Nhìn về Việt Nam từ chuyện bảo vệ chủ quyền biển đảo của Nhật

Diễm Thi, RFA
2021.04.23
Nhìn về Việt Nam từ chuyện bảo vệ chủ quyền biển đảo của Nhật Cụ Lê Hiền Đức ngồi trên xe lăn với biểu ngữ chống Trung Quốc trong tranh chấp chuỗi đảo Trường Sa tại một cuộc biểu tình tại Hà Nội vào ngày 1/7/2012.
AFP

Chuyện từ nước Nhật 

Hôm 21 tháng 4 năm 2021, ông Lưu Trọng Văn có bài viết trên Facebook cá nhân về hội nghị bàn về Senkaku do Diễn đàn Toàn cầu Boston chi nhánh Nhật tổ chức. Diễn giả chính là ông Yasuhide Nakayama - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã mạnh mẽ lên án Trung Quốc gây hấn ở quần đảo Senkaku.

Một ngày sau đó, ông Lưu Trọng Văn bất ngờ nhận được tin nhắn và đường dẫn Facebook của chính ông Yasuhide Nakayama chia sẻ bài viết từ Việt Nam của mình cùng lời giới thiệu được dịch qua tiếng Việt, kèm tấm hình của ông Yasuhide tại hội nghị.

RFA liên lạc ông Lưu Trọng Văn để xin cảm nhận của ông về sự kiện trên. Ông Văn đáp lại, tất cả mọi suy nghĩ, cảm nhận ông đều đã viết lên Facebook, RFA có thể tùy nghi sử dụng. RFA xin trích đăng một phần ý kiến của ông:

“Vấn đề Senkaku và biển Hoa Đông do Trung Quốc gây nên cũng như những gì Trung Quốc đang gây nên tại Trường Sa, Hoàng Sa và Biển Đông của Việt Nam đang là những điểm vô cùng nóng của an ninh thế giới.

Gã hy vọng tiếp nối sự kiện hội nghị Senkaku này, Chính phủ Việt Nam nên phối hợp với Diễn đàn Toàn cầu Boston tổ chức hội nghị mang tầm Quốc tế về vấn đề Biển Đông. Một hội nghị như thế sẽ thêm cơ hội lớn để thế giới hiểu hơn vấn đề Biển Đông mà tham vọng bành trướng vô lý, bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc là nguyên nhân.

Từ hội nghị như trên, Việt Nam cùng các tổ chức uy tín quốc tế tiến tới tổ chức Hội nghị "Vì Hoà Bình ở Biển Đông" lên án cuộc xâm lược của Trung Quốc, như từng có các Hội nghị vì Hòa Bình ở Việt Nam trong chiến tranh với Mỹ ở Việt Nam trước đây.”

Theo ông Lưu Trọng Văn, lãnh đạo an ninh quốc phòng của Nhật thật tận tâm với đất nước của họ. Họ tận dụng mọi cơ hội dù nhỏ nhất để thêm tiếng nói cùng bảo vệ bờ cõi non sông của họ.

Vấn đề Senkaku và biển Hoa Đông do Trung Quốc gây nên cũng như những gì Trung Quốc đang gây nên tại Trường Sa, Hoàng Sa và Biển Đông của Việt Nam đang là những điểm vô cùng nóng của an ninh thế giới. Gã hy vọng tiếp nối sự kiện hội nghị Senkaku này, Chính phủ Việt Nam nên phối hợp với Diễn đàn Toàn cầu Boston tổ chức hội nghị mang tầm Quốc tế về vấn đề Biển Đông. - ông Lưu Trọng Văn

Quần đảo Senkaku - Trung Quốc gọi là Điếu Ngư - là một nhóm các đảo không có người ở do Nhật Bản duy trì quyền kiểm soát thực tế trên biển Hoa Đông.

Trung Quốc tuyên bố rằng họ đã phát hiện và kiểm soát các đảo từ thế kỷ 14, trong khi Nhật Bản đã kiểm soát các đảo này từ năm 1895 cho đến khi đầu hàng phe Đồng Minh sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Hoa Kỳ quản lý quần đảo từ năm 1945 đến năm 1972. Sau đó, quần đảo được Mỹ trao lại cho chính phủ Nhật Bản theo Hiệp ước trao trả Okinawa - ký kết giữa chính phủ Hoa Kỳ với chính phủ nước này.

Từ khi Hoa Kỳ trao quyền quản lý các đảo này cho Nhật Bản, quyền sở hữu các đảo bị đưa vào trạng thái tranh chấp giữa Nhật Bản với Trung Quốc và Đài Loan (tức Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân Quốc).

Là một nhà nghiên cứu Biển Đông, ông Đinh Kim Phúc cho RFA biết, đây là lần thứ hai ông chứng kiến các quan chức chính phủ Nhật Bản quan tâm đến tiếng nói của quốc tế trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của mình. Người Nhật họ rất quan tâm đến quan điểm, ý kiến của tất cả các học giả trên thế giới như thế nào đối với chủ quyền của Nhật trên quần đảo Senkaku. Ông kể:

“12 năm trước, khi tôi trả lời phỏng vấn của RFA về vấn đề Biển Đông thì tôi có nhắc đến vấn đề Senkaku. Tôi có nêu một câu: ‘vấn đề Senkaku là do lịch sử để lại’ thì Đại sứ quán Nhật tại Việt Nam đã gửi một tập hồ sơ cho RFA bằng tiếng Anh, tiếng Việt và buộc tôi phải đính chính lời phát biểu của tôi rằng: ‘Senkaku là của Nhật Bản’.

Sau khi tôi đọc tài liệu họ gửi và tham khảo thêm một số tài liệu khác thì tôi đã trình bày quan điểm rõ ràng rằng Senkaku là của Nhật Bản và theo công pháp quốc tế.

Vấn đề ở đây là giữa việc người Nhật bảo vệ chủ quyền Senkaku của họ cũng giống như người Việt bảo vệ chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.”

000_Hkg7831933.jpg
Người Nhật Bản mang theo quốc kỳ và biểu ngữ trong một cuộc biểu tình về vấn đề quần đảo Senkaku, tại Tokyo vào ngày 18 tháng 9 năm 2012. AFP

Ông Đinh Kim Phúc nhận xét tại Nhật có người biết đọc tiếng Việt để tìm xem các học giả, các nhà nghiên cứu Việt Nam quan tâm như thế nào đến vấn để chủ quyền Senkaku. Còn Việt Nam, ông Phúc có ý kiến:

“Câu chuyện Biển Đông diễn ra hàng ngày, hàng giờ và ngày càng nguy hiểm, gay cấn hơn với việc xung đột vũ trang trong tương lai nhưng các quan chức Việt Nam không quan tâm, không biết quốc tế phản đối quan điểm chủ quyền của Việt Nam như thế nào bằng các ngôn ngữ khác. Tôi cho rằng đây là bài học kinh nghiệm trong việc đấu tranh đòi chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta nên học người Nhật.”

Chuyện từ Việt Nam

Ngày 19 tháng một năm 1974, một trận hải chiến xảy ra ở vùng biển Quần đảo Hoàng Sa giữa Hải quân Trung Quốc và Hải quân VNCH. Một ngày sau, Trung Quốc hoàn tất việc cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa, giành được quyền kiểm soát tất cả các đảo từ phía VNCH.

Còn với Trường Sa, ngày 14 tháng Ba năm 1988, sau cuộc hải chiến giữa hải quân Việt Nam và hải quân Trung Quốc, chiếc tàu HQ-505 thuộc Lữ đoàn 125 trở thành “pháo đài thép” cắm mốc chủ quyền trên đảo Cô Lin dù chiếc tàu bị trúng đạn pháo của Trung Quốc có nguy cơ chìm.

Từ bao nhiêu năm qua, mỗi khi người dân tổ chức tưởng niệm các chiến sĩ hải quân tử trận trong các trận hải chiến với Trung Quốc ở Hoàng Sa và Trường Sa phần nhiều đều bị chính quyền đàn áp, đánh đập, bắt bớ, thậm chí bỏ tù. Những bài báo trước đây không dám nêu đích danh tên Trung Quốc là kẻ xâm lược trong những dịp tưởng niệm ngày mất Hoàng Sa 1974, hay hải chiến Trường Sa 1988.

Ông Đinh Kim Phúc kể câu chuyện mà ông nhận mình là nạn nhân khi lên tiếng bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam và bị gọi là ‘phản động’:

“Cách đây 11 năm, trong tình hình Trung Quốc đang bắn giết ngư dân Việt Nam ở Biển Đông, tôi có viết một lá thư gởi Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa- Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc Hồ Cẩm Đào. Tôi lên án hành động của Trung Quốc ở Biển Đông thì tôi lại bị lãnh đạo trường Đại học mở TP.HCM, nơi tôi công tác, là PGS-TS Lê Bảo Lâm và PGS-TS Nguyễn Thanh chụp cho tôi cái mũ phản động.

Điều đó nói lên thái độ bảo vệ chủ quyền của các quan chức Nhật Bản và Việt Nam khác nhau. Nhật rất trân trọng những quan điểm bảo vệ chủ quyền của Senkaku thì các quan chức sợ đụng vào Trung Quốc sẽ mất chức hay bị kỷ luật chăng, hay sợ nói trái lại quan điểm, đường lối của đảng?”

Cách đây 11 năm, trong tình hình Trung Quốc đang bắn giết ngư dân Việt Nam ở Biển Đông, tôi có viết một lá thư gởi Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa- TBT Đảng cộng sản Trung Quốc Hồ Cẩm Đào. Tôi lên án hành động của Trung Quốc ở Biển Đông thì tôi lại bị lãnh đạo trường Đại học mở TP.HCM, nơi tôi công tác, là PGS-TS Lê Võ Lâm và PGS-TS Nguyễn Thanh chụp cho tôi cái mũ phản động. - Ông Đinh Kim Phúc

Theo các nhà quan sát, những năm gần đây, có lẽ nhận thấy nguy cơ mất nước là có thật và sức mạnh lòng dân là quan trọng, chính quyền bắt đầu có những lời kêu gọi toàn dân quyết tâm giữ gìn biển đảo.

Tháng tư năm 2020, trên Tạp chí Tổ chức Nhà nước thuộc Bộ Nội vụ có bài viết về chủ đề giữ vững chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc trong tình hình mới. Bài báo kêu gọi, giữ vững độc lập, chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị và mỗi công dân Việt Nam.

Trước đó hai năm, tại buổi nói chuyện với sinh viên TP.HCM về tình ninh an ninh, quốc phòng trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và biển đảo của Việt Nam, Trung Tướng Phạm Văn Dỹ, một sĩ quan cấp cao trong Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Trung tướng, nguyên Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân khu 7, chia sẻ:

“Hiện nay nguy cơ mất nước, nguy cơ bị làm nô lệ là có thật và đang tồn tại. Nếu như không tỉnh táo, không khéo, không xây dựng quân đội mạnh thì chúng ta có thể mất nước và bị làm nô lệ ngay khi những người lính chưa kịp xung trận, ngay khi những người lính chưa kịp nổ súng.”

Trong khi chính quyền được cho là có những lời kêu gọi toàn dân quyết tâm giữ gìn biển đảo thì báo Công an Nhân dân luôn có những bài viết cảnh báo như: “Vấn đề Biển Đông luôn “nóng” không chỉ riêng với các quốc gia có chủ quyền tại đây mà còn là sự kiện được cộng đồng quốc tế quan tâm. Đồng thời, đây cũng chính là mảnh đất để các thế lực thù địch, bất mãn, cơ hội chính trị lợi dụng để xuyên tạc, kích động chống phá Đảng, Nhà nước”; hay “Cảnh giác luận điệu lợi dụng vấn đề biển Đông để xuyên tạc, kích động chống phá của các thế lực thù địch”.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Duy Hữu, USA
24/04/2021 08:42

Thế lực thù địch của toàn dân Việt Nam, của dân tộc Việt Nam...
chính là các bọn giặc cờ đỏ Búa Liềm, các đảng trưởng, các đảng viên, các cán bộ, các tài phiệt Búa Liềm, bất tài, bất lực, bất lương...
các bọn Búa Liềm tham, ngu, hèn, ác, láo ... càng tham, càng ngu... càng ngu, càng hèn... càng hèn, càng ác... càng ác, càng láo... càng láo, càng ngu... càng ngu, càng tham... độc đảng, độc tài, độc quyền theo đuổi đường lối, ngụy sách với những ngụy luật, ngụy quyết, ngụy định...

Còn Tàu, còn Tiền, còn Đảng, còn tao.
Tao còn bán đất, tao còn bán nước, tao còn bán dân.
Tao còn bán tao, tao bán cả Đảng tao cho Tàu... cho tiện.

Toàn dân Việt Nam có toàn quyền... đéo phải theo, đếch thèm tuân... bất khuất, bất chấp, bất tuân... bất tín nhiệm, bất hợp tác, bất bạo động.

Toàn dân Việt Nam, bất khuất, bất diệt, tất thắng. Giặc cờ đỏ Búa Liềm Việt Cộng, Tàu Cộng, bất tài, bất lực, bất lương, tất liệt, tất bại.