Điều trị đại trà bệnh cúm H1N1 sẽ dẫn đến tình trạng kháng thuốc?

Việt nam mới phát hiện 3 trường hợp kháng thuốc tamiflu tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong tình hình cạn kiệt sinh phẩm xét nghiệm tại những cơ sở xét nghiệm chính của cả nước, có nhiều băn khoăn về việc điều trị đại trà bệnh nhân nghi nhiễm cúm A/H1N1 bằng Tamiflu có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc. Câu hỏi đặt ra là liệu việc xét nghiệm đại trà cúm A/H1N1 có còn cần thiết? Đối tượng nào sẽ được ưu tiên xét nghiệm?

0:00 / 0:00

Xét nghiệm đại trà có còn là cần thiết nữa không

Hồi đầu tháng này, viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh thông báo hết sinh phẩm xét nghiệm cúm A/H1N1 và tạm ngưng làm xét nghiệm. Cùng lúc Viện các bệnh Nhiệt đới Quốc gia cũng thông báo đã cạn kiệt sinh phẩm, và do vậy cho biết sẽ không tiến hành xét nghiệm đại trà như trước đây.

Trong khi đó, con số người nhiễm cúm A/H1N1 vẫn tiếp tục tăng cao. Tính đến ngày 11 tháng 10 Việt nam đã có hơn 10 ngàn trường hợp dương tính với virut cúm này và 23 ca tử vong. Trước tình hình đó, thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn đã chỉ đạo ' không xét nghiệm bệnh nhân ồ ạt, điều trị ngay những ca nặng có đầy đủ các triệu chứng lâm sàng để giảm nguy cơ tử vong'.

Vì không xét nghiệm cúm A/H1N1 nữa nên chúng tôi phải tiến hành điều trị thuốc tamiflu trên tất cả những bệnh nhân có triệu chứng cúm. Như vậy tôi lo lắng chúng ta có đủ cơ số thuốc hay không.

Bác sĩ Trần Vĩnh Hưng

Những diễn biến mới này đã khiến một số các bệnh viện lo lắng. Bác sĩ Trần Vĩnh Hưng, Giám đốc bệnh viện đa khoa Thủ Đức cho báo Vietnam net biết như sau:

Trần Vĩnh Hưng: vì không xét nghiệm cúm A/H1N1 nữa nên chúng tôi phải tiến hành điều trị thuốc tamiflu trên tất cả những bệnh nhân có triệu chứng cúm. Như vậy tôi lo lắng chúng ta có đủ cơ số thuốc hay không.

Sau 5 ngày điều trị làm sao biết được bệnh nhân còn mang virut cúm A/H1N1. Bên cạnh đó, các bác sĩ nên quyết định cứ cho uống thuốc tiếp hay dừng? Nếu dừng uống thuốc có điều gì ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bệnh nhân thì phải xử lý thế nào?

Trung bình mỗi ngày, bênh viện đa khoa Thủ đức tiếp nhận khoảng 50 bệnh nhân cúm A/H1N1 và có triệu chứng giống cúm.

Một bác sĩ khác thì lo ngại là việc điều trị đại trà như vậy sẽ dẫn đến việc không đủ thuốc Tamiflu.

Tiến sĩ Lý Ngọc Kính, Cục trưởng cục khám chữa bệnh, Bộ Y tế thì cho rằng 'virut cúm A/H1N1 được thấy ở 70 đến 80% số bệnh nhân cúm. Nếu tiếp tục xét nghiệm để loại ra được 2 hay 3 người không mắc trong 10 bệnh nhân cúm, điều trị cho 7 đến 8 bệnh nhân kia thì về hiệu quả là việc không cần thiết, bởi nguồn Tamiflu điều trị không thiếu.'

Liên quan đến câu hỏi vậy việc xét nghiệm đại trà trong giai đoạn dịch cúm hiện nay có còn là cần thiết hay không, Bác sĩ Jean Marc Olive, Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt nam cho biết như sau:

Vấn đề xét nghiệm là cho ban đầu của dịch bệnh khi các bạn mới du nhập vài trường hợp bệnh. Nhưng khi các bạn đã có các ca bệnh và đã có lây nhiễm trong cộng đồng thì việc xét nghiệm là không bắt buộc. Hiện tại, giai đoạn của dịch đã thay đổi và ngày càng có nhiều người bị nhiễm bệnh hơn, các bạn không cần phải xét nghiệm hết.

Bác sĩ Jean Marc Olive

Jean Marc Olive: vấn đề xét nghiệm là cho ban đầu của dịch bệnh khi các bạn mới du nhập vài trường hợp bệnh. Nhưng khi các bạn đã có các ca bệnh và đã có lây nhiễm trong cộng đồng thì việc xét nghiệm là không bắt buộc. Hiện tại, giai đoạn của dịch đã thay đổi và ngày càng có nhiều người bị nhiễm bệnh hơn, các bạn không cần phải xét nghiệm hết. Tôi biết là chính phủ Việt Nam sẽ có thay đổi, thay vì tập trung vào việc xét nghiệm đại trà thì chỉ xét nghiệm những người có nguy cơ cao hay có thể có những biến chứng nguy hiểm. Ví dụ như phụ nữ có thai thì cần đươc chăm sóc kỹ và cần được xét nghiệm để đảm bảo là họ không nhiễm cúm H1N1. Và như vậy các bạn sẽ giảm được số xét nghiệm.

Trường hợp khánh thuốc Tamiflu đã được phát hiện

Mới đây Việt Nam vừa phát hiện 3 ca bệnh kháng thuốc Tamiflu tại bệnh viện Các bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh. 3 bệnh nhân này nhập viện hồi cuối tháng 8 và đều đã khỏi bệnh.

Trong khi đó Tổ chức Y tế thế giới cũng khuyến cáo phải cẩn thận khi sử dụng thuốc Tamiflu để điều trị bệnh nhân nhiễm cúm vì lo ngại các trường hợp kháng thuốc.

Trước câu hỏi liệu việc cho điều trị bệnh nhân nghi cúm A/H1N1 bằng Tamiflu có gây đến kháng thuốc tại Việt Nam, bác sĩ Trần Tịnh Hiền, Phó Giám đốc bệnh viện Các bệnh Nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh cho biết:

Tổ chức Y tế thế giới cũng khuyến cáo phải cẩn thận khi sử dụng thuốc Tamiflu để điều trị bệnh nhân nhiễm cúm vì lo ngại các trường hợp kháng thuốc. <br/>

Trần Tịnh Hiền: tôi nghĩ chắc không, vì hiện nay cũng phải dựa vào các yếu tố dịch tễ, ví dụ ở các trường học mà đã xác nhận đã có một số em bị rồi hoặc ở một cộng đồng nào đấy đã có em bị, rồi phải dựa vào triệu chứng lâm sàng, ví dụ sốt, ho, sổ mũi và viêm phổi. Rồi dựa trên các xét nghiệm về máu thì tôi gnhĩ là chẩn đoán thì điều trị được. Tại vì trước khi Pasteur không làm thì các cơ sở vẫn phải áp dụng chẩn đoán lâm sàng và có nghi ngờ thì điều trị vì kết quả đâu phải có ngay được, cũng phải chờ 1 ngày, từ 24 đến 48 giờ sau mới có mà.

Tuy nhiên ông Hiền cũng thừa nhận rằng việc thiếu sinh phẩm xét nghệm sẽ dẫn đến khó khăn như sau:

Trước tình hình dịch bệnh lan rộng, một số quốc gia đã bỏ hẳn việc xét nghiệm đại trà cúm A/H1N1, chỉ xét nghiệm các ca bệnh nặng và tử vong.<br/>

Trần Tịnh Hiền: nhưng mà có một số trường hợp nặng hoặc các trường hợp tử vong mà nếu mình không làm xét nghiệm thì mình đâu có xác định được là H1N1, thì nó cũng có hơi trở ngại vấn đề đó.

Bệnh viện có một khoa cách ly điều trị cúm. Trung bình có từ 40 đến 50 bệnh nhân nằm điều trị tại đây mỗi ngày.

Trước tình hình dịch bệnh lan rộng, một số quốc gia đã bỏ hẳn việc xét nghiệm đại trà cúm A/H1N1, chỉ xét nghiệm các ca bệnh nặng và tử vong. Theo ông Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng cục Y tế dự phòng và Môi trường, thì Bộ Y tế đang giao cho các cơ quan chức năng dựa trên các hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới để khẩn trương tiến hành việc sửa đổi quy trình giám sát và điều trị cúm A/H1N1 trong trường hợp dịch lan ra cộng đồng. Việc xét nghiệm cúm A/H1N1 vẫn được coi là cần thiết tuy nhiên sẽ chỉ thực hiện tại nhưng nơi chưa có dịch. Còn trong trường hợp dịch đã lan rộng thì sẽ chỉ tập trung xét nghiệm để giám sát diễn tiến tình hình dịch, nghiên cứu tính kháng thuốc và xét nghiệm các ca có nghuy cơ cao, và các ca tử vong nghi do cúm.