Mỹ hứa hẹn đầu tư công nghệ, liệu Việt Nam có đủ năng lực tiếp nhận?

2023.09.18
Mỹ hứa hẹn đầu tư công nghệ,  liệu Việt Nam có đủ năng lực tiếp nhận? Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng trong buổi quốc yến trưa ngày 11/9.
Reuters

Tổng thống Joe Biden đến Việt Nam mang theo hàng loạt dự án từ các tập đoàn khổng lồ của Mỹ. Thực tế đó được cho sẽ mang lại cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn nữa cho nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, giới chuyên gia kinh tế đánh giá Việt Nam cần phải thay đổi rất nhiều nữa mới có thể tận dụng tối đa nguồn lực mà Mỹ cam kết hỗ trợ.

Cam kết của Mỹ

Trong chuyến thăm chính thức đến Hà Nội vào hai ngày 10 và 11/9 vừa qua, theo Reuters, Nhà Trắng công bố một số thỏa thuận thương mại của hai bên, bao gồm Vietnam Airlines được hỗ trợ mua 50 máy bay Boeing 737 Max có trị giá khoảng 7,8 tỷ USD. 

Kế hoạch của Microsoft (MSFT.O) nhằm tạo ra một giải pháp sáng tạo dựa trên công nghệ AI phù hợp với Việt Nam và các thị trường mới nổi”.

Nvidia (NVDA.O) cũng sẽ hợp tác với các tập đoàn của Việt Nam như FPT, Viettel và VinGroup… trong lĩnh vực AI.

Nhà Trắng nhấn mạnh số lượng về nguồn đầu tư của các công ty Mỹ tại Việt Nam liên quan đến chip, bao gồm cả kế hoạch của Marvell và Synopsys (SNPS.O) để xây dựng các trung tâm thiết kế chip tại Việt Nam.

Một nhà máy mới của Amkor trị giá 1,6 tỷ USD ở gần Hà Nội chuyên lắp ráp, đóng gói và thử nghiệm chip sẽ bắt đầu hoạt động vào tháng 10. Intel sẽ đầu tư một nhà máy lp ráp chip trị giá 1,5 tỷ USD ở miền Nam Việt Nam.

Tập đoàn Honeywell (HON.O) của Hoa Kỳ sẽ hợp tác với một đối tác Việt Nam để triển khai dự án thí điểm phát triển hệ thống lưu trữ năng lượng pin đầu tiên của Việt Nam.

Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp, hiện đang làm việc tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore, cho rằng đây thực sự là cơ hội lớn để Việt Nam có thể phát triển vượt bậc, đạt được mục tiêu trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045. Do đó, Chính phủ Việt Nam sẽ nỗ lực để tạp điều kiện cho các dự án này được đi vào thực tiễn:

“Mình tin rằng là họ (Chính phủ VN - PV) sẽ tạo điều kiện hết sức cho các dự án, các cái sáng kiến như vậy chứ không có trở ngại về mặt pháp lý hay về bản thủ tục hành chính hiện nay vẫn thường thấy đối với một số dự án bình thường khác.

Tại vì đây là một cái lĩnh vực ưu tiên cao. Ngoài việc phục vụ các lợi ích của Việt Nam thì nó cũng là nằm trong cái thỏa thuận hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ, cho nên chắc chắn sẽ được ưu tiên, sẽ không gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai.

Khó khăn chủ yếu là đến từ các cái nguồn lực cũng như là các biện pháp triển khai của các bên đối tác cụ thể, chứ không phải là từ  nhà nước.”

Tiến sỹ kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho biết hồi năm 2006, ông từng tham gia các hội nghị về kinh tế khi Tổng thống Bush đến Việt Nam dự APEC. Lúc đó cũng đã có nhiều Biên bản ghi nhớ (MOU) giữa các doanh nghiệp lớn hai nước Việt - Mỹ, nhưng kết quả thực hiện lại không được bao nhiêu:

“Trước nhất là trong những hội nghị như thế thì thường Tổng thống Mỹ mang theo một phái đoàn rất là rầm rộ với các doanh nghiệp lớn của Mỹ và để kết thúc hội nghị một cách tốt đẹp thì thường là họ đưa ra những cái MOU để ký kết với nhau và được báo chí tung hô lên như là một thời điểm của một giai đoạn mới. Lần này cũng vậy, rất nhiều những hợp đồng ký kết với nhau…

Tất cả những cái đó dĩ nhiên là cần phải có. Thế nhưng từ cái lần trước cho thấy rằng những cái MOU đó nó không đi vào thực hiện được là bởi vì ngồi trên bàn hội nghị thì có thể dễ dàng ký kết với nhau, nhưng mà khi thực hiện các dự án lớn lao hàng tỷ đô thì cần phải có một sự nghiên cứu về tính khả thi của các dự án đó, môi trường pháp lý, môi trường tài chính như thế nào…”

Rào cản

Các dự án hợp tác cụ thể đã có, nhưng làm thế nào để hiện thực hoá những dự án này không phải là điều dễ dàng cho Việt Nam.

Theo ông Nguyễn Trí Hiếu, dù môi trường kinh doanh của Việt Nam bây giờ đã cải thiện rất nhiều so với những năm 2006; tuy nhiên, các nhà đầu tư Hoa Kỳ vẫn e ngại về những rào cản như pháp lý, quy định về đất đai, trình độ lao động và cả tình hình chính trị không ổn định ở cả khu vực Đông Nam Á hiện nay.

Trở ngại lớn nhất của nhà đầu tư Mỹ khi vào Việt Nam, theo ông Hiếu, là những luật lệ của Việt Nam, đặc biệt là liên quan đến bất động sản. Đất đai là cơ sở nền tảng để xây dựng xí nghiệp cũng như các hãng xưởng sản xuất; do đó, các doanh nghiệp Mỹ cũng ái ngại khi luật về đất đai ở Việt Nam còn chồng chéo, nhiều thủ tục rắc rối:

“Không chỉ là về vấn đề đất đai mà tất cả những quy định về luật pháp liên quan đến đầu tư thương mại ở Việt Nam nó còn rất chồng chéo với nhau và cần phải có một sự cải tiến để có thể làm cho các nhà đầu tư yên tâm về tài sản của họ được ổn định.”

Về nguồn nhân lực, tiến sỹ Nguyễn Trí Hiếu đánh giá dù trình độ người lao động của Việt Nam đã tăng cao trong 20 năm qua nhưng vẫn chưa đủ, đặc biệt là lao động trong các ngành liên quan đến công nghệ, AI, bán dẫn…

Trong một bài viết được đăng trên Reuters hôm 31/8, ông Vũ Tú Thành - người đứng đầu văn phòng Việt Nam của Hội đồng Kinh doanh Mỹ-ASEAN - cho biết con số các kỹ sư phần cứng có sẵn ở Việt Nam hiện thấp hơn số lượng cần thiết cho việc đầu tư vào ngành công nghiệp hàng tỷ đô la này”. 

Cũng theo ông Thành, Việt Nam hiện có khoảng từ 5.000 đến 6.000 kỹ sư được đào tạo cho ngành chip bán dẫn, trong khi nhu cầu cần có là 20.000 kỹ sư trong năm năm tới và 50.000 kỹ sư trong một thập niên tới. 

Liên quan đến vấn đề môi trường, ông Hiếu đánh giá tình trạng ô nhiễm không khí, nước và đất vẫn còn nặng, đặc biệt ở những khu vực có nhièu khu công nghiệp, nơi đặt các nhà máy, hãng xưởng nước ngoài:

“Sang đến vấn đề môi trường thì chưa có sự quan tâm đủ từ chính quyền, mặc dù Việt Nam đã có chương trình đến năm 2050 thì sẽ đạt “zero carbon”. Trên giấy tờ thì rất tốt về các chính sách và kế hoạch nhưng mà việc thực hiện thì còn rất thô sơ để có thể tiến đến một môi trường không có khí thải.” 

Giải pháp

Việt Nam cần phải giải quyết các rào cản kể trên thì mới có thể tận dụng tốt nhất các cơ hội và nguồn lực mà Mỹ sẽ hỗ trợ cho Việt Nam. Tiến sỹ Nguyễn Trí Hiếu nêu một số giải pháp sau. Trước tiên là vấn đề luật pháp: 

“Đây là một quá trình sửa đổi cải tiến rất lâu dài, không thể nào trong một thời gian ngắn có thể thay đổi được. Chính phủ và Quốc hội Việt Nam cần phải là rà soát tất cả những luật lệ, đặc biệt là những luật lệ sẽ có tác động đến nhà đầu tư nước ngoài

Các dự án nước ngoài thì cần phải có sự xem xét chỉn chu để có thể đáp ứng những yêu cầu mới, đặc biệt là trong các hàng hóa mà bán sang Mỹ cũng cần phải được rà soát lại về vấn đề vệ sinh và tất cả những quy định ở trong các hiệp định thương mại.”

Việt Nam cũng phải tăng cường đào tạo, tạo nguồn nhân lực trong các lĩnh vực công nghệ để có đủ khả năng đón đầu những dự án đầu tư lớn từ những các “ông lớn” của Mỹ về chất bán dẫn, AI hoặc kỹ thuật số…

Ngoài ra, vấn đề tham nhũng cũng cần phải được quản lý tốt hơn:

“Bên cạnh đó, một trong những vấn đề gây trở ngại cho quan hệ làm ăn với nước ngoài là tham nhũng. Dù hiện tượng tham nhũng cũng đã giảm nhiều, những chiến dịch chống tham nhũng của Đảng và nhà nước đã có tác động lớn nhưng tham nhũng vẫn còn và đó cũng làm nhụt chí các nhà đầu tư nước ngoài rất nhiều. Đó là những cái cần phải thay đổi.”

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Tiêu Cà Mau
21/09/2023 00:11

Mỹ hứa hẹn đầu tư công nghệ, liệu Việt Nam có đủ năng lực tiếp nhận?

Với những "Rào cản" sau đây.

1. Không biết Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có phải là con cháu cuả Tề Thiên Đại Thánh hay không, khi qua bên Tàu lại không yến kiết ông Tập Cận Bình mà lại yến kiết Tôn Ngộ Không để truyền lại phép biến hoá, hoá ra cái nhà nếu ai vào nhà thì kể như xấu số có vào nhưng không có ra, nhưng cái khổ là cái đuôi hoá phép làm cây cột cờ thai vì cấm trước cửa vì cái đuội ở phiá sau nên cấm cột cờ ở phía sau nên bị lộ phép nầy không thể dùng được, nếu Nguyễn Phú Trọng không phải là con cháu cuả Tề Thiên Đại Thánh thì tại sao lại có thể làm kinh tế thị trường còn gắn thêm cái đuôi Xả Hội Chủ Nghĩa cuả Tôn Ngộ Không để làm cái gì, bó tay . Com

2. Nếu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng muốn Mỹ tư thì phải cãi tổ chính trị ?
3. Cãi tổ hệ thống tư pháp.
4. Cãi tổ hệ thống giáo dục, cho học miễn phí từ lớp 1 tới lớp 12 nếu không thì Việt Nam lấy đâu ra nhân tài?
5. Phải có công đoàn độc lập nếu không thì không ai dại gì mà đầu tư vào cái thị trường độc tài cuả ông, nếu ông còn chưa thức tỉnh thì con cháu cuả ông sẽ làm nộ lệ một ngày không xa.

Tiêu Cà Mau
21/09/2023 08:29

Ngày xưa ông Tề Thiên Đại Thánh nhờ uống nước "bô" trầu nên mới có được 72 phép biến hoá thần thông qua 72 động hầu hết đều thua cả nếu tôi nhớ không lầm thì lúc thua trận nên bị rượt nà TTĐT mới hoá phép thành cái miếu để ẩn thân nhưng khổ nổi là cái đuôi Xã Hội Chủ Nghĩa hoá ra cây cột cờ ở sau Miếu nên mới lộ diện con ở bụi nầy.

Mỹ hứa hẹn đầu tư công nghệ, "liệu Việt Nam có đủ năng lực tiếp nhận?"

Nếu TBT Nguyễn Phú Trọng muốn phát triển đất nước thì chỉ làm kinh tế thị trường mà thôi hãy chặc cái đuôi vô dụng Xã Hội Chủ Nghĩa đó đi thì tự nhiên Việt Nam sẽ phát triển, chính ông nói tiếng tới XHCN là khác vọng cuả dân ta mà chính ông và nhà nước ta cũng không cũng không biết cái Xã Hội Chủ Nghĩa mà ông đeo đuổi nó tươi đẹp như nước nào trên thế với này, mà ông không thấy xấu hổ với dân hay sao? Cũng chính ông làm cho đất nước tàn mạc với cái gọi là kiểm kê tài sản, mắc mớ gì mà đánh tư sản và đổi tiền 500 đổi 1 đồng, chỉ đổ được có 200$ thì làm sao mà kinh doanh, người làm kinh doanh phải có 3 đồng tiền, 1 đồng tiền đứng là đồng tiền khách hàng mua chịu, đồng tiền nằm là đồng tiền hàng hoá đang nằm trong tiệm và đồng tiền chạy tức là đồng tiền chạy đi mua hàng hoá với sối vốn 200 làm sao mà kinh doanh, tới khi dân đói phải ăn bobo thì TBT Nông Đức Mạnh ra tay nghĩa hiệp cứu đói giảm nghèo một năm được 300,000 ngàn hộ là một thành tựu rất ngoạn mục, bó tay với cái đuôi Xã Hội Chủ Nghĩa cuả ông.