" Ngạc nhiên, khó khăn, và thú vị "
Lên tiếng với báo chí, ông trấn an người dân Mỹ rằng nền kinh tế có dấu hiệu khả quan, tuy nhiên ông cũng kêu gọi mọi người hãy kiên nhẫn, vì ông chưa hài lòng về những gì mình đã đạt được từ khi lên cầm quyền đến nay.
Báo chí Mỹ tóm tắt thành quả của vị tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử qua 3 cụm từ " ngạc nhiên, khó khăn, và thú vị"
Lên tiếng với báo chí, ông trấn an người dân Mỹ rằng nền kinh tế có dấu hiệu khả quan, tuy nhiên ông cũng kêu gọi mọi người hãy kiên nhẫn, vì ông chưa hài lòng về những gì mình đã đạt được từ khi lên cầm quyền đến nay.<br/>
Ông Đại Dương, nhà bình luận thời cuộc trên các diễn đàn người Việt hải ngoại, cho rằng nhiều người hy vọng Tổng Thống Obama sẽ vực dậy được nền kinh tế, và lấy lại uy tín của Hoa Kỳ trên trường quốc tế:
- " Khi nhìn lại cuộc bầu cử thì nhiều người hy vọng là ông sẽ làm thay đổi bởi vì Hoa Kỳ đang rơi vào tình trạng suy thoái nghiêm trọng và trì trệ, cũng như là mất uy tín trên trường quốc tế. Do đó vấn đề tập trung của Tổng Thống Obama trong giai đoạn này là về vấn đề kinh tế và làm sao để khôi phục uy tín của Hoa Kỳ trên thế giới. Trong trường hợp này thì 100 ngày qua Tổng Thống Obama có gặt hái được hay không và có những hậu quả nào hay không?"
Xử dụng ngân khoản quá lớn
Ông nhắc lại nhận định từ giới truyền thông quốc tế, qua đó Tổng Thống Obama đã quyết định tung vào chương trình khôi phục kinh tế những ngân khoản quá lớn:
- "Ông Obama đã chi tiền một cách quá đáng. Trong báo cáo mới nhất vào ngày 27 tháng 4 này thì chính quyền đã cho biết tất cả số tiền dùng để kích thích nền kinh tế này đã lên đến 10.5 ngàn tỷ Mỹ kim. Câu hỏi : Lấy đâu ra số tiền đó để mà làm? Nếu chi phí như thế thì sẽ mang lại những hậu quả nào?
<em>Ông Obama đã chi tiền một cách quá đáng. Trong báo cáo mới nhất vào ngày 27 tháng 4 này thì chính quyền đã cho biết tất cả số tiền dùng để kích thích nền kinh tế này đã lên đến 10.5 ngàn tỷ Mỹ kim</em>
Ông Đại Dương
Chúng ta có thể hình dung một cách rõ ràng nếu những người nào đã từng theo dõi hoạt động của chế độ cộng sản ở trên thế giới thì chúng ta sẽ thấy rằng họ tập trung quyền lực và họ lấy tất cả tiền đó để họ chi phí, nghĩa là tạo ra những hoạt động nhưng mà không có kết quả, không có hiệu quả kinh tế. Đó là mối nguy mà người Mỹ sẽ gặp phải trong tương lai không xa."
Ông Đại Dương cũng đề cập tới tình trạng thất nghiệp ở Mỹ vẫn khá cao và tình thế hiện giờ không mấy thuận lợi so với lúc các vị tổng thống Mỹ khác cầm quyền:

- "Tình trạng thất nghiệp vẫn không bị chận đứng và cho tới giờ phút này chưa ai biết rằng tình trạng suy thoái kinh tế của Hoa Kỳ đã đến đáy chưa, hay là nó còn tiếp tục đi xuống nữa? Như vậy thì câu trả lời cho chúng ta thấy rằng chi phí dù lớn mà không biết rằng số tiền được bao nhiêu.
Người ta hay so sánh giữa ông Obama và ông Roosevelt cũng như ông Reagan, nhưng mà thưa với quý vị rằng ông Roosevelt và ông Reagan có rất nhiều kinh nghiệm khi các ông làm thống đốc các tiểu bang và làm các chức vụ trong chính quyền, cho nên họ biết rằng khi họ đưa ra kế hoạch đó thì thực hiện được hay không và hậu quả như thế nào, cho nên họ thành công một cách dễ dàng. Nhưng mà câu hỏi thành công đối với ông Obama là một dấu hỏi rất lớn."
Tình trạng thất nghiệp vẫn không bị chận đứng và cho tới giờ phút này chưa ai biết rằng tình trạng suy thoái kinh tế của Hoa Kỳ đã đến đáy chưa, hay là nó còn tiếp tục đi xuống nữa
Ông Đại Dương
Một đường lối ngoại giao mới
?
Về chính sách ngoại giao của Washington dưới quyền lãnh đạo của ông Barack Obama thì công luận đánh giá là còn một số giới hạn:
- "Ông Obama chủ trương rằng sử dụng một nền ngoại giao thông minh, nó là bản chất của con người, nó là bản chất của trí tuệ. Người ta nói đến ngoại giao là người ta nói đến cái kết quả thực hiện được.
Thí dụ bây giờ ông Obama sau khi xuất ngoại mấy lần, ở đâu người ta cũng đón tiếp hết, cười nói vui vẻ lắm, ai cũng ráng cười; chúng ta cứ nhìn những bức hình ai cũng ráng cười to lên. Nhưng mà cái kết quả thì chúng ta thấy thế nào?
<em>Ông Obama chủ trương rằng sử dụng một nền ngoại giao thông minh, nó là bản chất của con người, nó là bản chất của trí tuệ. Người ta nói đến ngoại giao là người ta nói đến cái kết quả thực hiện được</em>
Ông Đại Dương
Tại Hội Nghị G-20 thì hầu như không một ý kiến nào của Hoa Kỳ được đưa vào thông cáo chung cả, trong đó Pháp - Đức có, Trung Quốc có, Nhật Bản có. Rồi khi đến Hội Nghị Các Quốc Gia Châu Mỹ thì rõ ràng Obama cười tươi lắm, nhưng mà trong nghị trình đó người bị áp lực của nhóm cực tả gồm có Bolivia, Venezuela và một số các nước thiên tả khác ép phải thảo luận về vấn đề của Cuba, áp lực để buộc Hoa Kỳ phải mở cấm vận toàn bộ cho Cuba.
Như vậy trong nghị trình đó chúng ta nhìn thấy rõ ràng không có dấu ấn nào của Hoa Kỳ, của Tổng Thống Obama lên đó cả. Ông Obama lên cầm quyền thì các nhóm cực tả nổi lên khắp nơi.
Có thể nói rằng do lời nói của Obama rằng kể từ nay Hoa Kỳ sẽ không bao giờ gây chiến với bất cứ một quốc gia Hồi Giáo nào, cho nên các nhóm Hồi Giáo quá khích tha hồ vùng lên, tha hồ nổi dậy, tha hồ thực hiện những hành động tàn ác."
Có thể nói rằng do lời nói của Obama rằng kể từ nay Hoa Kỳ sẽ không bao giờ gây chiến với bất cứ một quốc gia Hồi Giáo nào, cho nên các nhóm Hồi Giáo quá khích tha hồ vùng lên, tha hồ nổi dậy, tha hồ thực hiện những hành động tàn ác
Ông Đại Dương
Gần gủi người dân
Trong khi đó, cô Nguyễn Xuân Phương, hoạt động trong ngành truyền thông thì nói là Tổng Thống Obama rất thường xuất hiện trong những cuộc tiếp xúc với báo chí để trình bày rõ về đường lối, chính sách:
- "Trong 100 ngày đó thì nói chung ông Tổng Thống Obama có một đặc điểm không biết là tốt hay xấu nhưng mà ổng có rất nhiều cái "press conference"(cuộc họp báo). Theo tôi thấy hồi đó tới giờ cảm tưởng chưa có ông tổng thống Mỹ nào mà làm nhiều cái "press conference" như vậy.
Có lẽ đây là một cách thức ổng dùng để tạo lại sự tin tưởng của người dân đối với chính phủ, cũng như đó là cách tạo cho ổng hình ảnh một tổng thống gần gũi với người dân hơn, truyền đạt các thông tin cũng như đưa ra những đường hướng - chính sách của chính phủ và những kết quả của chính sách đó. Đó có lẽ là một điểm làm cho ông Obama khác hẳn với những tổng thống Mỹ của những thời trước.
<em>Thực sự tôi không biết cái nào là đúng cái nào là sai, nhưng mà nói chung thì ngày hôm nay mình thấy theo thăm dó ý kiến thì có tới 68% dân Mỹ ủng hộ ông Tổng Thống Obama thì có lẽ đây là một cái tốt mà ông đã đưa ra.</em>
Cô Nguyễn Xuân Phương
Có nhiều người cho đó là một điều tốt, tại vì nó tạo cho người dân cảm thấy mình được chính phủ nói cho biết những điều hiện đang xảy ra, nhất là trong thời kỳ khó khăn kinh tế hiện nay làm cho người ta bớt lo lắng về tương lai."
Tuy có ý kiến xem sự xuất hiện thường xuyên đó có thể mang lại phản tác dụng, nhưng tỷ lệ ủng hộ dành cho ông Obama vẫn lên đến mức kỷ lục:
- "Có một số người lại cho là khi nói nhiều quá thì làm cho những conference của một tổng thống mất đi tính quan trọng của nó. Thực sự tôi không biết cái nào là đúng cái nào là sai, nhưng mà nói chung thì ngày hôm nay mình thấy theo thăm dó ý kiến thì có tới 68% dân Mỹ ủng hộ ông Tổng Thống Obama thì có lẽ đây là một cái tốt mà ông đã đưa ra."
Về phần Đệ Nhất Phu Nhân - bà Michelle Obama thì luôn thu hút được cảm tình hầu như trọn vẹn của mọi người:
- "Bà Michelle Obama mặc dù cũng là một luật sư khá giỏi nhưng mà bà đã nhập vô vai trò First Lady rất là hay ở chỗ là bà chỉ chú tâm hoàn toàn về những vấn đề từ thiện, vấn đề gia đình, chứ không đưa ra những ý kiến về vấn đề kinh tế hay vấn đề hành chính như là bà Hillary Clinton hồi thời đó. Bà Obama được rất nhiều người khen thưởng."
Báo chí tại Nam Mỹ phê điểm “ưu” cho Tổng Thống Obama trong chính sách ngoại giao toàn cầu. Về thành quả hồi phục kinh tế ông được điểm “bình thứ” , và nói chung , với kết quả trong 100 ngày qua, ông Obama được công luận đánh giá “trên trung bình”.