Đề án thành phố Thủ Đức có theo “vết xe đổ” Thủ Thiêm?
2020.09.03
Dự án tầm nhìn thế kỷ 21: Thành phố phía Đông Thủ Đức
Tại cuộc làm việc giữa Ban Cán sự Đảng Chính phủ với Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM, diễn ra vào ngày 23/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu một sự phối hợp của Chính quyền TP.HCM cùng Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan trong việc khẩn trương hoàn thiện đề án thành lập thành phố Thủ Đức.
Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam nhấn mạnh rằng phát triển khu đô thị sáng tạo phía Đông-thành phố Thủ Đức phải đúng hướng, nằm trong mục tiêu của TP.HCM là thành phố công nghiệp thông minh, hiện đại, hội nhập, trở thành một trung tâm kinh tế, tài chính có tầm khu vực và toàn cầu.
Trước đó vào hôm 29/7, trong một hội nghị lấy ý kiến cho 3 đề án của TP.HCM, do Ủy ban Nhân dân TP.HCM tổ chức, các cơ quan của Quốc hội lên tiếng ủng hộ việc thành lập thành phố Thủ Đức và cho rằng sẽ tạo nên cú hích cho sự phát triển của không chỉ riêng TP.HCM mà còn cho cả nước Việt Nam.
Tất nhiên các cảnh báo đó rất đáng lưu tâm. Bởi vì xây dựng Thủ thiêm đã nảy sinh ra biết bao nhiêu vấn đề. Nhất là trong chuyện đất đai, lấy đất đai của dân rồi đền bù, khiếu kiện mấy chục năm kéo dài đến tận bây giờ vẫn chưa giải quyết được thỏa đáng. Thứ hai nữa là chỉ phát triển chủ yếu bất động sản, chứ cũng chưa có nền tảng về phát triển các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh gì đâu. Mục tiêu không rõ ràng nên chỉ trở thành một nơi về bất động sản thôi và làm lợi chủ yếu cho các nhà kinh doanh bất động sản. Thứ ba là về phân bổ đầu tư, phân bổ đất đai làm cho biết bao cựu lãnh đạo và lãnh đạo của thành phố phải tù tội và chịu trách nhiệm về việc đó. Tôi nghĩ rằng phải có rất nhiều điều đáng để rút kinh nghiệm từ vụ Thủ Thiêm
-Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan
Mặc dù vậy, Chính quyền TP.HCM được yêu cầu cần làm rõ phương án để khai thác hiệu quả tiềm năng của đơn vị hành chính mới-thành phố Thủ Đức bao gồm quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức.
Sau khi thông tin về Thủ tướng Chính phủ đôn đốc hoàn thiện đề án thành lập thành phố Thủ Đức được truyền thông Nhà nước loan đi, báo giới trong nước dẫn cảnh báo của nguyên viện trưởng Viện kinh tế TP.HCM, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, cựu Đai biểu Quốc hội Trần Du Lịch rằng thành lập thành phố Thủ Đức phải tránh bài học sai lầm về quy hoạch và quy hoạch phải đặt lợi ích của dân lên trước. Song song đó, tiến sĩ Huỳnh Thế Du, thuộc trường Đại học Fulbright Việt Nam, lưu ý đừng nên để thành phố Thủ Đức lập lại “vết xe đổ” của dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Cảnh báo tránh “vết xe đổ” Thủ Thiêm
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, vào tối ngày 3/9, nói với RFA rằng cảnh báo của tiến sĩ Huỳnh Thế Du và cựu Đại Biểu quốc hội Trần Du Lịch là hợp lý. Bà Phạm Chi Lan tiếp lời:
“Tất nhiên các cảnh báo đó rất đáng lưu tâm. Bởi vì xây dựng Thủ thiêm đã nảy sinh ra biết bao nhiêu vấn đề. Nhất là trong chuyện đất đai, lấy đất đai của dân rồi đền bù, khiếu kiện mấy chục năm kéo dài đến tận bây giờ vẫn chưa giải quyết được thỏa đáng. Thứ hai nữa là chỉ phát triển chủ yếu bất động sản, chứ cũng chưa có nền tảng về phát triển các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh gì đâu. Mục tiêu không rõ ràng nên chỉ trở thành một nơi về bất động sản thôi và làm lợi chủ yếu cho các nhà kinh doanh bất động sản. Thứ ba là về phân bổ đầu tư, phân bổ đất đai làm cho biết bao cựu lãnh đạo và lãnh đạo của thành phố phải tù tội và chịu trách nhiệm về việc đó. Tôi nghĩ rằng phải có rất nhiều điều đáng để rút kinh nghiệm từ vụ Thủ Thiêm.”
Bà Phạm Chi Lan nhấn mạnh rằng không chỉ riêng trường hợp Thủ Thiêm, mà phải rút kinh nghiệm từ các quy hoạch phát triển đô thị ở Sài Gòn và Hà Nội. Bà Phạm Chi Lan nhắc lại cả giới chuyên môn và công luận có cùng nhận xét hai thành phố lớn nhất Việt Nam đều bị cho là phát triển đô thị một cách “lộn xộn”, “tùm lum”, đánh mất vẻ đẹp của thủ đô ngàn năm văn hiến và nét đẹp Sài Gòn xưa. Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cũng đề cập đến thành phố Đà Lạt, đang trong quá trình quy hoạch nhưng bị vấp phải sự phản đối của dư luận liên quan kiến trúc, di sản, giá trị văn hóa và lịch sử độc đáo của thành phố sương mù, ngàn hoa nổi tiếng này.
Ông Nguyễn Ngọc Già, là một cư dân Sài Gòn, chia sẻ với RFA rằng ông có phần phấn khởi khi nghe tin về đề án thành lập thành phố Thủ Đức văn minh, hiện đại. Tuy nhiên, dưới gốc độ của một nhà báo, một người từng kinh doanh về bất động sản và từng làm việc trong bộ máy chính quyền thành phố, ông Nguyễn Ngọc Già không có niềm tin rằng đề án tầm nhìn thế kỷ 21-thành phố Thủ Đức sẽ được thành công.
Nhà báo Nguyễn Ngọc Già đưa ra lập luận rằng Chính quyền TP.HCM chú trọng vào triết lý quy hoạch đô thị mà bị chi phối toàn diện cho sự phát triển theo mô hình của các thành phố; chẳng hạn như Thượng Hải (Trung Quốc), Gangnam và Incheon (Hàn Quốc)…mà không tính toán đến văn hóa của người Việt Nam, là văn hóa làng xã, “thuần nông lúa nước” vốn lạc hậu và vẫn còn tồn tại. Do đó, các mô hình phát triển thành phố mới không hề tương thích với văn hóa của Việt Nam.
Bên cạnh đó, một yếu tố vô cùng quan trọng khác là tôn giáo mà nhà báo Nguyễn Ngọc Già ghi nhận không có bất kỳ một đề án quy hoạch đô thị nào đưa vào yếu tố quan trọng này.
Vừa rồi họ nói thành phố phía Đông là đề án để liên kết vùng với khu vực Nhơn Trạch, Đồng Nai. Vì tạo thành một cú hích như vậy nên nói chung đất đai ở Thủ Đức quy hoạch là nằm trong tay của mấy ông (cán bộ). Cứ quy hoạch ở đâu thì họ cho người đi gom mua đất ở đó hết, cho nên đất đai lên giá. Từ khi làm xong đường Phạm Văn Đồng thì đất ở Thủ Đức cũng lên giá rồi. Bây giờ người ở ngoài Bắc vào đầu cơ và các quan chức ở nhiều, chứ còn người dân thì ra các vùng ven hết thôi…Nói chung, toàn là người giàu và có chức có quyền hết thôi
-Chuyên viên ẩn danh, ngành bất động sản
“Chính tôn giáo là nền tảng để giữ lại hồn người. Trong khi đó lại đụng đến vấn đề chính trị; đó là không có tự do tôn giáo. Tất cả chúng ta đều thấy những điều nhỏ nhất nhưng lại ‘con người nhất'; đó là những xóm chùa, xóm đạo không chỉ là đời thực để gìn giữ văn hóa và tính người mà còn đi vào cả thơ, ca, nhạc, họa. Rõ ràng 45 năm qua, những từ như ‘xóm đạo’, ‘xóm chùa’…bị mai một và mất dần hết. Vậy thì, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam có giật mình khi mà họ không hề đề cập đến yếu tố tôn giáo trong các đề án xây dựng thành phố mới hay không?”
Ông Nguyễn Ngọc Già trưng dẫn ví dụ ở khu đô thị Phú Mỹ Hưng tại TP.HCM. Nhà báo Nguyễn Ngọc Già nói rằng không có một ngôi chùa hay một nhà thờ nào thật sự có tự do tôn giáo ở khu đô thị này. Trong đó, cộng động rất đông người Hàn Quốc, đạo Tin Lành, phải thuê mướn chỗ để thực hiện tự do tôn giáo và tín ngưỡng của họ.
Theo quan điểm của nhà báo Nguyễn Ngọc Già thì xây dựng một thành phố mới là một khái niệm tổng hòa của cả một mối liên hệ bao gồm kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục.
Yếu tố kinh tế thì Việt Nam đang thực hiện “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Đối với nhà báo Nguyễn Ngọc Già, một thạc sĩ kinh tế thì thực chất là nền kinh tế phi thị trường. Về chính trị, Việt Nam có duy nhất Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Nhà báo Nguyễn Ngọc Già cho rằng mô hình chính trị độc đảng toàn trị với kinh tế trung ương và địa phương “tập quyền và tản quyền”, cộng thêm yếu tố luật pháp ở Việt Nam, mà ông gọi là “làm cho vui” thì sẽ rất khó thu hút các nhà đầu tư. Và điều này, nhà báo Nguyễn Ngọc Già khẳng định không thể chối cãi được.
Đài RFA ghi nhận truyền thông Nhà nước Việt Nam mấy ngày qua đăng tải thông tin giá nhà đất ở Thủ Đức liên tục tăng lên trong 3 năm vừa rồi, dẫn đến lo ngại về vấn đề bong bóng bất động sản tại khu vực này.
Nhân viên của một công ty tư nhân, hoạt động kinh doanh bất động sản, ở TP.HCM cho RFA biết:
“Vừa rồi họ nói thành phố phía Đông là đề án để liên kết vùng với khu vực Nhơn Trạch, Đồng Nai. Vì tạo thành một cú hích như vậy nên nói chung đất đai ở Thủ Đức quy hoạch là nằm trong tay của mấy ông (cán bộ). Cứ quy hoạch ở đâu thì họ cho người nhà đi gom mua đất ở đó hết, cho nên đất đai lên giá. Từ khi làm xong đường Phạm Văn Đồng thì đất ở Thủ Đức cũng lên giá rồi. Bây giờ người ở ngoài Bắc vào đầu cơ và các quan chức ở nhiều, chứ còn người dân thì ra các vùng ven hết thôi. Điển hình như ở Thủ Thiêm, đâu còn người dân ở đâu. Đụng vào đất đai ở đó thì toàn của cán bộ hết đó, chứ của người dân không còn đâu. Người dân chỉ đi theo mua 1,2 miếng đất cho vui. Nói chung, toàn là người giàu và có chức có quyền hết thôi.”
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, trước khi chấm dứt cuộc trao đổi với RFA về đề án thành lập thành phố Thủ Đức, nói rõ ý kiến của bà:
Nói chung, đó là một quy hoạch tổng thể và đòi hỏi một cách cẩn trọng, văn minh và phải thoát khỏi những tư tưởng lỗi thời. Đặc biệt phải thoát khỏi nền kinh tế chính trị hiện nay đang trì níu và lạc hậu, đã bị thế giới loại thải ra rồi. Như thế thì làm sao mà nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam có thể mơ tới một thành phố Thủ Đức văn minh, hiện đại được
-Nhà báo Nguyễn Ngọc Già
“Làm cái gì thì cũng phải tính toán từ đầu, phải quy hoạch một cách chu đáo. Thứ hai là rất cần phải hỏi ý kiến người dân và các chuyên gia liên quan, kể cả về gốc độ môi trường, xã hội…để phát triển như thế nào cho phù hợp với yêu cầu mới và khả năng phát triển mới. Phải có mục tiêu và ưu tiên cho rõ ràng về cách thức chọn lựa nhà đầu tư và doanh nghiệp tham gia vào dự án. Toàn bộ quá trình đó phải minh bạch và có trách nhiệm giải trình của những người đưa ra quyết định… Tôi nghĩ rằng quan trọng nhất là làm quy hoạch phải đàng hoàng và phải thật sự lắng nghe ý kiến chứ không phải chỉ hỏi theo chiếu lệ.”
Trong khi đó, nhà quan sát tình hình Việt Nam-nhà báo Nguyễn Ngọc Già đưa ra kết luận:
“Nói chung, đó là một quy hoạch tổng thể và đòi hỏi một cách cẩn trọng, văn minh và phải thoát khỏi những tư tưởng lỗi thời. Đặc biệt phải thoát khỏi nền kinh tế chính trị hiện nay đang trì níu và lạc hậu, đã bị thế giới loại thải ra rồi. Như thế thì làm sao mà nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam có thể mơ tới một thành phố Thủ Đức văn minh, hiện đại được?”
Nói một cách khác, theo nhà báo Nguyễn Ngọc Già, những thành phố như khu đô thị mới Thủ Thiêm hay thành phố Thủ Đức được hình thành mà không lấy con người làm trọng tâm thì đó cũng chỉ là thành phố robot-người máy vô hồn và hàng triệu cư dân của các thành phố đó sẽ phải trôi dạt long đong, không chốn nương thân. Bởi vì khẩu hiệu “khu đô thị sáng tạo tương tác cao” của thành phố kinh tế, thương mại lớn nhất Việt Nam.