Kế họach Tái Cấu Trúc Nền Kinh Tế Việt Nam

Từ hai tuần nay dư luận trong nước bắt đầu nêu những câu hỏi như tái cấu trúc nền kinh tế là thế nào, Đề Án Tái Cấu Trúc Kinh Tế đang ở đâu...Cụm từ “Tái Cấu Trúc Nền Kinh Tế" cũng được một số đại biểu quốc hội, kinh tế gia và doanh gia trong nước nhắc đến khá nhiều, vào khi Quốc Hội đang trong kỳ họp cuối của năm 2009.
Thanh Trúc, phóng viên đài RFA
2009.10.29
Người bán hàng rong đi qua một núi hàng điện tử Người bán hàng rong đi qua một núi hàng điện tử. Ảnh minh họa
AFP photo

Ông Bùi Kiến Thành, cố vấn cao cấp của các tập đoàn  kinh doanh lớn ở Hà Nội, cho rằng tái cấu trúc nền kinh tế là một đề án mang tầm vóc quốc gia , đòi hỏi sự nhìn lại, sự duyệt xét và sự sửa đổi từ lãnh vực quản lý nhà nước đến cơ chế quốc doanh, đến doanh nghiệp tư nhân và nhiều yếu tố quan trọng khác. 

Bài  phỏng vấn chuyên gia kinh tế tài chánh Bùi Kiến Thanh do Thanh Trúc thực hiện.

Cần cải tổ cho hợp với nền KT đổi mới của thế giới sau khủng hỏang

Thanh Trúc : Thưa ông Bùi Kiến Thành, tại sao cần phải tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam trong lúc này ?

Ông Bùi Kiến Thành : Việt Nam từ một cái nền kinh tế tập trung, ngăn sông cấm chợ, không cho nhân dân hoạt động trong các ngành kinh tế thị trường, thì những cái năm 1985-1986 thì có chính sách "đổi mới" xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, thì từ đó đến nay hoạt  động cũng tương đối và cũng tạo được vị thế trên thương trường quốc tế, xuất khẩu cũng rất tốt, nhưng mà gần đây khủng hoàng tài chính, khủng hoảng kinh tế toàn cầu thì nó đặt ra những vấn đề mới.

Để mà giải quyết những vấn đề sau cái khủng hoảng này Việt Nam cần phải làm gì, thì đặt ra cái vấn đề là tái cấu trúc một lần nữa từ cái nền kinh tế hiện nay tới cái nền kinh tế gì mà nó có hiệu quả hơn.

Ô.Bùi Kiến Thanh

Doanh nghiệp Việt Nam gặp những khó khăn, cả nền kinh tế Việt Nam gặp những khó khăn, không có đáp ứng được với lại cái tình hình mới của nền kinh tế thế giới nó đương bị suy thoái, thì mọi người mới suy nghĩ là bây giờ trước tình cảnh đấy, nền kinh tế thế giới sẽ ra khỏi khủng hoảng thì Việt Nam cần phải làm gì để có thể phát triển tốt hơn nữa ? Để mà giải quyết những vấn đề sau cái khủng hoảng này Việt Nam cần phải làm gì, thì đặt ra cái vấn đề là tái cấu trúc một lần nữa từ cái nền kinh tế hiện nay tới cái nền kinh tế gì mà nó có hiệu quả hơn.

Thanh Trúc : Thưa ông Bùi Kiến Thành, nếu vấn đề tái cấu trúc được đặt ra thì chính phủ sẽ nhắm đến tái cấu trúc cái gì?

Ông Bùi Kiến Thành : Nói một cách rõ ràng là nó có nhiều cái phần mà phải tái cấu trúc, từ phần các danh nghiệp, từng mỗi doanh nghiệp hoạt động thì phải kiểm điểm lại thế yếu thế mạnh thế nào, cần phải tái cấu trúc cái gì trong doanh nghiệp của mình. Bước tới một bước nữa là các tập đoàn kinh tế của nhà nước hiện nay còn rất là lớn mà cái vai trò của nó cần phải xem lại, trong cái tình hình kinh tế mới này nó phải như thế nào? Rồi một tầng nữa thì nói chung cái tầm vĩ mô tất cả các nền kinh tế nó có cái vấn đề gì? Thì những cái đấy cần phải suy nghĩ và để đi từng giai đoạn một .

Xét lại vai trò các tập đoàn kinh tế của nhà nước

Thanh Trúc : Thưa ông, nói về doanh nghiệp nhà nước đó, tức là các doanh nghiệp quốc doanh từ lâu vẫn được coi là một hệ thống cồng kềnh và khá là không có sinh lợi, thì nếu mà tái cấu trúc những doanh nghiệp nhà nước, theo ông, điều cần thiết là phải thay đổi cái gì? Phải làm lại cái gì ạ?

Ông Bùi Kiến Thành : Có thể hỏi là tại sao còn phải duy trì những cái tập đoàn kinh tế của nhà nước thì trong chính sách đổi mới người ta có kinh tế nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước, và quản lý nhà nước ở những lãnh vực lớn là như vậy là còn để lại những tập đoàn kinh tế để quản lý những cái việc mà các doanh nghiệp tư nhân chưa làm được, ví dụ như tập trung vào những hoạt động kinh doanh những lãnh vực chính cần thiết như là vấn đề điện lực, vấn đề khai thác dầu khí, vấn đề bưu chính viễn thông, v.v. thì các doanh nghiệp tư nhân chưa có làm nổi, thì những tập đoàn lớn của nhà nước là nên phát triển những lãnh vực đấy.

Các tập đoàn kinh tế nhà nước cần phải tập trung vào những hoạt động kinh doanh chính mà mình phải làm. Thì đấy là những việc bàn cãi với nhau về cái vấn đề chức năng, nhiệm vụ của những tập đoàn kinh tế nhà nước cần phải xem lại cho có hiệu quả hơn

Ô.Bùi Kiến Thanh

Nhưng mà những cái tập đoàn của nhà nước đó làm có hiệu quả hay không và bây giờ nó phát sinh ra những vấn đề gì, như vấn đề quá dàn trải đầu tư vào trong những lănh vực không cần thiết phải làm, tạo ra cái thế cạnh tranh với những lãnh vực tư nhân, thì những cái đấy cần phải xem lại.

Các tập đoàn kinh tế nhà nước cần phải tập trung vào những hoạt động kinh doanh chính mà mình phải làm. Thì đấy là những việc bàn cãi với nhau về cái vấn đề chức năng, nhiệm vụ của những tập đoàn kinh tế nhà nước cần phải xem lại cho có hiệu quả hơn.

Thanh Trúc : Thưa ông Bùi Kiến Thành, theo cái nhìn của ông thì tầm vĩ mô của toàn nền kinh tế Việt Nam phải chăng là không có đạt được kết quả mong muốn hay như thế nào mà bây giờ phải nghĩ tới chuyện tái cấu trúc, hay là tái cấu trúc là chuyện bắt buộc khi mà Việt Nam đang từ từ thoát ra khổi cái ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng kinh tế toàn cầu?

Ông Bùi Kiến Thành : Vấn đề tầm vĩ mô ta phải xem lại hồi trước tới giờ Việt Nam đã làm được những gì và chưa làm được những gì, ví dụ kinh tế của các doanh nghiệp thì đã làm được xuất khẩu tới đâu, cái thành phần xuất khẩu của nền kinh tế như vậy là nó có phù hợp hay không, hay là ta đã bỏ quên cái thị truờng nội địa. Thì bây giờ đặt lại cái vấn đề là phần nào là phần xuất khẩu, phần nào là phần tập trung vào trong cái vấn đề phất triển thị trường nội địa. Nếu như vậy thì phải xem lại từng doanh nghiệp một và sản phẩm gì để bán cho thị trường nội địa, sản phẩm nào là xuất khẩu, ví dụ như vậy. Phải tổ chức lại cái phân phối của từng doanh nghiệp.

Rồi nói cái lớn hơn nữa là bây giờ phải nghĩ tới nông thôn vì 70% dân số tức 70 triệu dân là cái thị trường nông thôn của ta chưa đáp ứng được đủ nhu cầu, và đấy có thể nói rằng là cái thị trường lớn mạnh của Việt Nam thế thì phải làm gì đối với nông thôn, làm sao cho nông thôn phát triển kinh tế mạnh lên, nông thôn có thể giàu có hơn, hoạt động hiệu quả hơn, tạo được sức mua lớn hơn. Thì đấy là cả một cái vấn đề, mà đấy cũng là một phần của vấn đề thôi.

Cái vấn đề của Việt Nam về kinh tế vĩ mô thì nó còn có những cơ sở hạ tầng, cơ sở học thuật, văn hoá, xã hội phải phát triển ra sao, rồi nguồn nhân lực phải phát triển ra sao, cải cách hành chính như thế nào, nhút là cái quản lý nhà nước của Việt Nam nó có những vấn đề gì.

Động chạm tới vấn đề quản lý cán bộ, quản lý công quyền - quyền lực, quản lý cả vấn đề tổ chức của đảng như thế nào để mà đáp ứng được cho cái nhu cầu của thời đại, phải là có một chính quyền thật sự là thông thoáng, hoạt động vì quyền lợi của nhân dân, vì quyền lợi của đất nước, chứ không phải vì quyền lợi của một tập thể lãnh đạo nào.

Ô.Bùi Kiến Thanh


Căn bản phải vì dân, vì nước, chứ không phải vì một tập thể lãnh đạo

Thanh Trúc : Ông vừa đề cập đến vấn đề quản lý nhà nước Việt Nam đôi với nền kinh tế vĩ mô, thưa ông, nếu có thể góp ý được, cái điều mà yếu kém nhất, gây trở ngại nhiều nhất cho nền kinh tế Việt Nam, theo ông là điều gì?

Ông Bùi Kiến Thành : Hiện nay chúng ta đương ở trong một tình thế là chuyển đổi từ cơ chế quản lý nhà nước theo nguyên tắc chuyên chế vô sản, tức là chuyên chế quyền lực của một đảng cầm quyền, mà tiến ra một nhà nước pháp quyền là quyền của nhân dân làm chủ, thì đây ta chưa làm hết việc mà cần phải làm, đấy là cái vấn đề rất là lớn. Và trong cái này nó lồng vào cái vấn đề vì rằng là chuyên quyền cho nên sanh ra những cái nhũng nhiễu, quan liêu, tiêu cực, đủ thứ chuyện hết, và như vậy nó tạo những cái chi phí đầu vào của doanh nghiệp rất là lớn do tham nhũng, phải trả tiền nơi này nơi kia, hối lộ nơi này nơi nọ, thì cái chi phí đó hiện lên trên cái giá thành của sản phẩm.

Lãnh đạo phải đặt ra cái vấn đề đối với bản thân mình có trách nhiệm gì đối với nhân dân, có trách nhiệm gì đối với đất nước, làm sao mà có thể giải quyết được những cái vấn đề hiện nay và nhất là vấn đề quản lý nhà nước. Hiện nay con đại bàng của Việt Nam không bay lên được, tại vì sao? Tại vì hai cái cánh của nó bị trĩu nặng xuống bởi những cái gói gọi là chi phí quan hệ

Ô.Bùi Kiến Thanh

Và nếu như mà cái giá thành nó tăng lên 5%-10%, thậm chí 20% thì nó làm khó khăn cho sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong cái hội nhập thế giới. Thì như vậy cho nên nhà nước phải giải quyết cái vấn đề quản lý nhà nước thế nào cho thông thoáng, giải quyết được cái vấn đề chi phí đầu vào cho thấp xuống. Thì cái việc này rất là lớn, động chạm tới vấn đề quản lý cán bộ, quản lý công quyền - quyền lực, quản lý cả vấn đề tổ chức của đảng như thế nào để mà đáp ứng được cho cái nhu cầu của thời đại, phải là có một chính quyền thật sự là thông thoáng, hoạt động vì quyền lợi của nhân dân, vì quyền lợi của đất nước, chứ không phải vì quyền lợi của một tập thể lãnh đạo nào. Đấy là cái vấn đề căn bản.

Thanh Trúc : Thưa ông Bùi Kiến Thành, cho đến lúc này, theo ông thấy đề án tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam đang ở đâu? Triển vọng của nền kinh tế Việt Nam trong tiến trình tái cấu trúc, nếu có?

Ông Bùi Kiến Thành : Hiện nay cái vấn đề tái cấu trúc ở trong bàn cãi thôi, ví dụ ở trong Quốc Hội, hay là ở các hiệp hội, các bộ ngành, nhưng mà cái quan trọng ở Việt Nam, cái cơ quan quyền lực không phải ở đấy. Quốc Hội có thể bàn cãi nhưng Quốc Hội không có cái quyết định tối cao ở trong cái đất nước này, cho nên cái vấn đề cuối cùng lại là ở nơi cơ quan quyền lực tối cao, tức là cơ quan lãnh đạo của đảng cộng sản.

Thì các vị lãnh đạo đó phải đặt ra cái vấn đề đối với bản thân mình có trách nhiệm gì đối với nhân dân, có trách nhiệm gì đối với đất nước, làm sao mà có thể giải quyết được những cái vấn đề hiện nay và nhất là vấn đề quản lý nhà nước. Vì hiện nay con đại bàng của Việt Nam nó không bay lên được, tại vì sao? Tại vì hai cái cánh của nó bị trĩu nặng xuống bởi những cái gói gọi là chi phí quan hệ, cho nên là các doanh nghiệp Việt Nam cũng như toàn thể nền kinh tế Việt Nam không bay lên được. Đây là vấn đề rất là lớn mà đặt ra cho các vị lãnh đạo có cái chức năng nhiệm vụ phải giải quyết.

Thanh Trúc : Xin cảm ơn thời giờ của ông đã dành cho buổi phỏng vấn hôm nay.

Ông Bùi Kiến Thành : Xin cảm ơn bà.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Anonymous
29/10/2009 21:49

Lỗi nằm ngay ở hệ thống quản lý nhà nước. Đề nghị xoá lỗi triệt để, tận gốc nào cũng bị coi là phản động, thù địch! Vì dân hay vì đảng khi mà dân không có quyền lựa chọn, bầu thủ tướng, chủ tịch...

Anonymous
30/10/2009 03:50

Nai tơ đi vuốt râu cọp .

Anonymous
30/10/2009 08:21

Ông Bùi Kien Thành suy nghi cua ô nhu bao nhieu dong bào mo uoc, Nhung ai chiu tu bo chuc vi toi cao chu, that dang tiec cho dat nuoc VN chung ta.

Anonymous
30/10/2009 07:31

rat hay, nhung rat tiec cac nhà lanh dao VN so bi mat quyen nen ko lam noi dieu nay

Anonymous
29/10/2009 21:45

Dù cho 5 hay 10, 100 thành phần kinh tế được công nhận mà luật chơi không bình đẳng thì còn mị dân, nói dóc. Tư nhân không cạnh tranh nổi với quốc doanh vì họ được ưu đãi đủ thứ. Từ mặt bằng đẹp nhất, to nhất, bảnh nhất, thị tứ nhất tới vay vốn... Không thay cái bất công đó mà nói những cái to thì tư nhân làm không được là tôi không đồng ý. Vì họ có làm mà luật cạnh tranh không bình đẳng, sòng phẳng thì rủi ro họ phải chịu, có làm được cũng chẳng dại gánh rủi ro vì lỗi hệ thống.