Hỗ trợ 100% lãi suất với mức vay 100% giá trị hàng hoá
Hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc thiết bị, vật tư sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở nông thôn là phần đầu tiên của gói kích cầu nông nghiệp nông thôn. Quyết định này được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ban hành ngày 17/4.
Nói chung là tổ chức hoặc cá nhân, sẽ được hỗ trợ 100% lãi suất với mức vay tối đa 100% giá trị hàng hoá. Điển hình như sản phẩm máy móc, thiết bị cơ khí, phương tiện phục vụ sản xuất và chế biến nông nghiệp.<br/>
Nông dân người trực tiếp làm ruộng, cũng như hợp tác xã hoặc doanh nghiệp nông nghiệp nông thôn, nói chung là tổ chức hoặc cá nhân, sẽ được hỗ trợ 100% lãi suất với mức vay tối đa 100% giá trị hàng hoá. Điển hình như sản phẩm máy móc, thiết bị cơ khí, phương tiện phục vụ sản xuất và chế biến nông nghiệp.
Trên thực tế việc cho vay lãi suất 0% hoặc bù lãi suất toàn phần giúp nông dân mua máy móc cơ giới, như máy cày, máy gặt đập liên hợp, tuốt lúa, máy sấy lúa… từng được chính quyền thực hiện trong 5 năm gần đây. Tuy nhiên, không phải nông dân nào cũng đủ lực đầu tư cho cơ giới hoá, dù có cho vay không lãi suất và cho trả góp dài hạn. Một nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long nói với chúng tôi:
"Hai năm trước Nhà nước đã hỗ trợ rồi, Nhà nước cho mình vay 70% vốn mình chịu 30% thôi để mua máy móc cơ giới. Em không vay nhưng thằng em thì mua máy cày, thằng kia mua máy cắt. Nhà nước hỗ trợ nông nghiệp cũng 'êm' nhưng cầu đường thì kém, cái này mấy ổng không làm được."
Nhà nước cho mình vay 70% vốn mình chịu 30% thôi để mua máy móc cơ giới. Em không vay nhưng thằng em thì mua máy cày, thằng kia mua máy cắt. Nhà nước hỗ trợ nông nghiệp cũng ‘êm’ nhưng cầu đường thì kém.
Một nông dân vùng ĐBSCL
Một nhóm nông dân, hay nông dân cùng họ tộc có thể phân bổ người này vay vốn sắm máy cày, còn người khác mua máy gặt đập liên hợp chẳng hạn. Nói chung máy móc được đầu tư nếu người nông dân biết rằng có thể sử dụng cho các mùa vụ và có thể làm dịch vụ cho xóm giềng.
Đẩy mạnh việc cơ giới hoá vùng ĐBSCL
Ở kế hoạch kích cầu nông nghiệp nông thôn lần này, các chuyên gia cho rằng có thể đẩy mạnh việc cơ giới hoá vùng đồng bằng sông Cửu Long, do có nguồn tài trợ dồi dào hơn. Tuy nhiên có một vấn đề là, chính phủ ràng buộc những hàng hoá được hỗ trợ lãi suất vốn vay phải là sản phẩm nội địa. Một điều kiện để kích thích ngành cơ khí nội hoá, cũng như tránh việc kích cầu cho hàng hoá nước ngoài.
Ngoài vấn đề máy móc, thiết bị cơ khí phục vụ sản xuất chế biến nông nghiệp, các tổ chức, cá nhân có thể được hỗ trợ lãi suất 4%, vốn vay tối đa 100% giá trị hàng hoá, nhưng không quá 7 triệu đồng/ha đối với vật tư sản xuất nông nghiệp như lúa giống, phân bón thuốc trừ sâu.
Còn vay để xây dựng nhà ở nông thôn thì được vay tối đa 50 triệu đồng để mua vật liệu xây dựng.
Ở kế hoạch kích cầu nông nghiệp nông thôn lần này, các chuyên gia cho rằng có thể đẩy mạnh việc cơ giới hoá vùng đồng bằng sông Cửu Long, do có nguồn tài trợ dồi dào hơn.<br/>
Theo quyết định của Thủ tướng chính phủ, gói kích cầu bù lãi suất dành cho nông nghiệp nông thôn được triển khai nhanh, mọi khoản vay phải được ký kết hợp đồng tín dụng và giải ngân trong vòng 7 tháng từ 1/5/2009 tới 31/12/2009.
Nghĩa là các thành phần liên quan chỉ có thời gian 7 tháng sắp tới để có thể vay các khoản vốn không lãi hoặc hỗ trợ 4% lãi suất. Trên thực tế ở VN thủ tục khá rườm rà phức tạp nông dân khó đáp ứng trong thời gian ngắn. Cho tới nay nông dân muốn vay vốn ngân hàng NN-PTNT để làm mùa thì đều phải thế chấp sổ đỏ chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất cho ngân hàng, họ đang chịu lãi suất khá cao:
“Ngân hàng cấp trước giá cao lắm bây giờ còn 0,75% . Lúc sốt giá ngân hàng cho mình vay 1,5 hoặc 1,7%, trong Tết cho vay 1,1% còn bây giờ 0,75% một tháng”
Gói kích cầu thứ 2 của chính phủ hướng về nông nghiệp nông thôn với mục tiêu giải quyết ba vấn đề. Đó là tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập dựa trên tăng sản xuất và tạo sức mua. <br/>
Tạo công ăn việc làm, Tăng sản xuất và Tạo sức mua
Theo lời ông Cao Sĩ Kiêm, thành viên hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia tuyên bố trên báo chí, gói kích cầu thứ 2 của chính phủ hướng về nông nghiệp nông thôn với mục tiêu giải quyết ba vấn đề. Đó là tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập dựa trên tăng sản xuất và tạo sức mua.
Ông Phạm Văn Dư, Cục Phó Cục Trồng Trọt phụ trách khu vực phía Nam nói rằng chú trọng công tác thuỷ lợi giải quyết vấn đề nước tưới cho nông dân là cách giúp đỡ thiết thực:
“Đồng bằng sông Cửu Long và miền Nam nói chung còn vấn đề đặc biệt là thuỷ lợi, đây là sự giới hạn nước trong sản xuất. Để bà con nông dân có thể gieo sạ đúng thời hạn thì cần đặc biệt chú trọng thủy lợi.”
Theo sự tiết lộ của ông Cao Sĩ Kiêm, chính phủ sẽ đầu tư xây dựng thêm 2.000 trạm bơm, cũng như các công trình thuỷ lợi và hệ thống kênh mương nội đồng.
Trước mắt, Bộ NN-PTNT đưa ra gói kích cầu trị giá 58 ngàn tỷ đồng, mục tiêu tạo ra công việc làm và nâng cao đời sống khu vực nông thôn. Bộ Công Thương sắp công bố gói kích cầu 17 ngàn tỷ đồng với mục tiêu chủ yếu đưa hàng hoá về nông thôn.