Giải pháp nào cho dòng Mekong?

Tai họa về môi sinh và kinh tế đối với các quốc gia thuộc lưu vực sông Mekong đã được nhiều nhà khoa học cũng như các tổ chức quốc tế cảnh báo từ gần chục năm nay.

0:00 / 0:00
MekongRiver200.jpg
Sông MeKong. RFA PHOTO

Các tiếng chuông báo động này đã được giới chức trách lắng nghe đến đâu, và liệu có giải pháp nào cho vấn đề Mekong?

16 ngàn người ký tên

Hồi trung tuần tháng Sáu 2009, Liên minh Cứu nguy Sông Mekong (Save the Mekong Committee) công bố là vừa có hơn 16 ngàn người ký tên vào một bản kiến nghị yêu cầu các chính phủ ngưng các kế họach xây đập thủy điện trên mạch chính của dòng sông này, và áp dụng những phương cách ít gây tổn hại hơn để đáp ứng nhu cầu điện lực.

11 ngàn trong số những người ký tên vào bản kiến nghị là cư dân sống dọc bờ Mekong, đã cho hay lập trường của mình sau khi nhận thức đựơc những hậu quả tai hại và nghiêm trọng của các đập nước mà họ là nạn nhân đầu tiên và trực tiếp.

Tác hại của những công trình thủy điện trên con sông lớn và quan trọng hàng đầu của Đông Nam Á này, như giới chuyên gia đã nhiều lần nêu rõ, đã bắt đầu hiển hiện ít năm gần đây.

Là một trong các nước thuộc vùng hạ nguồn Mekong, Việt Nam trải nghiệm một lọat hệ lụy. Nước biển mỗi năm xâm nhập thêm nhiều vào đồng ruộng khu vực ĐBSCL.

Lũ lụt đến bất ngờ và thường xuyên hơn. Nhiều lòai động vật quý hiếm đang có nguy cơ bị diệt chủng.

Nước ngọt ngày càng trở nên khan hiếm khiến nhiều người không đủ nước để dùng. Ruộng không được rửa phèn vì thiếu nước, đồng thời cũng không được phù sa bồi đắp nhiều như trứơc.

Hệ sinh thái bị phá hủy và đời sống của hàng chục triệu cư dân sống dọc bờ Mekong bị đảo lộn vì các đập nước ở thượng nguồn chặn dòng chảy của con sông ấy. Hầu hết các công trình thủy điện đó là của TQ.

Lợi dụng vị thế địa lý, TQ đã cho xây hàng lọat đập trên vùng đầu nguồn, không đếm xỉa đến môi trường cũng như an sinh của gần 20 triệu cư dân các xứ hạ nguồn, trong đó có Việt Nam.

VN ảnh hưởng nặng nhất

Là nứơc nằm ở cuối nguồn Mekong, Việt Nam bị tổn hại nặng nhất, nghiêm trọng nhất nếu các công trình thủy điện này không ngừng lại. Nhà cầm quyền Hà Nội lâu nay đã có biện pháp nào?

Việt Nam là thành viên Ủy ban Mekong. Nếu sự kiện như thế xảy ra thì chắc chắn sẽ tác động đến các nước hạ nguồn. Chắc chắn vấn đề sẽ được đưa ra Ủy ban Mekong bàn luận.

Ô. Ngô Quang Xuân<br/>

Ông Ngô Quang Xuân, Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngọai Quốc hội, cựu Đại sư Việt Nam, và từng làm việc trong Ủy ban Sông Mekong trước đây, cho hay:

"Vi ệt Nam là thành viên Ủy ban Mekong. N ếu s ự ki ện nh ư th ế x ảy ra thì ch ắc ch ắn s ẽ tác đ ộng đ ến các n ước h ạ ngu ồn. Ch ắc ch ắn v ấn đ ề s ẽ đ ược đ ưa ra Ủy ban Mekong bàn lu ận."

Trong mấy năm nay nhiều định chế quốc tế, kể cả Liên Hiệp Quốc, đã lên tiếng báo động về nguy cơ tiềm ẩn của các đập nứơc trên thượng nguồn sông Mekong, tuy nhiên Bắc Kinh chưa hề nhượng bộ và các công trình thủy điện của TQ tiếp tục được thiết lập.

Hồi năm 2003 tại một cuộc họp ở Hà Nội để thảo luận kế họach phát triển ngành du lịch trong khu vực Mekong, chuyên gia Ngân hàng Phát triển Á châu (ADB) Les Clark nhận xét rằng 6 nước dọc bờ sông Mekong thiếu sự phối hợp và trao đổi ý kiến với nhau về các vấn đề liên quan đến con sông này.

Sự thiếu hợp tác của các quốc gia lưu vực Mekong, những xứ chịu tác động trực tiếp hành động lấn áp và khống chế của TQ qua chủ trương ngăn và chuyển dòng chảy của sông Mekong, sẽ không cản được những tai họa sắp đến cho môi trừơng sinh thái và đời sống của bao nhiêu triệu cư dân khu vực này trong ít năm tới đây.

Hậu quả của việc ngăn chặn dòng chảy của sông Mekong không chỉ ngừng với sự kiện đồng ruộng bị ngập mặn, lũ lụt đến bất ngờ cũng như thường xuyên hơn, nhiều lọai sinh vật bị tuyệt chủng, và nguồn nứơc ngọt dần khô cạn.

Việt Nam cần lên tiếng nhiều hơn, đưa vấn đề ra trứơc Ủy ban Sông Mekong cũng như ra trứơc quốc tế, và tìm hậu thuẫn của khối ASEAN.

TS Nguyễn Quang A<br/>

Các khảo sát khoa học cho thấy chỉ trong khỏang hai thập niên tới đây các đập thủy điện trên thựơng nguồn Mekong sẽ phá hủy hệ sinh thái, xói lở dọc ven bờ, giảm thiểu hẳn lượng nước ngọt trong khu vực. Nhiều đồng ruộng sẽ bị khô hạn.

Số lượng thủy sản, lâu nay là nguồn lương thực và thu nhập của hàng chục triệu cư dân trong vùng, sẽ bị tụt giảm kỷ lục. Mực nước sông thậm chí cũng cạn dần, gây khó khăn cho tàu bè di chuyển.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS ở Hà Nội, có ý kiến rằng Việt Nam cần làm nhiều hơn hiện nay:

"Theo tôi thì Vi ệt Nam c ần lên ti ếng nhi ều h ơn, đ ưa v ấn đ ề ra tr ứơc Ủy ban Sông Mekong cũng nh ư ra tr ứơc qu ốc t ế, và tìm h ậu thu ẫn c ủa kh ối ASEAN."

Bản kiến nghị ký hồi trung tuần tháng Sáu của 16 ngàn công dân thế giới yêu cầu bảo tồn sự luân lưu của dòng Mekong đã đựơc trao tay cho Thủ tứơng Thái Lan hôm 18 ở Bangkok, đồng thời gửi đến các lãnh đạo trong vùng là Campuchia, Lào, và Việt Nam.

Hôm 22 sau đó, đại diện các nước đã có cuộc họp để thảo luận về tác động của các công trình thủy điện đối với sinh thái, môi trường, và kinh tế của khu vực.

Việt Nam, quốc gia chịu tác động nhiều nhất của những đập nứơc xây vô trách nhiệm trên thượng nguồn Mekong, cần sớm có hành động cụ thể và mạnh mẽ hơn để cứu vãn hệ sinh thái cũng như đời sống của hàng chục triệu người dân vùng ĐBSCL, đang bị đe dọa trầm trọng.