Bất cập về đề án cải tiến tổ chức đám tang cho người dân tộc H’Mông

Cao Nguyên
2019.10.14
đám tang Lễ rước “ma khô” ra đồng diễn ra rất nhanh, sau khi hoàn tất, mọi người đều nhanh chóng trở về nhà gia chủ và tham gia bữa tiệc cúng ma. (Ảnh: TL)
Courtesy of thegioidisan.vn

Theo Báo Hà Giang, quan điểm của lãnh đạo huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang là tang lễ của người H’ Mông có những hạn chế như: Tổ chức ăn uống dài ngày, quy định số trâu, bò phải mổ rất tốn kém, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của cộng đồng dân cư. Một số nơi vẫn còn tập quán lạc hậu như đốt nhiều vàng mã, rắc rải vàng mã trên đường đưa tang, để thi hài quá lâu…

Vì vậy, đề án “Cải tiến đám tang văn minh” này có mục đích “tăng cường công tác tuyên truyền, vận động tạo nhận thức cho người dân về việc thay đổi, xóa bỏ hủ tục lạc hậu trong tang lễ, góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh; củng cố đoàn kết giữa các dân tộc, ổn định an ninh trật tự, tăng thêm niềm tin của đồng bào đối với Đảng, Nhà nước; từ đó tích cực thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế xã hội, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Phấn đấu đến năm 2020 cơ bản các xã thị trấn thực hiện đúng quy định theo các văn bản của cấp trên về thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ…”

Không thực tế

Sau khi đề án này được thông tin trên các phương tiện truyền thông trong nước, ngày 9/10/2019, một tổ chức Xã hội dân sự ở Việt Nam là Mạng lưới Tiên Phong Việt Nam vì tiếng nói người dân tộc thiểu số đã gởi thư ngỏ đến Đảng uỷ và lãnh đạo tỉnh Hà Giang để nêu ra một số điều còn bất cập.

Ví dụ như đề án này đang muốn hạn chế tính cộng đồng, muốn nhúng sâu vào chuyện riêng của gia đình dòng tộc.

Thêm nữa, họ cũng không cho rằng việc tổ chức đám tang dẫn đến sự nghèo nàn, tụt hậu như nội dung đề án.

Vì vậy, Mạng lưới Tiên Phong Việt Nam kiến nghị đến chính quyền huyện Mèo Vạc “cần tôn trọng sự đa dng về văn hóa, tôn trọng tín ngưỡng của người H’Mông nói riêng và c dân tộc thiểu số nói chung dựa theo chính sách của Đảng và Nhà nước. Không nên áp đặt “văn minh” của dân tộc này vào dân tộc khác. Vì nó có thể phá vỡ tính đa sắc cũng như nhân sinh quan của từng dân tộc. Điều đó có thể dẫn đến sự chia rẽ và mất đoàn kết trong cộng đồng, ngoài ra mất đi sự gần gũi gia dân vi chính quyền.”

Ông Hoàng Đức Tiến, hiện là Trưởng Ban dân Tộc tỉnh Hà Giang nói với RFA rằng cái  đề án này là do huyện Mèo Vạc xây dựng, tỉnh không nắm được tình hình. Ông Tiến cũng không có bình luận gì thêm về đề án này.

Chúng tôi tiếp tục liên lạc với UBND huyện Mèo Vạc nhưng không có ai nghe máy.

Ông Má Pho, một thành viên của Mạng lưới Tiên Phong Việt Nam, đồng thời cũng là một người dân tộc H’Mông nói với RFA rằng những lý lẽ mà đề án này đưa ra không đúng với thực tế:

“Mổ trâu, mổ lợn họ cho rằng tốn kém, mắc nợ và trở nên đói nghèo thì đó là một điều rất là không đúng với thực tế. Mổ lợn là do cộng đồng người ta đến góp giúp gia đình, do người viếng người ta mang đến chứ không phải do gia đình đi mua ở chợ.

Về việc rút ngắn thời gian thì cũng phải phụ thuộc vào người dân địa phương quyết định. Trong đề án ghi đám tang không được quá 48 tiếng, nhưng nếu đám tang của người H'Mông không đủ 36 tiếng thì họ không thể nào làm đủ hết được nghi lễ, tối thiểu phải mất 3 ngày.”

Mục sư Hoà, cũng là một người H’Mông phản biện lại lí do rằng việc đám tang kéo dài lâu ngày sẽ tạo nên sự tụ tập đông người, làm mất ổn định an ninh trật tự:

“Đám tang thì đương nhiên phải là đông người. Nếu mà họ nói đám tang làm mất trật tự an ninh xã hội thì tôi khẳng định đó là sai vì gia đình đó đã mất một người thì đương nhiên họ cần phải tập trung đông người để giúp đỡ. Như vậy là sự đoàn kết cái đó không thể nào nói là mất trật tự”

Tuy nhiên, mục sư Hoà đồng tình với ý kiến rằng không nên treo cơ thể người đã chết quá lâu trước khi mai táng:

“Đám tang đó treo c như vậy vài ba ngày thì cái xác đó phải từ từ thay đổi và có mùi, thì i nghĩ là nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của một số người. Ví dụ người chết bị bệnh tật gì đó mình sợ nó sẽ lây lan cho những người khác.”

Sau thủ tục phơi xác dưới ánh nắng mặt trời, người Mông mới đưa thi thể đi chôn (Ảnh: TL)
Sau thủ tục phơi xác dưới ánh nắng mặt trời, người Mông mới đưa thi thể đi chôn (Ảnh: TL)
Courtesy of thegioidisan.vn

Theo tập tục của người dân tộc H’Mông, trong đám tang, người chết sẽ được đặt trong “ki” (thường được đan bằng tre hoặc gỗ, có hình giống như cái cáng) treo trong nhà nhiều ngày và được gia đình canh giữ, làm đầy đủ nghi lễ trước khi mang đi chôn cất.

Xâm phạm quyền thực hành văn hoá tín ngưỡng

Ông Má Pho còn lo ngại về quyền thực hành văn hoá sẽ bị xâm phạm nếu dự án này được đưa vào thực hiện quyết liệt thì người H’Mông sẽ không còn được thực hiện nghi lễ của dân tộc mình một cách đầy đủ nhất.

“Một điều nữa liên quan đến quyền thực hành văn hóa. Bây giờ chính quyền rất là hiểu rõ về quyền thực hành văn hóa nhưng lại đưa ra các đề án như vậy thì nó làm mất đi quyền thực hành văn hóa của người dân tộc thiểu số.

Một cái nữa tôi thấy là ở mỗi dân tộc đều có có nghi thc nghi lễ văn hóa riêng bit của mình chứ không chỉ người H’Mông có đám tang theo nghi thức của mình, nên là mình cũng không nên quá sa đà vào vấn đề về thực hành văn hóa ca những người dân tộc thiểu số.

i nghĩ là nên xem xét lại đề án phải chnh sa như thế nào cho nó phù hợp nht chứ còn áp đặt một cái quy luật gì đấy mà không hề có quyền gì tự chủ cả, nên xem xét lại cái gì nên thay  đổi và cái gì không nên thay đổi để lưu giữ.”

Còn mục sư Hoà nhận định rằng có thể chính quyền Hà Giang đưa ra đề án này nhằm hạn chế người dân thực hành theo nghi lễ đám tang của đạo Dương Văn Mình:

“Có thể đề án đó được đưa ra để hạn chế đám tang theo bên đạo Dương Văn Mình.

Trước đây theo tôi biết thì ở tỉnh Hà Giang có một số nhà đám tang của đạo Dương Văn Mình thì chính quyền địa phương đến phá.

Có thể là bây giờ chính quyền địa phương phải có một quyết định như vậy để cho người dân làm theo một hướng. Đó là i dự đoán của tôi thôi.

Đạo Dương Văn Mình là một đạo mới, cho rằng việc treo thi thể người chết trong nhà trong nhiều ngày có thể lan truyền bệnh tật, mất vệ sinh… nên chủ trương xây nhà tang chung để đưa quan tài vào đó cho thân nhân đến thăm viếng trong vòng 24 tiếng rồi đem chôn.

Chính quyền địa phương đã nhiều lần đến phá nhà đám tang người H’Mông, đánh đập, thậm chí bắt bỏ tù nhiều người theo đạo này.

Điển hình, vào tháng 12/2013, công an chỉ huy một lực lượng dân quân hùng hậu tấn công phá nát các nhà tang lễ của người H'Mong ở Cao Bằng. Trong vụ này, có 3 người đã bị bắt và kết án vì tội ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ’ theo điều 258 (cũ) Bộ Luật hình sự Việt Nam.

Hãy để người H’Mông tự quyết

Ông Má Pho cho rằng đề án này mang tính chất áp đặt và chính quyền nên tìm hiểu kỹ thực tế và ý kiến của cộng đồng người H’Mông trước khi ban hành đề án như vậy:

i nghĩ đề án đưa vào không nên áp đặt quá đối với người H’Mông, phải do người dân địa phương đấy tự quyết chứ còn áp đặt xuống thì nó thành mâu thuẫn.”

Ông Má Pho còn cho rằng chính vì sự áp đặt của chính quyền khiến người H’Mông không được thực hiện đầy đủ nghi lễ của mình nên ngày càng nhiều người theo đạo Tin Lành.

“Họ không được thực hiện nghi lễ theo ý muốn của họ nên đã phải đi theo một tôn giáo khác. Cho nên những đề án này phải nghiên cứu thật kỹ ở cộng đồng đấy chứ không phải đứng ở một góc khác nhìn, đánh giá xong rồi viết ra một đề án rồi bắt người dân phải theo ý kiến của mình.”

Một người H’Mông khác muốn được giấu tên cho rằng tuỳ thuộc vào từng vấn đề mà chính quyền có nên can thiệp vào các tập tục của đồng bào dân tộc thiểu số hay không.

“Đối với những tập tục lạc hậu thì nên can thiệp nhưng đối với nhng những phong tục tốt đẹp như Tết ctruyền của người H’Mông thì không nên can thiệp, phải động viên người dân phát huy.”

Theo nhận định của Mạng lưới Tiên Phong Việt Nam thể hiện trong thư ngỏ thì “Chủ nhân của nền văn hóa mới là người quyết định sthay đổi, thay đổi đến mức nào, tốc độ ra sao, vì văn hóa của họ chính là cuộc sống của họ”.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.