Ngoại trưởng Kerry thăm Việt Nam, dự báo gì vào chuyến đi này?
2017.01.15
Ngoại trưởng John Kerry đến Việt Nam trong lúc chỉ còn hơn 10 ngày nữa là nhiệm kỳ của chính phủ Barack Obama chấm dứt cộng với những động thái mới của Trung Quốc điều tàu Liêu Ninh tới vùng biển của Đài Loan đang là câu hỏi cho giới quan sát chính trị về vấn đề Việt Nam.
Mặc Lâm có cuộc phỏng vấn với Gíao sư Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên gia về quan hệ quốc tế để biết thêm câu trả lời của vấn đề này.
Mục đích chuyến đi?
Mặc Lâm: Thưa Giáo sư, Ngoại trưởng John Kerry tới Việt Nam trong lúc này có vẻ như một chuyến đi mà mục đích cũng như chính sách của Mỹ khó trở thành hiện thực vì chính phủ của Trump sẽ chẳng bao giờ thực hiện sáng kiến của chính phủ Obama. GS có nhận định gì về ý kiến này?
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Đây là chuyến công du cuối cùng của ông John Kerry với tư cách ngoại trưởng Hoa Kỳ. Chuyến đi này không phải chỉ đến Việt Nam mà còn đến mấy nươc khác như Pháp, Anh, và Thụy Sĩ. Riêng sự kiện Việt Nam là nước duy nhất ở Á Châu mà ông Kerry viêng cho thấy quan tâm đặc biêt của ông Kerry đến nước này.
Có thể có hai lý do. Thứ nhất là lý do chính trị. Có thể ông Kerry coi Việt Nam có một vai trò chiến lược quan trọng trong chính sách xoay trục của Mỹ về Á Châu, và muốn nhấn mạnh đến vai trò ấy trước khi ông rời chức Ngoại trưởng.
Điều ông Kerry có thể làm là đưa ra những khuyên cáo vế phương cách Việt Nam có thể làm để ảnh hưởng đến chính sách của chính quyền Donald Trump.
GS Nguyễn Mạnh Hùng
Lý do thứ hai có tính cách tình cảm. Ông Kerry có cảm tình đặc biêt với chính quyền Viêt Nam. Trong giai đoạn cuối của chiến tranh Viêt Nam, ông Kerry thuộc thành phần phản chiến, chống chính sách của chính quyền Mỹ và chống Viêt Nam Công Hòa. Sau khi cuộc chiến kết thúc và quan hệ hai nước trở nên thù nghịch trong nhiều năm, chính ông là một trong số các nghị sĩ cổ võ Mỹ bỏ cấm vận và thiết lập quan hệ bình thường với chính quyền Cộng Sản Việt Nam.
Trong thời gian làm Thượng nghị sĩ, ông Kerry đã chặn không cho Thương Viện biểu quyết các dự luật chỉ trích vi phạm nhân quyền ở Việt Nam đã được Hạ Viện thông qua.
Ngoại trưởng Kerry quan tâm và có cảm tình đặc biệt với Việt Nam và muốn tăng cường quan hệ Việt-Mỹ.
Ông Kerry tới Việt Nam 19 ngày trươc khi nước Mỹ có một chính quyền mới với chính sách mới, nên ông không có khả năng làm một cam kết quan trong nào nhân danh nước Mỹ đối với Việt Nam. Điều ông có thể làm là giải thích cho các quan chức Việt Nam hiểu rõ thực tế chính trị mới của Mỹ và đưa ra những khuyên cáo vế phương cách Việt Nam có thể làm để ảnh hưởng đến chính sách của chính quyền Donald Trump.
Việt Nam trong thế chiến lược mới
Mặc Lâm: Nhật đã kiên trì thăm viếng và làm việc với VN trong suốt cả năm qua, động thái này có phải muốn kéo VN ra khỏi vòng vây của Bắc Kinh nhằm tìm sự đồng thuận trong vấn đề Trung Quốc?
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Nhật đã quan tâm đên Việt Nam từ lâu. Trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam, Nhât ủng hô chính sách của Mỹ và viện trơ kinh tế nhiều cho Việt Nam Công Hòa. Sau chiến tranh, Nhât quay ra giúp môt nươc Việt Nam thông nhất dươi chính quyên công sản. Nhât là quôc gia cấp viện trơ phat triển (ODA-Official Development Assistance) nhiều nhât cho Việt Nam.
Riêng Thủ Tương Shinzo Abe, ông tỏ ra đã quan tâm đên vai trò cuả Việt Nam từ nhiều năm trươc. Khi mới nhậm chức Thủ Tương lần đầu năm 2006 trong nhiêm ngắn ngủi 1 năm, ông dã thăm ngay Việt Nam. Từ khi được bầu làm Thủ Tương lấn thư hai năm 2012, ông đã sang thăm Việt Nam 2 lần. Cuôc viêng thăm trù lieu ngáy 16-17 thang 1 săp tới là chuyến thăm thư ba của ông Shinzo Abe với tư cách Thủ Tương Nhật.
Nhật có thể là vạch nối giữa Mỹ và Việt Nam trong một thế chiến lược chung đối với Trung Quốc.
GS Nguyễn Mạnh Hùng
Abe là một Thủ Tướng Nhât có chính sách ngoai giao manh bạo, tich cực hơn ơ Á châu, đê hỗ trô cho chính sách xoay trục của Mỹ. Trung Quôc càng có những hành đông lấn lướt thì Nhât càng tăng hơp tác quân sư với Việt Nam. Dưới thời Abe, Nhât đã cam kêt viên trợ vũ khi và hợp tác quân sự để tăng chương khả năng phòng thủ của cảnh sát biện Việt Nam.
Chiên hạm và máy bay Nhật là một trong những lúc lương quân sư đầu tiên viêng cảng chiên lươc Cam Ranh mói khai trương tháng 3 năm 2015. Năm ấy, cùng ngày khi ông Tâp Cân Bình vieng thăm Hà Nôi thì Bộ trương Quôc phòng Nhât Nakatani cũng tới thành phô Hô Chi Minh và đươc đưa ngay ra cảng Cam Ranh ơ đó ông ký kết với tướng Phùng Quang Thanh thỏa thuận thao diển hải quân chung và cho pháp các chiên hạm Nhât tham vieng căn cứ chiến lươc này.
Vì những lời tuyên bố ngất ngư trong giai đoạn tranh cứ của ửng cư viên TT Donald Trump cho nen ngay sau khi Trump đăc cử, ông Abe là lãnh đạo ngoại quôc đâu tiên đên găp ông Trump dễ thăm dò và trao đổi ý kiên. Nay, ông Abe lại sang Việt Nam, điều này cho thây Nhât muốn và có thể đóng vai trò quan trong trong viêc níu kèo Mỹ không bỏ chính sách xoay trục và có thê là vạch nối giữa Mỹ và Việt Nam trong một thê chiên luoc chung đoi với TQ.
Mặc Lâm: Tàu Liêu Ninh của Trung Quốc đang đe dọa an ninh của Đài Loan. Liệu Đài Bắc phản ứng ra sao nếu Liêu Ninh xâm nhập lãnh thổ Đài Bắc trong bối cảnh Tổng thống Thái Anh Văn dứt khoát chọn người bạn Mỹ chống lưng?
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Trong trương hơp ấy, Đài Loan sẽ lên tiêng phản đối và co những hành đông đói phó như lối hành động của Nhật khi tàu Trung Quôc đi sâu vào hải phận đảo Senkaku.
Mặc Lâm: Và nếu kịch bản tấn công Đài Loan xảy ra ông Trump có dám lật bài ngửa đánh trả hay chỉ tránh né và giải quyết theo cung cách đổi chác của một doanh nghiệp để hai bên cùng có lợi?
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Thế chinh trị của Đài Loan đã mạnh hơn ở Mỹ sau khi Tông thống tân cử Donald Trump nhân điện thoai va trao đơi với bà Tong Thong Đai Loan.Thai Anh Văn. Tuy trong môt lời tuyên bô truoc đây, ông Trump có nói đến khả năng sư dụng Đài Loan như mơt là bài đê măc cả. Thưc tế chính trị của Mỹ cho thây chinh quyên mơi sẽ chông lưng Đai Loan vững hơn và TQ cũng không dại gi mà tân công Đai Loan đe có thê lam vào môt cuôc chiến khong thề thăng với Mỹ
Mặc Lâm: Cám ơn Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng.