Cúm A/H1N1 sẽ bùng phát thành dịch?

Cho đến chiều 20-7, đã có 41 giáo viên và học sinh của trường Ngô Thời Nhiệm được xác định là nhiễm virus cúm A/H1N1 và theo báo chí, trường NÀY đã được chuyển thành bệnh viện dã chiến.

0:00 / 0:00

Bà Phạm Thị Thúy Vĩnh, Hiệu trưởng kể, hiện có 79 học sinh được cách ly, theo dõi tại trường.

Để có thêm thông tin vềổ dịch cúm đầu tiên tại Việt Nam cũng như những vấn đề liên quan đến phòng chống dịch cúm A-H1N1, Trân Văn đã trao đổi với Bác sĩ Nguyễn Xuân Mai, từng là Viện Phó Viện Vệ Sinh Y Tế Công Cộng TP.HCM, và sau khi nghỉ hưu vẫn tiếp tục đảm nhiệm vai trò chuyên viên vệ sinh y tế công cộng tại thành phố này.

Đóng cửa trường?

Trân Văn: Th ưa Bác Sĩ, tin m ới nh ất v ề cúm A-H1N1 ở Vi ệt Nam cho bi ết đã ph ải đóng c ửa Tr ường Ngô Th ời Nhi ệm, chúng tôi mu ốn h ỏi thăm thêm v ề nh ững thông tin có liên quan t ới s ự ki ện này.

BS Nguy ễn Xuân Mai: Không phải là đóng cửa. Ở đấy có 2 thầy giáo với 24 em học sinh (bị nhiễm cúm A-H1N1). Đây là lớp học hè cho nên người ta chỉ cô lập thôi. Tất nhiên là người ta cũng phải cho các em ngưng ít ngày để người ta tẩy uế, khử trùng chung, chứ cũng không phải là đóng cửa trường.

Ở đấy có 2 thầy giáo với 24 em học sinh bị nhiễm cúm A/H1N1. Tất nhiên là người ta cũng phải cho các em ngưng ít ngày để người ta tẩy uế, khử trùng chung, chứ cũng không phải là đóng cửa trường.

BS Nguyễn Xuân Mai

Trân Văn : Th ưa Bác Sĩ, tr ước s ự kiên 2 th ầy giáo và 24 h ọc sinh cùng nhi ễm cúm m ột lúc, ngành y t ế ph ản ứng tr ước s ự ki ện này nh ư th ế nào?

BS Nguy ễn Xuân Mai :Ở Việt Nam chỉ biết rằng là nguy cơ lây nhiễm rất cao do mầm bệnh từ các nước nhập vào, thế rồi phần mình chỉ kiểm soát được người đi trên máy bay nhưng có một số những trường hợp họ không sốt nhưng họ đi khăp mọi nơi mọi chỗ, tiếp xúc với rất nhiều người, cho nên phía Việt Nam cũng nhận thức được vấn đề này và có một cảnh báo cộng đồng để chủ động ngăn ngừa cho chính bản thân.

Thế còn trường hợp cúm tự phát ở Việt Nam thì chưa có bằng chứng nào, đa số là người ở Việt Nam tiếp xúc hoặc chăm sóc hoặc tiếp xúc với người có thân nhân từ các nước có dịch cúm.

Chuyện phát hiện cùng lúc là vì có các dấu hiệu như thế nhưng mà thật ra nó nhiễm từ lúc nào thì cũng chưa khẳng định được. Có người ủ bệnh hai ba ngày, có người ủ bệnh năm sáu ngày. Hiện chưa tìm được ca đầu tiên ở trong trường như thế nào.

Trân Văn : Th ưa Bác Sĩ, trong tr ường h ợp d ịch lan r ộng h ơn ở nh ững n ơi t ập trung đông ng ười nh ư là b ệnh vi ện, tr ường h ọc, nh ư là các c ơ quan c ủa chính ph ủ hay là các hãng x ưởng, k ế ho ạch đ ối phó c ủa ngành y t ế s ẽ nh ư th ế nào?

BS Nguy ễn Xuân Mai : Về phía ngành y tế thì đã chuẩn bị kế hoạch đó, tức là liên tục mấy tháng nay đều cảnh báo chuyện như thế, thí dụ bến xe, bệnh viện, rồi các nhà máy có số lượng người đông thì cũng đã triển khai các biện pháp dự phòng.

Thứ hai là về phía chính phủ thì chuẩn bị dự phòng chủ động, tức là thuốc để mà ngăn ngừa. Thế còn các cơ sở đó phải có những biện pháp dự phòng không chủ động, thí dụ như là mang khẩu trang, thí dụ như là tầm soát người bị sốt trong ngày, thế thì đã triển khai rất là nhiều và khi có những dấu hiệu cảm cúm thì phải đưa đến các cơ sở y tế để có biện pháp chẩn đoán phát hiện ngay và phòng ngừa.

Cái khó là thế này, thí dụ nhưở bến xe không có phương tiện kiểm soát. Thế còn ở các bệnh viện thì dễ hơn, tức là khi mà bệnh nhân đã đến viện rồi và có những biểu hiện thí dụ như nhức đầu, ho, sổ mũi, hay có dấu hiệu cảm cúm thì thường là người ta tạt vào người ta khám ngay thì những trường hợp đấy có thể phát hiện nhanh và sớm được. Còn những trường hợp, nhất là dân cư, họ đi các vùng miền, đi buôn bán, thì thật sự là có trở ngại.

Nguy cơ đại dịch

Trân Văn : Th ưa Bác Sĩ, k ịch b ản đ ược d ự ki ến cho tình hu ống x ấu h ơn s ẽ là nh ư th ế nào?

BS Nguy ễn Xuân Mai : Kịch bản riêng thành Phố HCM là đã chuẩn bị các cơ sở để tiếp đón, các phương tiện vận chuyển, rồi các đội y tế lưu động, y tế đặc nhiệm… Thế thì đã chuẩn bị phương án hết rồi. Bây giờ mới có mấy chục nhưng mà nếu có một trăm hoặc là hàng nghìn thì đã phân vùng ra rồi, thí dụ khu Củ Chi, khu Bình Chánh, khu Nhà Bè, khu Thủ Đức.

Rồi các bệnh viện ở trung tâm cũng đã được giao nhiệm vụ. Vừa rồi cũng có diễn tập để phòng ngừa kịch bản số đông bị. Mới có mấy chục ca bởi vì cần phải theo dõi mà thời gian cách ly là năm bảy ngày, vì thế mà hiện tại, đối với những cơ sở tiếp nhận thì thật sự là quá tải cho họ, bởi vì luân chuyển bệnh nhân khác thì cần khoảng độ chừng hai ngày rưỡi ba ngày.

Ngay cả những trường hợp như chấn thương chỉnh hình, mổ, có thể là ngày rưỡi, hai ngày là bệnh nhân có thể về nhà tự chăm sóc và không phải nằm ở giưòng bệnh lâu.

Nhưng mà trong những trường hợp này là phải theo dõi cho đúng đề xuất của Tổ Chức Y Tế Thế Giới cho nên nó chiếm số giường rất là lớn. Toàn ngành y tế cũng đã chuẩn bị, các tỉnh đều có phương án hết.

Cho đến nay thì người ta bắt đầu biết sợ rồi. Ở các chợ người ta cũng có truyền thông. Ở trường thì các thầy cô cũng dạy dỗ và yêu cầu các em phải thực hiện những quy tắc về đảm bảo vệ sinh và phòng ngừa.

BS Nguyễn Xuân Mai<br/>

Trân Văn : Khi s ự c ố x ấu nh ất x ảy ra thì các c ơ s ở y t ế c ủa mình có quá t ải không? Và trong tr ường h ợp quá t ải thì nh ững gi ải pháp sau đó s ẽ ra sao, th ưa Bác Sĩ?

BS Nguy ễn Xuân Mai : À, cũng đã tính đến phương án quá tải ở các bệnh viện. Hiện nay mới có một ít ca đến từ sân bay thì các bệnh viên cảm thấy công việc của mình nó lớn lên rồi và nó vượt khả năng nhân viên, khả năng phòng ốc, cũng đã là một gánh nặng rồi.

Nhưng mà cũng chuẩn bị đến phương án mấy nghìn người một lúc, thế thì cũng chuẩn bị phương án chống quá tải cho nó, đã chuẩn bị khẩu trang, chuẩn bị thuốc sát trùng, chuẩn bị giường, chuẩn bị khu và cũng đã lên phương án khu cách ly ở đâu, hạn chế chuyện đi lại tiếp xúc như thế nào thì cũng có chuẩn bị hết rồi.

Trân Văn : Th ưa Bác Sĩ, Bác Sĩ đánh giá nh ư th ế nào v ề s ự hi ểu bi ết và ý th ức phòng ch ống d ịch trong c ộng đ ồng?

BS Nguy ễn Xuân Mai : Cho đến nay thì người ta bắt đầu biết sợ rồi. Ở các chợ người ta cũng có truyền thông. Ở trường thì các thầy cô cũng dạy dỗ và yêu cầu các em phải thực hiện những quy tắc về đảm bảo vệ sinh và phòng ngừa.

Những lực lượng như công nhân, như nhân viên của các cơ quan, như các học sinh là những lực lượng cơ động, tập trung một lượng lớn thì cái đấy ý thức là tốt. Như ở TP.HCM thì hiện nay người ta tự giác mang khẩu trang đi vào những nơi đông người.