Sống Thử

Theo phong tục Việt Nam những đôi trai gái chỉ được sống chung như vợ chồng sau khi làm lễ cưới. Nhưng có một thực trạng hiện nay tại Việt Nam là số sinh viên thanh niên sống chung với nhau trước hôn nhân ngày càng tăng, mà báo chí trong nước gọi là “sống thử”.

0:00 / 0:00

Trong những năm gần đây, trong xã hội Việt Nam hình thành một lối sống mới thừa nhận tự do hoàn toàn về hôn nhân và tình dục. Mang tính thích thể hiện mình và hành động theo cảm xúc, lối “sống thử” hiện nay được xem là “mốt” của một bộ phận thanh niên, sinh viên trong nước. Những sinh viên xa nhà không chịu sự quản lý của cha mẹ, cùng với những khó khăn trong cuộc sống tự lập dễ dàng đi đến quyết định “sống thử”.

"Sống thử" vì nhu cầu kinh tế ?

Khảo sát trong năm 2006 của Vụ Văn hóa, Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, cho thấy trong số 13 biểu hiện chưa tốt của sinh viên, đứng đầu là không chịu học hành, xin điểm và quay cóp, tiếp đến là “sống thử” trước hôn nhân.

Họ tự đến với nhau để đỡ tốn khoản thuê nhà, chia sẻ lúc buồn vui, và để không sai lầm khi "sống thật".<br/> <i> khảo sát của Vụ Văn hóa</i>

Một hội thảo về đời sống sinh viên vào ngày 19/4/07 cho thấy gần 30% sinh viên kiên quyết phản đối quan hệ tình dục trước hôn nhân; số còn lại chấp nhận, coi đó là việc bình thường hoặc đánh giá đó là việc không tốt nhưng cũng không phản đối.

Đối với Thảo, một du học sinh tại Hoa Kỳ, không chấp nhận “ sống thử” vì theo cô sẽ có nhiều tai hại:

“So với phong tục Việt Nam thì em thấy vấn đề sống chung đó cũng không đúng. Tại vì khi họ yêu nhau mà sống chung kiểu đó, thứ nhất là vấn đề tình cảm không chú tâm vào học hành. Thứ hai việc sống chung như vợ chộng sẽ có những accidents, chẳn hạn như có thai thì họ chưa có sẵn sang trước nên chắc chắn cuộc sống sẽ không có hạnh phúc.”

Mình cũng đang sống chung với một người bên này. Nhưng nếu mình được lựa chọn lần thứ hai thì mình sẽ không sống chung. nếu mình sống chung với nhau thì mình biết về nhau nhiều quá. Mình hiểu nhiều quá thì mình sẽ thấy sự nhàm chán giữa hai người.<br/> <i> du sinh Lộc</i>

Thực trạng “sống thử” đang gia tăng phải chăng là điều tất yếu của một xã hội thời mở cửa hay do chủ quan trong quan điểm yêu cuồng sống vội, không xác định được mục đích sống thử để làm gì của các bạn trẻ. Vụ Văn hóa, Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương nêu nguyên nhân: vì họ tự đến với nhau để đỡ tốn khoản thuê nhà, chia sẻ lúc buồn vui, và để không sai lầm khi “sống thật”. Nhưng theo Thảo thì có 3 nguyên nhân chính, trong đó nguyên nhân về sự suy đồi đạo đức xã hội:

“Thứ nhất tình hình kinh tế mở cửa, tiêm nhiểm lối sống phương tây. Đa số người ta muốn học theo lối sống thử đó như thế nào, nhưng phần đông do thanh niên chưa chuẩn bị tri thức, kiến thức về vấn đề đó nên họ bị nhiễm.

Đặt tình cảm và đạo đức lên trên

Thứ hai là em thấy một phần do sự thoái hóa, sự suy thoái về đạo đức xã hội và nếp sống chung. Và thứ ba là do tình hình kinh tế mở cửa, cuộc sống khó khăn, cha mẹ cứ mãi lo kiếm tiền không quan tâm đến con cái một cách chu đáo, không dạy dỗ cho họ kiến thức đầy đủ về cuộc sống gia đình.”

Khi đã sống thử, cái mất mát lớn nhất chính là sự nhìn nhận về tình yêu không còn đẹp đẽ nữa. Khi mà “con ong đã tỏ đường đi lối về”, họ đâm ra chán nhau và muốn thay đổi nên những cú sốc “ tình trường” đã khiến họ không thể vượt qua, thậm chí phải bước vào con đường tội lỗi. Lộc một du học sinh được hơn 3 năm tại Hoa Kỳ, anh là người đang “sống thử” với bạn gái. Anh thành thật chia sẽ những tâm tình thầm kín:

“Thiệt ra mình cũng đang sống chung với một người bên này. Nhưng nếu mình được lựa chọn lần thứ hai thì mình sẽ không sống chung. nếu mình sống chung với nhau thì mình biết về nhau nhiều quá. Mình hiểu nhiều quá thì mình sẽ thấy sự nhàm chán giữa hai người. Nếu mình chỉ là bạn trai hay bạn gái thì mình có những cảm hứng của hai bên nhiều hơn vì mình chưa có hiểu nhiều, mình cần đến với nhau để mình tìm hiểu chứ còn mình sống chung với nhau thì bộc lộ hết bản tính thì mang lại sự nhàm chán rất là nhiều.”

Nếu người yêu của mình đưa ra đề nghị sống chung thì nên cương quyết và kiểm tra lại anh đó có thật tâm yêu mình không vì nếu thật tâm yêu mình không ai đưa ra lời đề nghị khiếm nhã như vậy.<br/> <i> du sinh Thảo</i>

Với những kinh nghiệm của người đang sống thử Lộc có những lời khuyên chân thành đến các bạn cùng trang lứa:

“Tuổi trẻ rất bồng bột nếu mà sống chung thì sẽ hay thay đổi. Mình còn quá trẻ mình luôn thay đổi từng ngày, không kiểm soát chính mình được. Nếu mình tuổi 30 hay 25 trở lên thì mình chững chạc hơn thì sống chung với nhau có thể không thay đổi nhiều như lúc còn trẻ. Lời khuyên của mình là khi bạn còn trẻ đừng bao giờ dính đến việc sống chung, sống thử với nhau. Nếu muốn sống thử chung với nhau thì phải rất yêu người đó, hiểu người đó từ những lời ăn tiếng nói, từ lúc người đó ăn hay làm bất cứ điều gì bạn hiểu được tất cả thì lúc đó nên sống chung, còn chưa hiểu muốn tìm hiểu đừng bao giờ sống chung.”

Cũng là phận con gái, Thảo có có lời nhắn nhủ đến các bạn nữ cần thận trọng trước khi quyết định chấp nhận đề nghị “sống thử” của bạn trai:

“Đối với các bạn nữ cùng trang lứa với em thì em muốn nói với các bạn là các bạn phải nhận thức đúng đắn về bản thân mình. Mình phải chuẩn bị thật tốt cho hôn nhân thì hôn nhân đó mới hạnh phúc. Phải kiên quyết chống lại, nếu người yêu của mình đưa ra đề nghị sống chung thì nên cương quyết và kiểm tra lại anh đó có thật tâm yêu mình không vì nếu thật tâm yêu mình không ai đưa ra lời đề nghị khiếm nhã như vậy.”

Rút tỉa của cá nhân và giáo dục từ xã hội

Ngược lại với Bảo thì cho rằng “ sống thử” là một bước tiền hôn nhân, là một điều tốt cho cuộc sống gia đình sau này:

“Nếu mình tìm hiểu kỹ, có thể hiểu rõ nhau rồi thì quyết định bước thêm một bước nữa thì sống chung với nhau trước hôn nhân thì có thể nói là một điều tốt. tại vì nó như là một bước nữa trước khi bước đến hôn nhân.”

Để hạn chế trào lưu “sống thử” theo Thảo thì chính quyền có vai trò quan trọng, tuyên truyền, giáo dục cho thanh niên hiểu rõ tác hại của việc sống thử đối với tâm sinh lý và cuộc sống gia đình sau này:

“Chính quyền cần tuyên truyền mạnh mẽ hơn trong việc sống thử sẽ có nhiều điểm không tốt về mặt tâm sinh lý lẫn kinh tế và thứ hai nữa có những căn bệnh mà các nước châu Á đang quan tâm là bệnh AIDS và những bệnh lây lan qua đường tình dục.”

Cuộc sống “góp gạo thổi cơm chung” của bộ phận không nhỏ trong thanh niên sinh viên Việt Nam khiến dư luận trong nước e ngại. “Sống thử” để có một cuộc sống thật thì điều không đáng trách, nhưng “sống thử” để trả giá thật thì cần phải suy nghĩ lại, phải không bạn trẻ?