Chỉ thị của Thủ tướng vế đất tôn giáo do nhà nước quản lý

Thủ Tướng Việt Nam gần đây ban hành chỉ thị liên quan đến đất đai tôn giáo nhằm “chấn chỉnh việc quản lý, sử dụng nhà, đất liên quan đến tôn giáo.”

0:00 / 0:00

Một trong những nội dung của chỉ thị được liên kết với một nghị quyết ban hành năm 2003, trong đó qui định “Nhà Nước không thừa nhận việc đòi lại nhà đất mà Nhà Nước đã quản lý” trong quá trình thực hiện chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa.

Chỉ thị này, mang số hiệu 1940/CT-TTg, có thể hàm chứa vài điểm chính. Một là tái khẳng định chính sách liên quan đến nhà, đất tôn giáo mà Nhà Nước đã quản lý theo tinh thần các chính sách đã ban hành trước ngày 1 tháng Bảy năm 1991.

<i> <i>chỉ thị được liên kết với một nghị quyết ban hành năm 2003, trong đó qui định "Nhà Nước không thừa nhận việc đòi lại nhà đất mà Nhà Nước đã quản lý" </i> </i>

Hai là những phương cách sử dụng nhà, đất liên quan đến tôn giáo nhằm tránh phát sinh khiếu nại; và ba là qui định một số loại đất của tôn giáo có thể được cấp giấy chủ quyền sử dụng.

Tài sản và đất đai tôn giáo vấn đề nan giải

Đất đai và tài sản tôn giáo đã gây ra hàng loạt vấn đề tranh chấp trên toàn quốc từ nhiều thập niên nay. Trong vài tháng qua, vấn đề này lại trở nên căng thẳng hơn, với nhiều vụ, như vụ Toà Khâm Sứ, giáo xứ Thái Hà, tại Hà Nội; vụ tranh chấp ở An Bằng, Thừa Thiên – Huế; vụ dòng Thánh Phao Lồ, Vĩnh Long, vân vân.

Chẳng hạn, trong vụ dòng Thánh Phao Lồ ở Vĩnh Long, hồi cuối tháng Năm, 2008, một linh mục đã phát biểu với đài chúng tôi, rằng “Đất đai giáo phận mất rất nhiều. Phía dòng Thánh làm đơn nhưng mọi chuyện vẫn dậm chân tại chỗ.”

Đất đai giáo phận mất rất nhiều. Phía dòng Thánh làm đơn nhưng mọi chuyện vẫn dậm chân tại chỗ."

“Phía nhà dòng thì yêu cầu đi đến bước đối thọai trực tiếp với nhà đầu tư hoặc với nhà đầu tư đền bù thỏa đáng theo giá nhà nước. Nhưng họ không đồng ý và căn cứ theo quyết định cũ ghép tội cho các 'soeur' tội huấn luyện phản động chống phá cách mạng.

Đất đai của giáo phận mất rất nhiều: Mến Thánh Giá Học Viện, Đại Chủng Viện… Chúng tôi làm đơn nhưng mọi chuyện vẫn dậm chân tại chỗ.”

Hay những tranh chấp liên quan đến đất đai trong phạm vi Tổng Giáo Phận Hà Nội, thì Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, trong lần phát biểu trước Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội ngày 20 tháng Chín, đã khẳng định không đòi lại những tài sản được sử dụng vào lợi ích chung, nhưng “sẽ nói tới” những nơi bị sử dụng vào mục đích kinh doanh, buôn bán.

“… chúng tôi nói lên cái tiếng nói của công lý. Bằng chứng cái trường Hoàn Kiếm bên cạnh, chúng tôi có bao giờ dám đòi đâu. Bởi vì nó phục vụ lợi ích chung, các bệnh viện nó phục vụ lợi ích chung.

Do đó, chúng tôi xin nhắc lại, chúng tôi rất mong muốn xây dựng một khối đại đoàn kết dân tộc.”

Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt khẳng định mong muốn "xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc" khi phía Công Giáo không đòi lại trường Hoàn Kiếm, hay bệnh viện Xanh Pôn.

Có lẽ không có gì lấy làm lạ nếu Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt khẳng định mong muốn “xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc” khi phía Công Giáo không đòi lại trường Hoàn Kiếm, hay bệnh viện Xanh Pôn. Trên thực tế, phía Nhà Nước luôn sử dụng khái niệm “khối đại đoàn kết dân tộc” để đưa ra lời cảnh cáo.

Đất tôn giáo do nhà nước quản lý không dễ lấy lại

Chỉ thị vừa được ban hành cũng vậy. Trong chỉ thị này, thủ tướng Dũng nói, xin trích nguyên văn, rằng “những hành vi lợi dụng việc giải quyết nhà, đất liên quan đến tôn giáo để gây rối trật tự xã hội, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết trong cộng đồng dân cư, vi phạm pháp luật phải xử lý nghiêm minh.”

Chỉ thị vừa được ban hành cũng có nội dung là đất đai liên quan đến tôn giáo mà Nhà Nước đã quản lý theo tinh thần các chính sách đã ban hành trước ngày 1 tháng Bảy năm 1991 thì thực hiện theo Nghị Quyết 23/2003/QH11.

Nghị quyết này, ở Điều 1, có đoạn: “Nhà Nước không xem xét lại chủ trương, chính sách và việc thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa liên quan đến nhà đất đã ban hành trước ngày 1 tháng Bảy năm 1991.”

"chỉ đạo giải quyết kịp thời những vấn đề liên quan đến tôn giáo" và "phải sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả [nhà, đất liên quan đến tôn giáo], không ảnh hưởng đến tình cảm tôn giáo của quần chúng tín đồ."

Đoạn tiếp theo của Điều 1 này cũng ghi rằng, “Nhà Nước không thừa nhận việc đòi lại nhà đất mà Nhà Nước đã quản lý, bố trí sử dụng” trong quá trình thực hiện các chính sách ấy.

Trở lại với chỉ thị vừa được ban hành. Chỉ thị này có đoạn, các cơ quan chính quyền địa phương “tập trung chấn chỉnh việc quản lý, sử dụng nhà, đất liên quan đến tôn giáo” … “chỉ đạo giải quyết kịp thời những vấn đề liên quan đến tôn giáo” và “phải sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả [nhà, đất liên quan đến tôn giáo], không ảnh hưởng đến tình cảm tôn giáo của quần chúng tín đồ.”

Cũng trong chỉ thị này, một số loại đất đai thuộc về tôn giáo sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nếu được xác nhận là không có tranh chấp.

Chỉ thị của Thủ Tướng chính phủ đề ra hướng giải quyết những vụ tranh chấp đất đai gây xáo trộn trong thời gian gần đây liệu có là giải pháp thoả đáng chăng? Chúng tôi sẽ tìm hiểu vấn đề này trong một bài sau.