NGO xây thêm nhà tạm lánh cho nạn nhân buôn người
2013.08.22
Pacific Links Vòng Tay Thái Bình là tổ chức NGO của Hoa Kỳ, vào Việt Nam từ năm 2003, nỗi bật qua chương trình ADAPT với hai cơ sở hỗ trợ và giúp đỡ nạn nhân buôn người tại An Giang giáp giới Kampuchia và Lào Cai giáp giới Trung Quốc. Hiện Vòng Tay Thái Bình đang nhắm đến việc xây dựng thêm hai Nhà Tạm Lánh khác ở Nghệ An và Quảng Ninh.
Hoạt động của Vòng Tay Thái Bình tại Việt Nam
Vừa trở về sau chuyến công tác mới nhất tại Việt Nam, chủ tịch Vòng Tay Thái Bình, cô Vương Ngọc Diệp cho biết:
Vòng Tay Thái Bình chính thức bắt đầu làm việc ở Việt Nam từ những năm 2003, 2004. Từ 2005, chúng tôi bắt đầu chú ý đến một số vấn đề phát triển khác ở tại Việt Nam, về vị trí của phụ nữ trong xã hội và nhất là các trẻ em gái.
Từ những mối quan tâm đó, chúng tôi nhìn thấy được cái vấn đề phòng chống buôn bán người tại Việt Nam trong những năm 2003, 2004 và 2005 còn rất là ít ỏi, mà cái ý thức về vấn đề buôn bán người còn quá phôi thai ở Việt Nam và cả trên thế giới nói chung. Chúng tôi biết tệ nạn này có rất nhiều nguy cơ bành trướng. Rất tiếc từ đó tới giờ nạn buôn bán người ở Việt Nam đã nặng thêm cũng như đã bành trướng trên toàn thế giới. Họat động trong lãnh vực phòng chống buôn bán người thì chúng tôi bắt đầu chương trình ADAPT. Tất cả sức lực dồn vào chương trình ADAPT này là chính.
Cho tới nay chúng tôi đã cho gần 5.000 xuất học bỗng, ít nhất gần 1.000 nữ học sinh con nhà nghèo trong đồng bằng Sông Cửu Long đã nhận học bỗng. Ngoài ra chúng tôi cũng đã thành lập được hai Nhà Tạm Lánh , một cái ở Lào Cai và một cái ở An Giang, Long Xuyên, đồng thời mở nhiều chương trình thông tin nhằm nâng cao ý thức của người dân, nhất là những cộng đồng có thể nói là đang bị nạn buôn người hoành hành tại vùng đồng bằng song Cửu Long cũng như tại vùng biên giới phía Bắc. Chúng tôi họat động chính là ở hai vùng biên giới Nam và Bắc . Vừa rồi Nhà Nhân Ái ngoài Lào Cai của chúng tôi được chính phủ Anh cho tiền xây Nhà Tạm Lánh mới để có thể họat động. Ngoài ra trong năm, dầu rất ít ỏi, chúng tôi cũng giúp đỡ được ít nhất gần hai ba trăm người bị mua bán trở về tại biên giới Trung Quốc- Việt Nam .
Cho tới nay chúng tôi đã cho gần 5.000 xuất học bỗng, ít nhất gần 1.000 nữ học sinh con nhà nghèo trong đồng bằng Sông Cửu Long đã nhận học bỗng. Ngoài ra chúng tôi cũng đã thành lập được hai Nhà Tạm Lánh, một cái ở Lào Cai và một cái ở An Giang
Vương Ngọc Diệp
Đây là một bước mà chúng tôi cảm thấy rất tốt cho công việc mình đang làm, cũng cảm thấy đau lòng là còn quá nhiều người bị buôn bán mà đây là những người tự họ trốn thoát và trở về. Số này đã là quá nhiều đối với chúng tôi.
Thanh Trúc: Thưa cô Vương Ngọc Diệp, ADAPT là một chương trình giúp đỡ nạn nhân tài hòa nhập xã hội. Theo cô nhận xét, trong hai Nhà Tạm Lánh, một ở An Giang và một ngoài Lào Cai, bên nào họat động thuận lợi hơn, bên nào có những khó khăn hơn kém nhau?
Vương Ngọc Diệp: Thứ nhất chương trình ADAPT bao gồm tất cả mọi họat động phòng chống buôn bán người, từ phát học bổng, nâng cao nhận thức người dân trong sản xuất, trong công nghiệp, trong nhà máy, trong cộng đồng cũng như trong trường học. Chúng tôi có những chương trình giúp đỡ tái hòa nhập cộng đồng đối với những người là nạn nhân của nạn buôn bán người. Chủ đích của chúng tôi trong việc tái hòa nhập cho nạn nhân bị buôn bán là tạo cho các em này một cơ hội tỉnh táo lại, đứng vững được để có thể đóng góp được cho bản thân mình và cho xã hội.
Thực sự ra ngày cả tiếng “nạn nhân”, “victim”, chúng tôi cũng không dám dùng mà chúng tôi dùng chữ “sống sót”, “survivor”, tại vì chúng tôi nghĩ mình đã nhìn những người này như là những người sống sót trở về, sự giúp đỡ của mình đối với những người sống sót từ địa ngục trở về thì mình có trách nhiệm như thế nào, mình có quyết tâm như thế nào và cái quyết tâm của họ thì mình củng cố mình ủng hộ như thế nào.
Để mà so sánh miền Nam với miền Bắc thì thực ra ở đâu chúng tôi cũng nhận được sự ủng hộ hết sức là quí báu của chính quyền địa phương. Khi xin được tiền để xây nhà cho các em, mà có nhiều em trước đó là gia đình ở trên song trên biển thành ra các em rất dễ bị người ta dụ người ta bán đi, khi mình muốn có nhà như vậy mình cũng phải có sự giúp đỡ của chính quyền địa phương để gia đình nghèo đó có thể có đất hay là có thêm sự giúp đỡ của địa phương để mà xây được cái nhà.
Chương trình ADAPT bao gồm tất cả mọi họat động phòng chống buôn bán người, từ phát học bổng, nâng cao nhận thức người dân trong sản xuất, trong công nghiệp, trong nhà máy, trong cộng đồng cũng như trong trường học
Vương Ngọc Diệp
Nhưng mà chúng tôi cũng phải nói là giữa miền Nam với miền Bắc thì câu chuyện nhận diện nạn nhân ở miền Bắc là nhiều hơn. Tức là những câu chuyện trên báo mà kể về những nạn nhân trốn thoát từ biên giới trở về, từ bên Trung Quốc, thì nó nhiều hơn là những chuyện kể trên báo về nạn nhân trốn từ Kampuchia trở về. Vì như vậy, chúng tôi cảm thấy mức độ nhận diện nạn nhân ở tại miền Nam thực sự còn nhiều vấn đề cần suy nghĩ so với mức độ nhận diện nạn nhân ở miền Bắc.
Chính phủ Mỹ hàng năm có một phúc trình đánh giá nỗ lực phòng chống buôn bán người của từng nước trên toàn thế giới, tức là Thái Lan, Nga, Trung Quốc và Kampuchia là những nơi mà nạn buôn bán người hoành hành một cách kinh khủng. Việt Nam giáp ranh Kampuchia và Trung Quốc thì không thể nào nói ở Việt Nam nạn buôn bán người có thể giảm được hay là không đáng quan tâm, thực sự đó là một cái nhìn không được toàn diện lắm.
Thanh Trúc: Có nghĩa là buôn người ở Việt Nam vẫn là một vấn nạn xã hội cần phải giải quyết?
Vương Ngọc Diệp: Chắc chắn là một vấn nạn bức bách và ngày càng gia tăng, cần phải có sự quan tâm của tất cả mọi thành phần mọi tầng lớp trong xã hội tại Việt Nam và cả trên thế giới nữa. Cũng có một số bài báo nói lên tình cảnh của những người Việt Nam bị buôn bán qua đến Anh Quốc, qua đến Châu Âu, qua những nước của khối xã hội chủ nghĩa hồi trước, thì rõ ràng nạn buôn bán người đã bành trướng đã lớn mạnh thế nào trong những năm qua. Đó là cái vấn nạn cần để ý, chuyện này không thể tự nhiên giảm đi tại vì buôn bán con người mức lời rất to lớn mà không có sự can thiêp mạnh mẽ từ cấp chính quyền cấp chính phủ thì không có ai buông ra.
Thanh Trúc: Được biết Vòng Tay Thái Bình sẽ xây dựng thêm Nhà Tạm Lánh nữa, cô có thể cho biết có sự giúp đỡ giống như ở dưới An Giang hay như ngoài Lạng Sơn không?
Có một số bài báo nói lên tình cảnh của những người Việt Nam bị buôn bán qua đến Anh Quốc, qua đến Châu Âu, qua những nước của khối XHCN hồi trước, thì rõ ràng nạn buôn bán người đã bành trướng đã lớn mạnh
Vương Ngọc Diệp
Vương Ngọc Diệp: Chúng tôi đang nghĩ dến Nghệ An và Quảng Ninh. Nghệ An Quảng Bình cũng là nơi đang bị nạn mua bán người qua đường biên giới Lào và từ đó chuyển sang Trung Quốc. Về cái nỗ lực của chúng tôi tại vùng biên giới thì chúng tôi sẽ bám những Nhà Tạm Lánh này. Nói là tạm lánh nhưng thực sự có những em ở đã ba bốn năm, năm năm tùy theo độ tuổi từ khi các em vào.
Quảng Ninh hay Nghệ An, Quảng Bình, đâu đi nữa thì cũng dính với đường biên giới vì chúng tôi nghĩ nhu cầu ở địa phương ở vùng biên giới đó còn rất là nhiều. Chúng tôi có làm việc đi nữa thì cũng phải do sự ủng hộ của chính quyền địa phương nơi đó mà thôi chứ không cách gì ngoài chuyện đó hết. Nếu mình không làm việc một cách chặt chẽ với chính quyền, nhất là bên phía công an địa phương, thì sẽ rất khó để mà có thể làm việc, giúp đỡ, bảo vệ cho nạn nhân tới nơi tới chốn. Chúng tôi bắt buộc chỉ có thể thành công được nếu có sự ủng hộ của chính quyền địa phương, những nơi mà chúng tôi tới.
Sự giúp đỡ không thể thiếu của địa phương và thế giới
Thanh Trúc: Từ ba năm nay, trên phúc trình của Bộ Ngọai Giao Mỹ Việt Nam vẫn ở “Tier 2 No More Watch List”, tức “Bậc 2 Không Còn Giám Sát”, vì đã có những nỗ lực chống lại tệ nạn buôn người. Cô thấy sự đánh giá đó có công bằng và có trung thực đối với Việt Nam không?
Cái cách chính phủ Mỹ phân lọai nghe thì tốt, nhưng mà phân lọai VN vào Tier 2 xong rồi không có cách gì để giúp đỡ thì tệ nạn buôn bán người ở VN làm sao mà dập tắt được. Việt Nam là một trong những nước gọi là “sending country” tức những nước xuất phát nhiều nhất
Vương Ngọc Diệp
Vương Ngọc Diệp: Từ phía tổ chức mà nói thì chúng tôi đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ của các cấp chính quyền cũng như từ các ban nghành chính quyền để có thể làm được những chuyện chúng tôi làm. Tuy nhiên, một mặt nào đó thì cũng có nhiều ban nghành nghĩ rằng công việc này không tới phiên họ phải làm. Thành ra, về phía cương vị của một NGO thì chúng tôi cũng nghĩ rằng chúng tôi cũng nên đôn đốc và nên hối thúc, nên khuyến khích như thế nào đó để cho những người đối tác của mình có thể làm nhiều hơn. Vì khi mà tất cả mọi người làm nhiều hơn thì công việc, vấn nạn hay vấn đề gì đó có cơ hội được giải quyết nhanh hơn.
Việc đánh giá Trung Quốc vào Tier 3 tức coi như hạng bét thì thực sự Việt Nam khá hơn Trung Quốc một chút tại vì những luật lệ rất rõ ràng và chính phủ Việt Nam đã có những cố gắng rất cụ thể. Tuy nhiên chúng tôi nghĩ một khi cả cái họat động của một nước trong cả một năm trời mà chỉ đánh giá vỏn vẹn trong vòng nửa trang giấy thì việc đánh giá này còn phụ thuộc nhiều thứ khác quá, khó lòng mà nói lên hết được những cái phần mà chính phủ Việt Nam cần cố gắng nó nằm ở đâu. Cụ thể tôi nghĩ chính phủ việt Nam nên có những cố gắng nỗ lực hơn nữa trong việc bảo vệ người lao động bị buôn bán ra nước ngoài trong quá trình xuất khẩu lao động.
Chúng tôi nghĩ chính phủ Mỹ cũng nên có những giúp đỡ cụ thể đối với những nước mà họ nói là đã có cố gắng rồi. Hiện thời, tiền mà chính phủ Mỹ dành để hỗ trợ cho các nước nhằm ngăn chận nạn buôn bán người thì họ chỉ hỗ trợ cho những nước nào mà “bét lớp” thôi. Còn những nước nào mà Tier 2 giống như Việt Nam thì không có đồng tiền nào của nước Mỹ. Không phải cho thẳng cho nước đó nhưng mà là cho những tổ chức có thể giúp đỡ cho nước đó.
Cái cách chính phủ Mỹ phân lọai nghe thì tốt, nhưng mà phân lọai Việt Nam vào Tier 2 xong rồi không có cách gì để giúp đỡ thì tệ nạn buôn bán người ở Việt Nam làm sao mà dập tắt được. Việt Nam là một trong những nước gọi là “sending country” tức những nước xuất phát nhiều nhất, giống như một bài báo trên đài BBC nói rằng con nít vị thành niên bị bán qua tới Anh quốc thì số lượng nhiều nhất là từ việt Nam.
Vì vậy, khi mà không có một sự giúp đỡ gì của thế giới, vì nói là Việt Nam đã có những cố gắng trước mắt như vậy, thì cũng rất là khó cho chúng tôi để mà khuyến khích, ủng hộ, đòi hỏi để Việt Nam có những cố gắng tốt hơn. Đánh giá Việt Nam Cấp 2, Cấp 3, Cấp gì thì cũng có mức độ trung thực tương đối thôi nhưng có giúp đỡ cho Việt Nam làm tốt hơn công việc đó hay không? Trong khi Kampuchia, Thái Lan, Trung Quốc, đang bị đánh giá là chính phủ làm không đầy đủ nhiệm vụ của họ, lại được cái sự hỗ trợ của chính phủ Mỹ.
Vừa rồi là thực trạng của công việc phòng chống buôn người tại Việt Nam, phản ảnh qua cái nhìn và họat động của Pacific Links Vòng Tay Thái Bình, với người trình bày là cô Vương Ngọc Diệp, chủ tịch của tổ chức NGO đã làm việc tại Việt Nam trong 9 năm qua.