Bà Stephanie Guyers-Stevens, Giám Đốc Chương Trình Outer Voices, đã đến Việt Nam là nước mà phần lớn dân chúng sống bằng nông nghiệp để tìm hiểu về công việc canh tác của hàng chục triệu người, quanh năm chân lắm tay bùn, dầm mưa dãi nắng, mà vẫn không đủ ăn.
Nhân chuyến thăm Việt Nam, bà Stephanie đã làm việc chặt chẽ với bà Trần Thị Lành và người phụ tá là ông Dương Quảng Châu, thuộc Viện Nghiên Cứu Sinh Thái Chính Sách Xã Hội, văn phòng tại Hà Nội. Outers Voice đã tổ chức một buổi hội luận tại Câu Lạc Bộ Báo Chí Quốc tế tại Bangkok, Thứ Tư vừa qua. Mời quý vị theo dõi nội dung chính yếu được diễn thuyết qua cuộc trao đổi giữa Đỗ Hiếu với hai vị khách mời, để cùng nói về “giá của gạo” còn có tên là “Hạt Ngọc Trời Cho” nhưng làm đổ mồi hôi, xót nước mắt của dân cày, từ ngàn xưa.
Sử dụng sao cho hợp lý các dạng tài nguyên đất
Đỗ Hiếu : Thưa chị, bài thuyết trình được diễn đạt bằng tiếng Anh, vì thế Ban Việt Ngữ RFA (Đài Á Châu Tự Do) chúng tôi xin cám ơn hai vị diễn giả đến từ Hà Nội đã dành thời giờ qua cuộc mạn đàm này để tóm lược những ý chính của đề tài "The Price Of Rice". Mở đầu câu chuyện, xin chị tự giới thiệu với quý thính gỉa và các bạn đang nghe chương trình hôm nay ạ.
Đối tượng mà chúng tôi tập trung là các đồng bào dân tộc thiểu số sống ở những vùng rất là nhạy cảm và những cái vùng đấy thì vấn đề lúa gạo là vấn đề hết sức là quan trọng đối với người nông dân.
Bà Trần Thị Lành
Bà Trần Thị Lành : Tôi là Trần Thị Lành, làm việc ở Viện Nghiên Cứu Sinh Thái Chính Sách Xã Hội. Đối tượng mà chúng tôi tập trung là các đồng bào dân tộc thiểu số sống ở những vùng rất là nhạy cảm và những cái vùng đấy thì vấn đề lúa gạo là vấn đề hết sức là quan trọng đối với người nông dân.
Đỗ Hiếu : Chào anh, chúng tôi được biết anh là Giám Đốc của tổ chức SPERI, xin mời anh lên tiếng ạ.
Ông Dương Quảng Châu : Tôi xin được tự giới thiệu tôi là Dương Quảng Châu, cũng công tác tại Viện Nghiên Cứu Sinh Thái Chính Sách Xã Hội. Trong chuyến đi lần này, chị Lành và tôi tới Bangkok thì chúng tôi mong muốn được chia sẻ những công việc mà hiện nay chúng tôi đang làm việc cùng với những người dân tộc thiểu số, những nhóm người hiện nay đang sống ở những vùng trung du, miền núi, nơi mà đang phải đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến những vấn đề về sự biến đổi trong lối canh tác cũng như tài nguyên ở nơi đây. Hiện tại chúng tôi chủ yếu làm việc với người dân tộc thiểu số, như tôi đã nói, ở các vùng miền núi ở Việt Nam, ở Lào, cũng như là hợp tác với các vùng ở Thái Lan, ở Kampuchea, hay nói một cách ngắn gọn là ở vùng Mekong.
Tôi đáng nói rằng là cái chân đế của gạo là vấn đề quyền sử dụng đất, đặc biệt là đất nông nghiệp, đối với người nông dân, cũng như các quyền định đoạt trên mảnh đất nông nghiệp của mình.
Bà Trần Thị Lành
Đỗ Hiếu : Ban Tổ Chức cho biết chị là một trong những phụ nữ Việt Nam nổi tiếng về thành tích nghiên cứu có tầm vóc quốc tế, khả năng quản lý về kế hoạch phát triển nông nghiệp, xin chị nói rõ hơn về công việc cùng trách nhiệm của mình.
Bà Trần Thị Lành : Tôi thì không nghiên cứu rất sâu về vấn đề sản xuất gạo, có nghĩa là phải hiểu biết về giá cả gạo trên thị trường Việt Nam cũng như thị trường xuất khẩu, nhưng mà điều tôi đáng nói rằng là cái chân đế của gạo là vấn đề quyền sử dụng đất, đặc biệt là đất nông nghiệp, đối với người nông dân, cũng như các quyền định đoạt trên mảnh đất nông nghiệp của mình. Thế thì hiện nay ở Việt Nam tôi thấy rằng là có những bất cập, ví dụ trong chiến lược công nghiệp hoá của đất nước thì cái quy hoạch sử dụng, cho nên người nông dân mặc dầu canh tác trên thửa ruộng của họ thế nhưng mà để có được một cái sự yên tâm rằng cái thửa ruộng này vĩnh viễn thuộc quyền sở hữu của mình là chưa có. Ví dụ hiện nay rất nhiều cánh đồng phì nhiêu mầu mỡ và có thể canh tác được hai đến ba vụ thì ở những vùng thụân tiện giao thông, tôi không nói hầu hết, nhưng mà cũng đã mất đi rất nhiều cho các mục tiêu vui chơi giải trí, ví dụ như sân golf, và người nông dân mất đi sinh kế của mình. Và khi người nông dân mất đi sinh kế của mình thì đấy là điều tôi muốn nói, chớ còn tôi không đi chuyên sâu về cái vấn đề sản xuất lúa cũng như giá lúa .
Hiện nay rất nhiều cánh đồng phì nhiêu mầu mỡ và có thể canh tác được hai đến ba vụ thì ở những vùng thụân tiện giao thông, tôi không nói hầu hết, nhưng mà cũng đã mất đi rất nhiều cho các mục tiêu vui chơi giải trí, ví dụ như sân golf, và người nông dân mất đi sinh kế của mình.
Bà Trần Thị Lành
Đỗ Hiếu : Câu gợi ý tiếp theo xin được dành cho anh Châu ạ. Qua tài liệu phổ biến cũng như các ý kiến đóng góp thì Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo đứng thứ hai toàn cầu, nhưng nơi quê nhà thì nhà nông và quảng đại quần chúng vẫn còn lắm khó khăn, cụ thể là có 1 trong 7 người dân Việt hiện vẫn chưa ăn đủ no. Anh có thể giải thích vì sao không ạ?
Ông Dương Quảng Châu : Dạ, có lẽ chúng ta nói về cái việc Việt Nam trở thành một trong những nước xuất gạo đứng thứ hai thế giới cũng nhiều năm nay rồi, và câu chuyện chúng ta nói đến việc thiếu hụt lương thực như anh đề cập cũng luôn luôn là câu chuyện rất là đầy thách thức ở Việt Nam hiện nay.
Như chị Lành đã nói, vấn đề nó không phải là cái số lượng gạo hiện tại Việt Nam sản xuất ra mà là vấn đề đó là những chính sách liên quan đến vấn đề sự điều phối, liên quan đến những vấn đề về quy hoạch sử dụng để tạo ra những cơ hội thực sự cho người dân ở cái vùng mà họ không có khả năng để tiếp cận với những nơi đễ dàng, ví dụ như là các khu đô thị lớn, hoặc có khả năng tự chủ về nguồn lương thực của chính bản thân họ.
Về thực chất của vấn đề, cái lượng gạo của Việt nam sản xuất ra rất là lớn nhưng cái lượng gạo đấy lại không được phân phối một cách hợp lý tới những vùng miền cần thiết.
Ông Dương Quảng Châu
Về thực chất của vấn đề, cái lượng gạo của Việt nam sản xuất ra rất là lớn nhưng cái lượng gạo đấy lại không được phân phối một cách hợp lý tới những vùng miền cần thiết. Bên cạnh đó cái việc khuyến khích rất nhiều vùng miền, vùng sâu vùng xa mà sản xuất theo cái hướng mang tính hàng hoá và nói một cách khác đặt họ trong một mối quan hệ phụ thuộc rất lớn vào thị trường, và thị trường ở Việt Nam thì rất là mong manh cả về sản phẩm đầu ra cũng như là các sản phẩm người ta phải mua vào để phục vụ cho sản xuất nó. Và nó luôn luôn đặt người dân vào trong một cái mối quan hệ là phụ thuộc và luôn luôn ở cái trạng thái là bị động vào rất nhiều cái cách sản xuất ở bên ngoài, từ nguồn giống, phân bón và tất cả mọi thứ. Và cái chi phí đầu vào của người nông dân tăng lên rất là nhiều, thậm chí không đủ để chi trả lại những cái gì người ta đã sản xuất
Lúa gạo là đề tài đầy thách thức cho VN
Đỗ Hiếu : Chị Lành có điều gì góp ý, bổ sung cho những điều anh Châu vừa đề cập đến, theo chị thì nhà nước phải làm gì hầu giúp đỡ nông gia cải tiến cuộc sống và công việc đồng áng của họ ?
Bà Trần Thị Lành : Tôi thì tôi nghĩ rằng là bên cạnh vấn đề quy hoạch và cái triết lý quy hoạch sử dụng hợp lý các dạng tài nguyên đất liên quan đến vấn đề có đủ gạo cho người dân ăn không, thì như anh Quảng Châu có nói Việt Nam -thì như anh biết đấy- là khoảng 2/3 diện tích tổng về đất đai của toàn quốc là miền núi mà cái khoản gọi là đất rừng 19 triệu hecta, thì ở đấy người nông dân rất vất vả.
Vậy thì bên cạnh cái triết lý quy hoạch sử dụng đất chưa hợp lý còn cái trình độ điều phối của quốc gia giữa vùng cao, vùng giữa và vùng thấp là hoàn toàn hết sức là bất cập, cho nên những người dân sống ở vùng cao - cái cuộc sống của họ hết sức là khó khăn, cái điều kiện giáo dục cũng thiếu
Bà Trần Thị Lành
Vậy thì bên cạnh cái triết lý quy hoạch sử dụng đất chưa hợp lý còn cái trình độ điều phối của quốc gia giữa vùng cao, vùng giữa và vùng thấp là hoàn toàn hết sức là bất cập, cho nên những người dân sống ở vùng cao - cái cuộc sống của họ hết sức là khó khăn, cái điều kiện giáo dục cũng thiếu, điều kiện tiếp cận với các dịch vụ xã hội cũng rất là thiệt thòi, thế thì họ không có lúa, trong khi đấy những cánh đồng lúa như là Đồng Bằng Sông Cửu Long thì xuất khẩu gạo, nhà nước không biết điều tiết từ những cánh đồng đấy lên trên những vùng sâu vùng cao, buộc người dân tộc vùng cao phải phá rừng, một hệ sinh thái hết sức nhạy cảm. Mà phá rừng thì chắc chắn hiện tượng rửa trôi, xói mòn, nó sẽ trôi tất cả cái mầu mỡ về vùng đồng bằng; những vùng đồng bằng đấy là những vùng uống các sữa ở trên cao chảy xuống thì cái nguồn sữa này anh uống và anh sinh ra các nguồn năng lượng khác, ví dụ như gạo anh mang đi xuất khẩu, anh không điều tiết gạo từ miền xuôi lên miền núi. Đấy là lý do mà người dân vẫn đói
Đỗ Hiếu : Thưa anh, qua báo đài, chánh phủ Hà Nội có cam kết là làm sao bảo đảm cho nhà nông có được lợi tức xứng đáng với công lao khó nhọc của họ, con số được nói tới là thu nhập đạt 40% so với vốn liếng công cán bỏ ra, điều này có hy vọng thực hiện được không ạ?
Ông Dương Quảng Châu : Thưa anh, có lẽ thì chúng ta phải nói thế này, sẽ rất khó khi mà chúng ta đạt được các mục tiêu đặt ra khi mà cái quan điểm tiếp cận của chính phủ tôi cho rằng là không hợp lý. Như chị Hạnh nói là đời người nông dân hoặc là những người nông dân ở các vùng đồng bằng họ đạt được những cái thành quả của nông nghiệp như hôm nay thì nó mà được nuôi dưỡng rất lớn qua các cộng đồng người dân họ sống ở các vùng trung du, miền núi, và cái cách hiện nay chính phủ đang điều hành cũng như là trong cái quy hoạch ở các vùng miền núi, nó đang làm phá vỡ đi các mối quan hệ có tính biện chứng và hoàn trả lại để nuôi dưỡng ngược trở lại các vùng hệ thống vùng cao.
Tôi nghĩ rằng việc đầu tiên là chính phủ phải thay đổi trong cách tiếp cận vấn đề, từ vấn đề liên quan tới vấn đề phát triển nông thôn, đặc biệt là vùng miền núi .
Ông Dương Quảng Châu
Cái đó tôi nghĩ rằng chính phủ sẽ khộng bao giờ có thể đạt được nếu như trong cái tầm nhìn của họ vẫn như trong những định hướng phát triển nông nghiệp như hiện nay mà gọi là mối quy hoạch phát triển công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, tất cả mọi vùng, trong đó bao gồm cả vùng núi, thì tôi nghĩ rằng việc đầu tiên là chính phủ phải thay đổi trong cách tiếp cận vấn đề, từ vấn đề liên quan tới vấn đề phát triển nông thôn, đặc biệt là vùng miền núi .
Đỗ Hiếu : Sinh hoạt cận kề nhà nông Việt Nam từ vài chục năm nay, mơ ước của chị là gì, đối với những người trực tiếp làm ra hạt gạo nuôi sống xã hội và góp phần vào việc phát triển kinh tế, tạo sự phồn thịnh cho đất nước?
Bà Trần Thị Lành : Cái điều duy nhất mà tôi mong muốn là người dân ở các vùng miền núi có đủ gạo ăn và có một cuộc sống thực sự an toàn, chứ bây giờ thì các đồng bào của chúng ta ở miền núi rất mong manh. Điều duy nhất là người dân được an toàn.
Đỗ Hiếu : Xin cám ơn chị Trần Thị Lành, anh Dương Quảng Châu về phần trình bày vừa rồi, lên tiếng nói dùm mấy chục triệu nhà nông Việt Nam. Chúc Chị Lành, anh Châu nhiều may mắn và thành công.