Quyền tự do tín ngưỡng và dân chủ theo kiểu Việt Nam

Lên tiếng trong cuộc họp báo hôm qua tại Hà Nội, người phát ngôn bộ ngoại giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga tuyên bố, Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng. Mặt khác, chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, trong phát biểu tại phiên khai mạc Đại Hội Đồng Hiệp Hội Luật ASEAN lần thứ 10, cũng diễn ra hôm qua ở Hà Nội, đã khẳng định, Việt Nam luôn quan tâm phát triển dân chủ.
Đỗ Hiếu, phóng viên RFA, Bangkok
2009.10.16
Người phát ngôn bộ ngoại giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga Người phát ngôn bộ ngoại giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga. Photo courtesy tin-360.net
Photo courtesy tin-360.net

Đỗ Hiếu trình bày thêm chi tiết cùng với lời góp ý của người dân trong nước, về vấn đề “tín ngưỡng và dân chủ”, qua nhận định của lãnh đạo Hà Nội.

Dân chủ, tôn giáo là chuyện nội bộ của Việt Nam?

Sứ Quán Hoa Kỳ tại Việt Nam vừa ra thông cáo báo chí bày tỏ sự quan ngại sâu xa về việc chánh phủ Việt Nam kết án tù, cộng thêm thời gian quản chế đối với các nhà hoạt động dân chủ, dù họ chỉ nói lên quan điểm công khai, một cách ôn hòa và không hề có chuyện tuyên truyền chống phá nhà nước, xâm phạm an ninh quốc gia. Theo Sứ Quán Mỹ,  Hà Nội phải tôn trọng những điều đã cam kết với công luận quốc tế,  là tôn trọng quyền làm người và  thực thi dân chủ, tự do tôn giáo.

Sứ Quán Hoa Kỳ tại Việt Nam vừa ra thông cáo báo chí bày tỏ sự quan ngại sâu xa về việc chánh phủ Việt Nam kết án tù, cộng thêm thời gian quản chế đối với các nhà hoạt động dân chủ, dù họ chỉ nói lên quan điểm công khai, một cách ôn hòa và không hề có chuyện tuyên truyền chống phá nhà nước, xâm phạm an ninh quốc gia.

Ngay sau đó, bà Nguyễn Phương Nga, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam tuyên bố, “những điều đề cập tới trong thông cáo báo chí của Đại Sứ Quán Hoa Kỳ là “can thiệp vào chuyện nội bộ của Việt Nam”. Theo viên chức ngoại giao này thì những thông tin về những cá nhân và vụ việc được nêu lên trong văn bản đó là “hoàn toàn sai lệch”.

Bà Nga khẳng định trên tờ Pháp Luật rằng, Việt Nam luôn tôn trọng các quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng và tôn giáo của người dân, đồng thời  luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân thực hiện các quyền căn bản của mình. Vẫn theo bà, mọi hành vi phá hoại an ninh, trật tự, phạm pháp đều bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật Việt Nam.

Vậy Việt Nam có tự do tín ngưỡng hay không ? Một vị lãnh đạo tinh thần xác nhận là :

- Mà cái điều đâu tiên chúng tôi muốn nói là ở Việt Nam không có sự tự do tôn giáo và tín ngưỡng như là cái Điều 70 Hiếp Pháp Việt Nam quy định. Cái đó nó chỉ có trên văn bản thôi chứ thực tế thì chúng tôi - người dân Việt Nam không có được hưởng cái quyền đó.

Bà Nguyễn Phương Nga, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam tuyên bố, “những điều đề cập tới trong thông cáo báo chí của Đại Sứ Quán Hoa Kỳ là “can thiệp vào chuyện nội bộ của Việt Nam”. Theo viên chức ngoại giao này thì những thông tin về những cá nhân và vụ việc được nêu lên trong văn bản đó là “hoàn toàn sai lệch”

Kế đó ông tự giới thiệu và cho biết từng đi truyền đạo khắp mọi miền đất nước, bất cứ nơi nào ông đến,  tôn giáo cũng bị gây khó dễ:

Thực tế vế tự do tông giáo tại VN

Mục sư Thân Văn Trường : Tôi là Mục sư Thân Văn Trường hầu việc Chúa ở trong một hội thánh địa phương tại huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Tôi làm phụ tá cho một vị mục sư quản nhiệm.

Công việc của tôi thì Chúa cũng sai đến nhiều nơi, nói chung ở trên đất nước Việt Nam, Miền Bắc VN rồi Miền Tây, trên Tây Nguyên, nói chung là trong cái địa bàn của nước Việt Nam thì chúng tôi tới với nhiều hội thánh và nhất là những chỗ mà họ bắt bị bớ, bị đánh đập đó.

Thế rồi ở trên cao nguyên, thí dụ như chỗ Mục sư Nguyễn Công Chính, rồi như ở dưới Miền Tây - ở Trà Vinh, hay là ngay ở huyện Bến Cát chúng tôi thì chính quyền địa phương huyện Bến Cát họ cũng ra văn bản không cho chúng tôi nhóm lại suốt cho tới khi chính quyền có văn bản chính thức cho nhóm lại.
Mục sư Thân Văn Trường

Anh em chúng tôi bị đánh đập, bị bắt bớ vì cái cớ là họ thờ phượng Chúa, vì cái cớ mỗi Chủ Nhật theo điều răn của Chúa dạy chúng tôi phải nhớ ngày nghỉ, đặt ngày thánh, thờ phượng Chúa vào mỗi ngày Chủ Nhật. Thế nhưng mà anh em chúng tôi thờ phượng Chúa, nhóm lại cầu nguyện thì công an thường xuyên họ bắt bớ, rồi thậm chí họ đánh đập anh em chúng tôi rất là dữ dội.

 Thí dụ như mới đây, cụ thể chẳng hạn như chúng tôi đến với anh em tỉnh Thanh Hoá, nơi Mụ sư Nguyễn Trung Tôn quản nhiệm - cái hội thánh bị bắt bớ nhiều năm nay rồi, Đài Á Châu Tự Do cũng đã từng lên tiếng, thế nhưng mà nó cứ xảy ra triền miên .

Thế rồi ở trên cao nguyên, thí dụ như chỗ Mục sư Nguyễn Công Chính, rồi như ở dưới Miền Tây - ở Trà Vinh, hay là ngay ở huyện Bến Cát chúng tôi thì chính quyền địa phương huyện Bến Cát họ cũng ra văn bản không cho chúng tôi nhóm lại suốt cho tới khi chính quyền có văn bản chính thức cho nhóm lại.

Thật sự theo tôi biết thì không có bao giờ. Nếu như chúng tôi ngưng nhóm lai để mà chờ thì không có bao giờ người ta cho hết. Cho nên chúng tôi phải thà tôn thờ Đức Chúa Trời hơn là chờ người ta, và hội thánh của chúng tôi vẫn nhóm lại mỗi Chúa Nhật, cứ như vậy nó có cái sự bắt bớ, lập biên bản này kia và nó cứ lằng nhằng như vậy triền miên.

Vì cớ chúng tôi thì là phải theo "tư tường Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Mác Lê" và vì vậy cho nên cái Điều 4 này nó làm cho Điều 70 của Hiến Pháp về quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng không còn có giá trị nữa, bởi vì duy nhất chỉ có thể theo chủ nghĩa mác-lê thì làm sao còn có chỗ để cho những người thờ phượng Chúa nữa?
Mục sư Thân Văn Trường

Cho nên chúng tôi thờ phượng Chúa và chúng tôi thấy rằng cái kinh nghiệm theo Chúa của chúng tôi và so với luật lệ của Việt Nam, Hiến Pháp rồi luật đều quy định là tự do tôn giáo và tín ngường, nhưng mà cái điều đó không có trên thực tế là vì cớ chúng tôi thì là phải theo "tư tường Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Mác Lê" và vì vậy cho nên cái Điều 4 này nó làm cho Điều 70 của Hiến Pháp về quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng không còn có giá trị nữa, bởi vì duy nhất chỉ có thể theo chủ nghĩa mác-lê thì làm sao còn có chỗ để cho những người thờ phượng Chúa nữa? Cho nên chúng tôi biết rằng là cái hiến pháp, cái luật của Việt Nam chỉ là để trang trí, để mà đối phó với quốc tế, để mà nhận viện trợ và quan hệ giao dịch với quốc tế thôi, chứ còn sự thực thì người dân Việt Nam không có được hưởng cái quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng.

Cũng liên quan đến thời sự Việt Nam, tờ Saigon Giải Phóng online cho hay, tại Đại Hội Đồng Hiệp Hội Luật Gia ASEAN lần thứ 10, khai mạc Thứ Năm vừa qua, ở Hà Nội, Chủ Tịch Nước - Nguyễn Minh Triết, tuyên bố, “ngay buổi đầu thành lập, Việt Nam luôn quan tâm phát triển dân chủ, thực hiện công bằng, bình đẳng xã hội, đẩy mạnh sản xuất kinh tế, hầu nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của toàn dân.”

Nói một đằng làm một nẻo

Lên tiếng từ Hà Nội, nhà văn Hoàng Tiến cho là lãnh đạo nói vậy, chứ sự thật không đúng như thế:

Nhà văn Hoàng Tiến : Câu ngắn gọn như thế này, thôi thì ai cũng biết rồi, người ta hay nói "nói một đằng, làm một nẻo". "Nói một đằng làm một nẻo", cái đó thành một cái không hay, cái đó thành như một cái tính hay là bản chất.

Câu ngắn gọn như thế này, thôi thì ai cũng biết rồi, người ta hay nói "nói một đằng, làm một nẻo". "Nói một đằng làm một nẻo", cái đó thành một cái không hay, cái đó thành như một cái tính hay là bản chất.
Nhà văn Hoàng Tiến

Tôi năm nay thì cũng đã 77 (tuổi) rồi, cho nên bây giờ là có những công việc dân chủ thì những anh em trẻ tuổi người ta tiếp tục làm thì như thế họ nói kỹ hơn, họ nói giỏi hơn tôi, còn tôi bây giờ tôi đang tập trung về làm văn chương đấy mà thì tôi xin phát biểu thế thôi.

Ông cũng khẳng định, dân chủ tại Việt Nam còn xa vời:

Nhà văn Hoàng Tiến : Ý muốn của ai? Ý muốn của dân thì chưa. Thế còn ý muốn của nhà lãnh đạo thì họ cho là họ đang dân chủ rồi, một nghìn lần dân chủ hơn các nước cơ àm (cười).

Dịp này, phóng viên Đài chúng tôi có câu hỏi với Luật sư Trần Lâm từ Hải Phòng, vì sao đất nước chưa có dân chủ, thì được ông phân tích cụ thể như sau:

Luật sư Trần Lâm : Ở ngoài ấy (hải ngoại) thì cái việc mà một người bày tỏ cái ý kiến của mình thì người ta rất cần. Mọi người đều bày tỏ ý kiến của mình thì như vậy nó mới có sự thông suốt, mới có sự hiểu nhau thì nó mới có sự đồng điệu.

 Thế nhưng ở Việt Nam nó lại không có thế, tức alf cái gì mà nhà nước quyết định thì đấy là luật rồi, anh là trái đi là anh có tội. Bây giờ nó có hai sự khác nhau là như vậy, mà anh thì là người dân thường thôi thì anh lại đưa ra những cái vấn đề nó quá lớn như thế thì ở Việt Nam là không chấp nhận.

 Đấy cái chỗ đó là chúng phải nhất trí với nhau như vậy. Luật pháp ở đây là luật pháp của một chế độ toàn trị, hay nói một cách khác thì nó là độc tài. Ông vua nước Pháp ổng vỗ vào ngực ổng rằng "Quốc gia là ai? - Quốc gia là ta!" . Đấy, nó là như thế cơ mà, thế thì các vị ở ngoài đó cứ lấy cái phổ cập nào là cái nhân quyền, rồi là cái nọ cái kia "anh đã ký thì anh phải theo". - Tôi ký, nhưng mà luật tôi vẫn giữ nguyên, tôi không thay đổi luật của tôi thì làm sao? Anh làm gì được tôi?

Theo cơ quan ngôn luận của Hà Nội thì nhà nước đang thực hiện cải cách lập pháp, hành pháp, tư pháp, nhằm mục đích tăng cường dân chủ, xây dựng một bộ máy công quyền trong sạch, có trách nhiệm trước nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân. Tuy nhiên, đây chỉ là bước đầu trên con đường dài của sự hoàn thiện chế độ pháp quyền xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam.


Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.