kyaw luôn cầu cho bạn Hải của ông bây giờ cũng hưởng tự do như mình. Hải từ chối liên lạc với sứ quán Việt Nam tại Rangoon, vì anh nói thà ở tù “mút chỉ” xứ lạ còn hơn về nước mình bị xử bắn về tội “phản quốc”.

Qua câu chuyện về số phận hẩm hiu của lao động Miến Điện, chắc quý vị chưa quên những sự kiện tương tự xảy ra với lao động xuất khẩu Việt Nam bị chủ nhân đánh đập trọng thương, bị tàn phế, phải đi ăn xin, bị phá sản, có người phải quyên sinh, tiền mất tật mang, bị dồn vào đường cùng, hết lối thoát.

Xin chúc mừng các lao động Miến Điện vừa đặt chân lên vùng đất Tự Do.

Đỗ Hiếu RFA, BKK, Thái Lan.


Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Anonymous
30/10/2009 03:21

Vấn nạn này đả xãy ra từ lâu và vẩn còn tiếp tục trên đất nước VN . Tôi không hiểu nổi đảng và nhà nước VN sao không tận diệt mà kéo dài quá lâu như vậy ? Chỉ cần đem người có trách nhiệm mà xét xử thì củng đở cho nhân dân . Bộ ngoại giao và bà Nga phương Nguyển đả ăn gì mà mắc nghẹn trong vấn đề này ? không thấy tuyên bố ồn ào như vụ du học sinh đòi giết người bên Mỷ ? Hay là đây củng là vấn đề nhạy cảm của đảng và nhà nứơc ? Hay là đây không phải là chuyện của đảng và nhà nước đáng quan tâm ? Cám ơn báo đài đả đăng tin này cho tất cả người Việt trong và ngoài nước biết , xin báo đài tìm hiểu kỷ và đang nhiều kỳ để đánh thức lưong tâm những người có trách nhiệm . Cám ơn báo đài .