Việt Nam vẫn muốn là kẻ thù của Internet?

Nhiều diễn đàn điện tử và các blog đang chuyển đi một công văn được cho là của Cục Kỹ Thuật Nghiệp Vụ 1 thuộc Tổng Cục An Ninh gửi cho 10 nhà cung cấp dịch vụ Internet ở Việt Nam, yêu cầu ngăn chặn thêm 8 website có nội dung xấu.

0:00 / 0:00
blockWeb-250.jpg
Công van được cho là của Tổng Cục An Ninh - Bộ Công An VN. (RFA PHOTO)

Sở dĩ công văn vừa kể được cho là của Tổng Cục An Ninh - Bộ Công An Việt Nam, bởi xét cả về hình thức lẫn nội dung, công văn này không khác những văn bản hành chính mà người ta thường thấy. Tuy nhiên ảnh chụp công văn lại bị cắt mất phần có ký tên, đóng dấu.

Một số người am tường sinh hoạt xã hội tại Việt Nam giải thích, lý do công văn bị cắt mất phần cuối có thể vì người công bố công văn này không muốn lực lượng an ninh Việt Nam nhận dạng nơi – người tiết lộ.

Trong công văn vừa đề cập, cơ quan an ninh của Việt Nam yêu cầu 10 nhà cung cấp dịch vụ Internet tại Việt Nam phải chặn không cho truy cập thêm 8 website để “đảm bảo yêu cầu công tác an ninh và đấu tranh với hoạt động tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước trên lĩnh vực Internet”.

Sáu trong 8 website được liệt kê và yêu cầu ngăn chặn không cho truy cập có nội dung bằng Việt ngữ. Hai website còn lại là Face Book vốn đang phổ biến trên toàn thế giới.

Tại sao phải chận?

Vì sao lực lượng an ninh Việt Nam lại yêu cầu ngăn chặn việc truy cập vào Face Book? Chúng tôi đã nêu câu hỏi này với ông Vũ Qúy Hạo Nhiên, biên tập viên nhật báo Người Việt, có trụ sở tại Nam California.

Ông Nhiên là một blogger Việt Nam mà blog của ông đã được vài ba tờ báo tại Hoa Kỳ như: USA Today, OC Register, OC Weekly điểm danh, đồng thời cũng là một trong những người đang dùng Face Book để vận động trả tự do cho Nguyễn Tiến Trung thuộc Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ, đang bị an ninh Việt Nam giam giữ.

Ông Hạo Nhiên cho rằng, trong trường hợp công văn vừa kể là chính xác thì điều đó cũng không khó hiểu lắm…

Ô. Vũ Quý H ạo Nhiên : Face Book là một mạng gọi là xã hội, tức là mỗi người lên đó rồi người ta bắt bạn với nhau, người ta trao đổi thông tin với nhau, vì thế cho nên nó cái sự cởi mở rất là thoải mái giữa người này với người khác.

Cũng vì sự cởi mở đó cho nên không riêng gì chính quyền Việt Nam mà có cả các chính quyền độc tài rất sợ là vì người ta không có kiểm soát được, cho nên có tình trạng là những ngày trước cuộc bầu cửở Iran, chính quyền Iran cũng cấm Face Book.

Rồi thời gian mà có kỷ niệm Thiên An Môn thì Trung Quốc cũng cấm Face Book. Nếu mà chuyện này có thật thì không phải là lần đầu tiên mà các nhà nước độc tài đi cấm face Book.

Trân Văn : Face Book có ưu đi ểm gì đáng k ể so v ới nh ứng h ệ th ống blog khác?

Ô. Vũ Quý H ạo Nhiên: Trước hết Face Book không phải là một hệ thống blog, người ta lên đó không phải để người ta blog mà người ta lên đó để giao lưu với nhau, cho nên riêng về phần blog thì Face Book không có ưu điểm so với trước đây ví dụ như người Việt Nam hay dùng trang Yahoo!360.

Opens in new window

Bạn nghĩ gì về chuyện này? Hãy gửi đến Ban Việt Ngữ ý kiến của Bạn, hoặc tham gia thảo luận tại <a href="http://www.rfavietnam.com/" target="new">Trang blog Ban Việt ngữ RFA</a>

Tuy nhiên, nếu mà mình có một cái blog ở chỗ khác, ví dụ nhưở bên Blogspot, hay Multiply, hay Wordpress thì mình có thể lên Face Book để báo cho người ta biết (như là) "À, hôm nay tôi mới đưa bài này lên Wordpress, hay hôm nay tôi mới đưa bài này lên Multiply", cho nên sau khi Yahoo!360 đóng cửa, mọi người phân tán thì Face Book mặc dù không phải là trang để blog nhưng mà là một chỗ để người ta có thể đến để coi (như là) "à, người này ở đàng kia làm cái này, còn người đó ở đàng đó làm cái khác".

Đó là một chỗ tiện lợi để người ta cập nhật tin tức về nhau. Đó là một mạng xã hội, cho nên đó là nơi để giao lưu với nhau. Người ta thông báo cho nhau tin này tin nọ. Bình thường là những tin thật là đơn giản như là "Sáng hôm nay uống cà phê thì tôi thấy ngon hơn mọi khi". Nhưng mà thỉnh thoảng cũng có những chuyện như là tự nhiên sáng hôm đó đọc trang mạng của đảng cộng sản thấy đưa tin ca ngợi hải quân Trung Quốc thế là người ta ùn ùn lên Face Book báo cho nhau.

Nói chung nó là một nơi rất là cởi mở mà một chính quyền độc tài muốn kiểm soát thông tin thì rất sợ sự cởi mở.

Trân Văn : Là ng ười theo dõi r ất k ỹ các blog, các di ễn đàn đi ện t ử b ằng Vi ệt ng ữ trên Internet, ông th ấy trong th ời gian v ừa qua trên Face Book có nh ững thông tin nào đáng l ưu ý mà theo ông đ ược chính quy ền Vi ệt Nam xem là nh ạy c ảm đ ể d ẫn đ ến kh ả năng là ph ải ngăn ch ận Face Book?

Ô. Vũ Quý H ạo Nhiên : Nói chuyện đụng "nhạy cảm" thì nếu so sánh Face Book ngày nay với Yahoo!360 cách đây hơn một năm chẳng hạn thì có thể nói là Face Book không có nhạy cảm bằng Yahoo!360 trước đây, một phần là vì qua những đợt bắt bớ vừa rồi thì rất nhiều người ở trong nước cẩn thận lại trong lời ăn tiếng nói.

Một nhược điểm nữa của Face Book là không ở thếẩn danh như là Yahoo! Face Book là nơi giao lưu cho nên nếu mà mình bí mật (thì) người ta sẽ không giao lưu với mình. Mình là một người chưa ai biết thì người ta không giao lưu với mình, cho nên bản chất của Face Book là nó không phải là một nơi ẩn danh, nó là một mạng xã hội - nơi để mọi người bắt bạn với nhau, liên lạc với nhau, thông tin cho nhau, cũng vì vậy cho nên những thông tin đưa trên Face Book thường ít nhạy cảm hơn là đưa trên blog Yahoo!360 ngày trước.

Tuy nhiên, cũng vì nó là một nơi giao lưu thoải mái hơn, ví dụ như ngày xưa Yahoo!360 cho tối đa là 300 người bạn thì Face Book không có giới hạn. Có những người có hàng ngàn bạn trên Face Book. Nếu mà một người trong những người đó đưa một tin nhạy cảm lên thì tin đi nhanh hơn ngày xưa, cho nên ở một mặt nào đó, đứng về phía chính quyền thì người ta có thể sợ thông tin đi nhanh, chứ hiện nay những thông tin trên Face Book thường có tính cá nhân thuần tuý, có tính cách giao lưu, tính cách tiêu khiển, tính cách giải trí hơn là tính cách chính trị. Nhưng ngược lại, một khi mà có những thông tin quá độc như là trang web Đảng Cộng Sản Việt Nam lại đưa tin ca ngợi hải quân Trung Quốc thì tin đó đi rất là nhanh.

Mặt khác, trên Face Book những người kêu gọi thả những tù nhân lương tâm, những người kêu gọi thả những người bị bắt chỉ vì tự do ngôn luận, trên Face Book những thông tin đó thì không nhiều nhnưg mà đi nhanh hơn trước.

Hiện giờ tôi thấy có một số phản ứng rất là gay gắt đối với một mẫu quảng cáo mà tôi đăng trên trang Face Book, đó là mẫu quảng cáo kêu gọi thả Nguyễn Tiến Trung. Có hai mẫu quảng cáo, một mẫu quảng cáo bằng tiếng Anh, một mẫu quảng cáo bằng tiếng Việt, cả hai cũng chạy trên trang Face Book mà nhắm vào những người đọc ở Việt Nam. Một ngày những mẫu quảng cáo này được đăng lên khoảng chín mươi mấy - một trăm ngàn lần, trong đó vài trăm người bấm vào mẫu đó thôi, rất là nhỏ thôi.

Một nước 86 triệu người mà có vài trăm người bấm vào mẫu quảng cáo đó thôi thì con số cũng rất là nhỏ. Thành ra không biết là có phải vì những mẫu quảng cáo này mà chính quyền Việt Nam lo ngại về Face Book không?

Trân Văn:

Đến nay, một vài người dùng Internet tại Việt Nam xác nhận, những người dùng dịch vụ Internet của Viettel (Công Ty Điện Tử Viễn Thông Quân Đội) đã không thể truy cập vào Face Book. Người dùng dịch vụ Internet của một số nhà cung cấp dịch vụ khác như: VDC, FPT, EVN thì vẫn còn có thể vào Face Book song họ không chắc là có thể truy cập thoải mái như trước.

Hôm 12 tháng 3, nhân “Ngày Thế Giới Chống Kiểm Duyệt Không Gian Ảo”, Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới đã công bố một danh sách xếp hạng 12 quốc gia bị xem là “Những kẻ thù của Internet” bởi đã “biến mạng Internet tòan cầu thành một mạng Intranet nội bộ, nhằm ngăn chặn nhân dân nuớc họ không được tiếp cận với những thông tin mà họ không muốn cho biết”. Việt Nam là một trong 12 quốc gia như thế!