Gói hỗ trợ tiền nhà trọ: Công nhân mệt mỏi vì xác nhận thủ tục

2022.05.19
Gói hỗ trợ tiền nhà trọ:  Công nhân mệt mỏi vì xác nhận thủ tục Công nhân làm việc trong nhà máy giày ngoại thành Hà Nội
Reuters

Khoảng bảy tháng sau đợt bùng phát dịch COVID lần thứ tư ở Việt Nam vào khoảng giữa năm 2021, cuộc sống của người lao động, đặc biệt là người nghèo, thu nhập thấp vẫn chưa thể phục hồi lại như trước. Trong khi đó, hàng loạt gói hỗ trợ mà Nhà nước ban hành nói là để hỗ trợ khắc phục khó khăn sau dịch bệnh chưa đến được tay người dân.

Lại vướng thủ tục

Một trong các chính sách được báo chí và truyền thông trong nước đề cập nhiều là gói hỗ trợ tiền thuê nhà trọ cho công nhân, tổng trị giá 6.600 tỷ đồng được Chính phủ thông qua hôm 28/3.

Theo đó, người làm việc trong các khu công nghiệp, chế xuất, vùng kinh tế trọng điểm, đang đóng bảo hiểm xã hội được hỗ trợ 500 ngàn đến một triệu đồng mỗi tháng cho tiền thuê trọ, tối đa trong ba tháng.

Đến nay, sau hai tháng triển khai thực hiện, gói hỗ trợ này vẫn chưa giải ngân được đồng nào.

Chị Lộc, một công nhân ở TPHCM nói với RFA rằng chị không cần số tiền hỗ trợ thuê nhà nữa vì đã quá mệt mỏi với những yêu cầu về giấy tờ thủ tục:

“Từ hồi lúc dịch COVID, nộp hồ sơ xuống phường cho tới bây giờ nên cũng chán, bắt người ta làm giấy đủ thứ hết, mà cũng đâu có được gì đâu, nói tới nhà nước này mệt lắm!

Đợt này tôi không có nhu cầu bởi vì công nhân đi làm hết rồi, người ta không có thời gian, từ lúc COVID người ta đòi giấy tờ phải đi công chứng, sai biểu làm cái này làm cái kia quá trời, rồi nộp xuống phường từ trong năm tới giờ cũng cũng đâu được gì đâu!”

Khi ban hành chính sách này, Chính phủ yêu cầu các cán bộ tuyệt đối không được phát sinh thêm thủ tục, hồ sơ ngoài quy định, không để hồ sơ quá hạn, cần kịp thời hướng dẫn người dân, không để tình trạng hồ sơ chuyển đi, chuyển lại nhiều lần.

Liên đoàn lao động thành phố Hà Nội cho RFA biết nguyên nhân là do địa phương còn vướng mắc các vấn đề về thủ tục nên công nhân chưa thể nhận tiền:

“Vấn đề này công nhân cũng đang hỏi thì thành phố cũng đang cùng với các tỉnh thành khác triển khai nhưng mà hiệu quả của nó thì cũng chưa có đánh giá cụ thể, thì cũng đang tiến hành triển khai rồi.

Vướng mắc thì chỉ ở dưới địa phương thôi. Họ cũng đang phối hợp triển khai. Thành phố cũng đã có chỉ đạo chung rồi, nhưng do các công tác phối hợp ở địa phương, họ cũng đang triển khai.

Vai trò của Liên đoàn thành phố, công đoàn Thủ đô thì cũng chỉ nắm bắt được thông tin như vậy, bởi vì địa phương là người thực hiện.”

Đời sống người lao động khó khăn hơn sau dịch

Chị Nguyệt, một người lao động phổ thông hiện đang ở Bình Tân, TPHCM cho biết hai vợ chồng chị “trắng tay” đúng nghĩa sau đại dịch mà không được Nhà nước hỗ trợ gì:

“So với lúc trong dịch thì giờ cũng đỡ hơn nhiều, nhưng nói chung cũng còn chật vật lắm, chưa có hồi phục lại giống như hồi trước.

Lúc trước tụi em làm cũng có dành dụm được, rồi bây giờ tụi em lại từ hai bàn tay trắng. Bây giờ chỉ làm ngày nào ăn ngày đó, cũng ráng tích góp cho mấy đứa nhỏ được đi học chứ cũng không có dư gì hết. Tháng nào cũng không còn tiền.

Trước khi đóng cửa thì cuộc sống nó dễ dàng hơn, lúc đó tụi em đi làm dành dụm, cũng còn có dư một chút cho lúc đau ốm, chứ còn từ lúc dịch tới giờ tiền đó tụi em ăn uống, học hành cho mấy đứa nhỏ thì cũng hết rồi. Bây giờ tụi em phải làm lại từ đầu.

Bây giờ Nhà nước hỗ trợ được cái gì thì mừng cái đó. Do ở trong này vật giá cái gì nó cũng leo thang. Bây giờ vợ chồng em tính về quê mà không biết về làm sao đâu có tiền đâu mà về.”

Một nhân viên văn phòng giấu tên, đang ở TPHCM, nói với RFA hôm 29/3, rằng giá tất cả các mặt hàng sau dịch đều cao không chỉ khiến người dân thường khốn đốn, mà các doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn:

Hiện giá xăng tăng kéo theo giá cả tất cả các mặt hàng khác đều tăng, đó là một con số khổng lồ, gánh nặng đối với cả người lao động và các doanh nghiệp.”

Các chính sách phục hồi sau COVID có hiệu quả?

Hôm 1/5, ông Lê văn Thanh, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội (LĐTB&XH), trả lời Cổng thông tin điện tử Quốc Hội Việt Nam về các chính sách “tiếp sức cho người lao động ổn định cuộc sống” rằng “các chính sách đã ban hành kịp thời, nhanh chóng, cơ bản hỗ trợ được người dân, nhất là các nhóm dễ bị tổn thương và chịu tác động mạnh mẽ của đại dịch như người có công, đối tượng bảo trợ xã hội, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng bị giảm thu nhập, mất việc làm…”

Tiến sỹ kinh tế Lê Đăng Doanh đánh giá, từ sau khi Việt Nam gỡ bỏ phong toả hồi cuối tháng 10 năm ngoái, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực giúp đỡ người lao động, bằng cách đưa ra những chính sách hỗ trợ, tuy nhiên, hiệu quả lại chưa được như kỳ vọng:

“Các chính sách chưa có các tiêu chí rõ ràng là người nào sẽ được hưởng cái gì và bao giờ. Vì vậy cho nên việc triển khai hơi chậm và đó là điều mà tôi nghĩ là sắp tới đây cần phải được cải thiện để cho những chính sách đó đi vào cuộc sống mạnh mẽ hơn đem lại hiệu quả cao hơn.

Chính sách đó cho đến nay đang có sự lúng túng trong việc triển khai. Tôi hi vọng trong trong thời gian sắp tới thì những việc đó sẽ được giải quyết và tiền sẽ sớm được đến với người công nhân. Bởi vì công nhân hiện nay đang rất cần sự trợ giúp để họ vượt qua khó khăn khi trở lại làm việc.”

Một số chính sách khác được Chính phủ ban hành nhằm hỗ trợ người lao động, bao gồm  cho vay trả lương do ngừng việc, tạm dừng đóng quỹ hưu trí, tử tuất với tổng kinh phí là hơn 827 tỷ đồng.

Hay chính sách cho vay cá nhân, hộ gia đình để mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, xây mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở theo chính sách về nhà ở xã hội, dự tính tổng nguồn vốn cho vay tối đa là 15.000 tỷ đồng.

Ngoài gói hỗ trợ tiền nhà cho công nhân chưa giải ngân được, các chính sách khác chưa có báo cáo kết quả cụ thể.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Lão nông dân
20/05/2022 14:45

Tiền xương máu của dân chúng ăn trong đại dịch Covid thì chạy trơn tru thông suốt từ thằng này sang thằng khác.
Tiền hỗ trợ dân nghèo thì đày ải người ta…tiên sư ba đời bọn cs ba đình…!!!

Duy Hữu, USA
21/05/2022 08:28

Thủ tục rất là tục. Thủ tục Việt Cộng rất là tục.

Thủ tục nhà nước Việt Cộng là đảng Việt Cộng,
của đảng viên Việt Cộng, do đảng viên Việt Cộng, vì đảng viên Việt Cộng, cờ đỏ búa liềm,
rất là tục... rất là túc tũi ... làm tiền nhân dân, ăn tiền nhân dân, nhét tiền nhân dân vào túi đảng viên.

Chết sống mặc bay, tiền thầy bỏ túi. Chết sống mặc nhân dân, tiền nhân dân, đảng viên nhét túi.

Thủ tục đầu tiên... tiền đâu... " bác Hồ " đâu ? " Bác Hồ " đi trước, đảng viên theo sau.

Đảng viên đi trước, làng nước theo sau. Đảng viên ăn trước, làng nước ăn sau.

Đảng viên no trước, làng nước đói sau. Đảng viên sống trước, làng nước chết sau.

Đừng có lo, đã có đảng lo. Đảng càng lo, đảng viên càng no, nhân dân càng đói, nhân dân càng lo... chết đói.