Sản lượng ngũ cốc toàn cầu tăng kỷ lục

Kết quả nghiên cứu mới từ Viện Chính Sách Trái Đất ở Washington cho thấy dù như sản lượng ngũ cốc toàn cầu năm 2011 dồi dào chưa từng thấy nhưng lượng thực phẩm tồn kho vẫn thiếu hụt khiến giá nông sản tiếp tục leo thang.
Thanh Trúc, phóng viên RFA
2012.01.20
Bắp được thâu hoạch về thường để nuôi gia cầm hoặc chế biến nhiên liệu sinh học Ethanol. Wikipedia Bắp được thâu hoạch về thường để nuôi gia cầm hoặc chế biến nhiên liệu sinh học Ethanol. Wikipedia
Wikipedia
Viện Chính Sách Trái Đất, cơ quan ngoài chính phủ ở Hoa Kỳ chuyên nghiên cứu những vấn đề của địa cầu, cho biết sản lượng ngũ cốc toàn cầu năm 2011 được coi là cao nhất trước nay.

Theo ước tính của Bộ Nông Nghiệp Mỹ, sản lượng ngũ cốc toàn cầu năm 2011 đạt hai ngàn hai trăm chín mươi lăm triệu tấn (2.295 triệu), tăng 53% so với mức thu hoạch năm 2009. Cùng khoản thời gian này,  lượng tiêu thụ toàn cầu cũng tăng 90 triệu tấn, đạt mức 2.280 triệu tấn.  

Cung Cầu ngũ cốc toàn cầu


Đúng vậy, 2011 là năm mà nông gia trên thế giới sản xuất một lượng ngũ cốc cao nhất trong lịch sử, nhưng nếu nhìn lại mức tiêu thụ đang cao thì rõ ràng lượng ngũ cốc dự trữ vẫn thiếu trong lúc chờ đợi vụ mùa tiếp, và thế giới vẫn phải đối mặt với tình trạng giá cả lương thực tăng vọt.

Đó là lời bà Janet Larsen, giám đốc nghiên cứu Viện Chính Sách Trái Đất ở Washington DC, cũng là tác giả bản phúc trình đang nói tới ở đây.

Theo Viện Chính Sách Trái Đất, gần một nửa lượng thực phẩm bổ dưỡng cho con người đến từ ngũ cốc. Ba loại ngũ cốc chính yếu được tiêu thụ nhiều nhất là lúa mì và gạo, kế đến là bắp phần lớn được sử dụng để nuôi súc vật.

Trước giờ ba quốc gia sản xuất ngũ cốc hàng đầu thế giới là Trung Quốc, Hoa Kỳ và Ấn Độ. Từ giữa thập niên 1990 lúa mì là thực phẩm được trồng nhiều hơn cả. Sau này, do nhu cầu nuôi gia súc lấy thịt cũng như nhu cầu sử dụng bắp để chế biến nhiên liệu sinh học Ethanol, nông gia quay sang trồng bắp nhiều hơn.  

Bất kể tình trạng nắng nóng vào mùa hè tức thời điểm những vụ thu hoạch quan trọng ở Mỹ, lượng bắp toàn cầu vẫn đạt  868 triệu tấn năm 2011 tức là mức cao nhất , trong lúc sản lượng lúa mì và gạo cũng rất cao là
Hàng trăm hecta lúa mì ở tỉnh Hàng Châu Trung Quốc bị ảnh hưởng hạn hán năm 2009. AFP
Hàng trăm hecta lúa mì ở tỉnh Hàng Châu Trung Quốc bị ảnh hưởng hạn hán năm 2009. AFP
AFP
689 triệu tấn và 461 triệu tấn.
2011 là năm mà nông gia trên thế giới sản xuất một lượng ngũ cốc cao nhất trong lịch sử, nhưng nếu nhìn lại mức tiêu thụ đang cao thì rõ ràng lượng ngũ cốc dự trữ vẫn thiếu trong lúc chờ đợi vụ mùa tiếp, và thế giới vẫn phải đối mặt với tình trạng giá cả lương thực tăng vọt.
bà Janet Larsen

Số liệu từ Viện Chính Sách Trái Đất cho thấy lượng nông sản hay lượng ngũ cốc 469 triệu tấn tồn kho hiện chỉ đủ cung cấp trong trường hợp cần thiết là bảy mươi lăm ngày thay vì một trăm ngày như  trước.

Đó là vì từ năm 2002 sản lượng ngũ cốc toàn cầu giảm so với mức cầu khiến lượng dự trữ giảm,  đe dọa an ninh lương thực toàn cầu là vậy.

Điều này được giám đốc nghiên cứu Viện Chính Sách Trái Đất, bà Janet Larsen, giải thích thêm:

Nếu nhìn lui lại mười hai năm qua thì có bảy năm liên tục sản lượng ngũ cốc thấp hơn số lượng tiêu thụ, dẫn đến tình trạng mức cầu cao hơn mức cung.

Đó là hậu quả của sự biến đổi khí hậu, thí dụ hiện tượng nắng nóng bất thường ở Nga và các vùng phụ cận, hạn  hán tại một số quốc gia ở Châu Phi hoặc Trung Đông, tình trạng thiếu nước tiêu tưới ở Ấn Độ hay Trung Quốc do các  mạch nước ngầm bị khô cạn, đã khiến những nơi đó bị mất mùa mà nặng nhất là năm 2010,  ảnh hưởng lớn đến việc dự trữ và làm giá cả leo thang gây sốc cho người tiêu dùng. 
Khí hậu thay đổi bất chợt là điều đã xảy ra và không thể tiên đoán trước, thế nhưng điều người ta có thể khẳng định là tình trạng đó sẽ còn gây thiệt hại mùa màng trong những ngày tới, làm hụt đi số lượng ngũ cốc tồn kho, khi cầu cao hơn cung thì giá cả tăng là chuyện đương nhiên phải xảy ra.
bà Janet Larsen

Giá thực phẩm cao đang là vấn đề toàn cầu, tác động năng đến bữa ăn chính của người có lợi tức thấp. Vào khi giá lương thực tăng gấp đôi trên thế giới,mà theo thời giá Mỹ thì chỉ 25 đến 50 xu, nhưng đối với người dân nước nghèo là cả một vấn đề.

Khí hậu thay đổi bất chợt là điều đã xảy ra và không thể tiên đoán trước, thế nhưng điều người ta có thể khẳng định là tình trạng đó sẽ còn gây thiệt hại mùa màng trong những ngày tới, làm hụt đi số lượng ngũ cốc tồn kho, khi cầu cao hơn cung thì giá cả tăng là chuyện đương nhiên phải xảy ra.


Viễn ảnh tương lai của thị trường ngũ cốc


Việt Nam được xếp hạng nhì về xuất khẩu gạo trên thế giới . AFP
Việt Nam được xếp hạng nhì về xuất khẩu gạo trên thế giới . AFP
AFP
Năm 2011, phân nửa sản lượng ngũ cốc toàn cầu đến từ Trung Quốc, kế tiếp Hoa Kỳ và thứ ba là  Ấn Độ.  Sản lượng ngũ cốc của hai mươi bảy quốc gia trong Liên Minh Âu Châu gộp chung lại cũng được trên hai trăm tám mươi triệu tấn.

Tuy được coi là dồi dào, nhưng vì nhu cầu nhập khẩu gạo trên thế giới tăng khiến lãnh vực mậu dịch trên thị trường lúa gạo quốc tế  tăng 12%. Đó là nhận định của Viện Chính Sách Trái Đất.

Năm 2011 Trung Quốc đã nhập khẩu năm triệu tấn ngũ cốc. Các nhà quan sát trên thị trường cho rằng vì bị mất mùa tại các khu vực rộng lớn mạn Bắc do thiếu nước canh tác, có nhiều khả năng Trung Quốc phải mua thêm ngũ cốc từ bên ngoài, đặc biệt là đậu nành, trong những ngày tháng tới. 
Các nhà quan sát trên thị trường cho rằng vì bị mất mùa tại các khu vực rộng lớn mạn Bắc do thiếu nước canh tác, có nhiều khả năng Trung Quốc phải mua thêm ngũ cốc từ bên ngoài, đặc biệt là đậu nành, trong những ngày tháng tới. 

Tại Mỹ trong nhiều năm trở lại đây ngũ cốc được sử dụng vào lãnh vực chế biến nhiên liệu sinh học Ethanol thay thế  xăng dầu. Thống kê cho thấy 40% sản lượng bắp mỗi năm được dùng vào việc chế biến Ethanol Điểm đáng nói là để có được một lượng Ethanol thành phẩm thì phải mất một lượng ngũ cốc có thể nuôi sống một người trong một năm.  

Ấn Độ tiếp tục giữ vị trí thứ ba thế giới trong việc sản xuất ngũ cốc, nhưng vấn đề nước này phải đương đầu là nguồn nước canh tác. Rất nhiều mạch nước ngầm và rất nhiều giếng đào ở xứ này đang dần khô cạn. Theo một nhận định mới rồi của Ngân Hàng Thế Giới World Bank, nguồn nước thiếu hụt là nguyên nhân khiến trên một trăm triệu người lâm cảnh đói ăn. Để có đủ lương thực và duy trì ổn định xã hội trong đất nước đông dân này,  chắc chắn Ấn Độ phải tìm cách mua thêm ngũ cốc bên ngoài trong những năm tới. 

nguồn nước thiếu hụt là nguyên nhân khiến trên một trăm triệu người lâm cảnh đói ăn. Để có đủ lương thực và duy trì ổn định xã hội trong đất nước đông dân này,  chắc chắn Ấn Độ phải tìm cách mua thêm ngũ cốc bên ngoài trong những năm tới. 

Những cánh đồng lúa mì bạt ngàn ở Hoa Kỳ. Source thefoodstorage.blog
Những cánh đồng lúa mì bạt ngàn ở Hoa Kỳ. Source thefoodstorage.blog
Source thefoodstorage.blog
Dưới mắt chuyên gia Viện Chính Sách Trái Đất Janet Larsen, Nhật Bản cũng là quốc gia nhập khẩu gạo lớn trên thế giới với 25 triệu tấn ngũ cốc mua vào năm 2011. Ngoài ra, Ai Cập, Mexico, Hàn Quốc, Saudi Arabia nằm trong danh sách những quốc gia nhập khẩu hơn 10 triệu tấn ngũ cốc mỗi năm.

Tại Saudi Arabia, do thiếu nguồn nước tiêu dùng cũng như nước canh tác, chính phủ xứ này đã huỷ bỏ kế hoạch trồng lúa mì trong sa mạc, vì thế  90%  lượng ngũ cốc tiêu dùng đến từ nhập khẩu.  

Quay sang Đông Nam Á, giám đốc nghiên cứu của Viện Chính Sách Trái Đất trình bày tiếp:

Thái Lan và Việt Nam vẫn là hai nước sản xuất cũng như xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Khi giá cả lương thực thực phẩm tăng lên quá nhanh từ 2007- 2008, càng lúc càng có nhiều nước đến Việt Nam để ký  thêm những hợp đồng mua gạo mới hầu đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước họ. Chuyện này tốt cho Việt Nam, điển hình như trường hợp Philippines hay Indonesia đặt mua hàng số lượng lớn gạo của Việt Nam hồi 2008. Cái nguy hiểm là vì giá cả leo thang mà nhiều nhà xuất khẩu hoặc ghìm hàng lại hoặc là hạn chế số lượng bán ra hoặc kén chọn đối tượng mua hàng của mình. Đây là chuyện mà Tổ Chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc đặc biệt lưu tâm.

Diện tích đất canh tác trên thế giới thu hẹp dần trong lúc số người tiêu thụ thực phẩm trên toàn cầu không giảm xuống,  đã tạo áp lực lớn trên lãnh vực nông nghiệp lẫn lãnh vực an toàn thực phẩm trong tương lai.

Để có thể tái lập hoặc quân bình trở lại lượng ngũ cốc dự trữ cho con người, chuyện được mùa hay thu hoạch tốt không còn là chuyện dễ dàng trong bối cảnh thời tiết biến đổi.
Cái nguy hiểm là vì giá cả leo thang mà nhiều nhà xuất khẩu hoặc ghìm hàng lại hoặc là hạn chế số lượng bán ra hoặc kén chọn đối tượng mua hàng của mình. Đây là chuyện mà Tổ Chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc đặc biệt lưu tâm.

Biện pháp khả dĩ là người ta có thể tạm ngưng việc chế biến nhiên liệu sinh học và dùng số lượng ngũ cốc đó cho con người.

Nhìn xa hơn nữa thì điều quan trọng là bảo đảm nguồn nước trong nông nghiệp, bảo vệ từng diện tích canh tác hầu có đủ lương thực cho con người. Mặt khác, đã đến lúc phải nghĩ đến việc chuyển sang trồng những loại ngũ cốc ít tốn nước tiêu tưới hơn.

Tóm lại, chuyên gia Janet Larsen của Viện Chính Sách Trái Đất kết luận, dù như mức tiêu thụ thực phẩm tiếp tục cao, giá cả tăng theo trong lúc lượng thực phẩm dự trữ có dấu hiệu thiếu hụt đi, thế nhưng tình trạng đói kém trên mức độ toàn cầu không thể xảy ra, có chăng chỉ là những khu vực nghèo khó chịu nhiều thiên tai trước nay mà thôi.

Theo dòng thời sự:

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.