Mỗi năm dân số Việt Nam tăng khoảng 1 triệu người
Theo tính toán của các chuyên gia, nếu tình trạng này vẫn tiếp tục kéo dài thì đến năm 2030, sẽ có 2,5 đ ến 3 triệu nam thanh niên và trung niên Việt Nam không lấy được vợ. Việt Hà tìm hiểu và tường trình:
<i>Theo tính toán của các chuyên gia, nếu tình trạng này vẫn tiếp tục kéo dài thì đến năm 2030, sẽ có 2,5 đ ến 3 triệu nam thanh niên và trung niên Việt Nam không lấy được vợ.</i>
Theo thống kê định kỳ hàng năm gần đây do Bộ Y tế thực hiện, mỗi năm dân số Việt Nam tăng khoảng 1 triệu người, mất cân đối về tỷ lệ giới tính khi sinh ở mức 112 trẻ trai trên 100 trẻ gái. Năm 2008 cũng là năm có tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên tăng cao nhất trong giai đoạn 2006 – 2008.
Trước hết cần phải nói là theo tự nhiên, tỷ lệ sinh con trai luôn cao hơn con gái. Chuyên viên vụ dân số của Tổng Cục Thống Kê, bà Hồ Thị Khanh cho biết thậm chí mức 106/100 vẫn là bình thường. Tuy nhiên, tỷ lệ 112 trên 100 là ở mức báo động.
Một nghiên cứu của viện Nghiên cứu Phát triển xã hội cho biết, tại một số tỉnh thuộc khu vực Đông Bắc, Tây Bắc và duyên hải, tỉ lệ giới tính khi sinh đã có sự chênh lệch cao và rất cao. Có tới 16 tỉnh có tỉ lệ giới tính khi sinh từ 115 đến 128 nam/ 100 nữ và 20 tỉnh là 111 nam / 100 nữ.
Tình trạng trọng nam khinh nữ
Có một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này. Bà Hồ Thị Khanh nói :
Thứ nhất là do tình trạng trọng nam khinh nữ ở châu Á nói chung, thứ hai là do sự phát triển của các phương tiện chẩn đoán thai nhi sớm, thứ ba là ở các vùng biển các gia đình thường mong có con trai để ra biển lao động.
Thêm nữa là do pháp lệnh dân số của Việt Nam chưa chặt chẽ, người ta cứ đẻ vì mức phạt không cao, cán bộ đảng viên thì có thể tuân thủ nhưng ở các vùng sâu vùng xa vì phạt nhẹ nên họ cứ đẻ.
Một nghiên cứu của viện Nghiên cứu Phát triển xã hội cho biết, tại một số tỉnh thuộc khu vực Đông Bắc, Tây Bắc và duyên hải, tỉ lệ giới tính khi sinh đã có sự chênh lệch cao và rất cao. Có tới 16 tỉnh có tỉ lệ giới tính khi sinh từ 115 đến 128 nam/ 100 nữ và 20 tỉnh là 111 nam / 100 nữ.
Tâm lý con trai ‘nối dõi tông đường’ và ‘có nếp có tẻ’ vẫn rất phổ biến tại Việt Nam. Chị Lê Thuỳ Anh, có hai con gái kể về tâm lý của mình trước khi sinh con thứ hai như sau:
Khi quyết định để thêm thì muốn có đứa con trai vì chồng sẽ thích hơn. Anh cũng muốn mình phải có 1 đứa con trai, anh ấy không phải à con cả nên không ấn tượng lắm về nối dõi tong đường, nhưng trong bạn bè ngồi với nhau mà khoe là mình có con trai thì họ nói là vợ chồng mày biết đẻ, không phải là con một bề.
Còn anh Nguyễn Văn Sơn, 37 tuổi, đã có một con trai và một con gái thì nói là mình may mắn vì có cả trai lẫn gái. Anh nói bố mẹ anh cũng muốn anh có con trai vì anh là con trưởng và ông bà muốn có cháu đích tôn.
Ông bà cũng thích cháu trai, vì đó là tâm lý người già. Đó là truyền thống từ ngày xưa của dân tộc từ thời phong kiến để lại. Tâm lý dòng tộc, trong gia đình theo dòng tộc thì phải là người đàn ông chứ không thể là phụ nữ được.
Trong dòng tộc, người đàn ông là chính, đàn ông là trưởng họ chứ ko phải phụ nữ. Trong gia đình, trong dòng tộc mà có việc thì bao giờ con trai cũng phải đứng ra gánh vác đầu tiên.
<i>Thứ nhất là do tình trạng trọng nam khinh nữ ở châu Á nói chung, thứ hai là do sự phát triển của các phương tiện chẩn đoán thai nhi sớm, thứ ba là ở các vùng biển các gia đình thường mong có con trai để ra biển lao động.</i>
Phá thai do giới tính
Để có được con trai, nhiều gia đình ở Việt Nam tìm đến biện pháp nạo phá thai. Mặc dù chính phủ Việt Nam đã ngăn cấm việc nạo phá thai do giới tính, tình trạng này vẫn xảy ra tràn lan, đặc biệt là ở các phòng khám tư nhân.
Theo các chuyên gia dân số, việc phụ nữ đi phá thai vì giới tính của thai nhi không như mình mong muốn đã khiến Việt Nam bị liệt vào danh sách một trong những nước có tỉ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới. Trung bình mỗi phụ nữ ở Việt Nam nạo phá thai 2,5 lần trong đời.
Theo Tiến Sĩ Nguyễn Thiện Trưởng, chủ tịch Hội Kế Hoạch hóa gia đình Việt Nam nhận định, một xã hội thừa nam thiếu nữ sẽ dẫn đến mất cân bằng trong đời sống, tâm lý, tình cảm của mỗi gia đình, xã hội.
Ở các vùng nông thôn, việc người chồng bắt vợ phải đẻ cho đến khi có được con trai, hay bắt vợ nạo phá thai nhiều lần gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của phụ nữ. Có những người phụ nữ bị chồng bỏ hoặc phải đồng ý để chồng lấy vợ thứ hai để tìm kiếm con trai.
Ở các vùng nông thôn, việc người chồng bắt vợ phải đẻ cho đến khi có được con trai, hay bắt vợ nạo phá thai nhiều lần gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của phụ nữ. Có những người phụ nữ bị chồng bỏ hoặc phải đồng ý để chồng lấy vợ thứ hai để tìm kiếm con trai.
Ngoài ra, mất cân bằng giới tính cũng dẫn đến tình trạng thiếu phụ nữ và mất quyền làm chồng của nhiều đàn ông. Tình trạng này càng trở nên trầm trọng khi số phụ nữ lấy chồng nước ngoài có xu hướng tăng ở một số địa phương.
Theo bà Khánh, để đối phó với tình hình trên, chính phủ sẽ phải có những thay đổi trong pháp lệnh dân số. Bà nhận xét:
Pháp lệnh dân số chắc là sẽ chặt chẽ hơn, nói chung chung thế thôi chứ cũng chưa rõ, phạt bao nhiêu thì cũng chưa rõ. Còn cái biện pháp thì các vị bảo là các vị không đề ra biện pháp gì hết.
Theo tính toán của các chuyên gia, nếu mức độ mất cân bằng giới tính của Việt Nam vẫn tiếp diễn trong thời gian dài thì đến năm 2030, sẽ có đến gần 3 triệu nam thanh niên và trung niên Việt Nam không lấy được vợ. Báo Người Lao Động gần đây còn nói là, nếu không được điều chỉnh thì trong tương lai Việt Nam sẽ có thể phải ‘nhập khẩu’ cô dâu thay vì ‘xuất khẩu’ như hiện nay.