Giảm tăng trưởng vẫn khó chống lạm phát
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2011.06.08
2011.06.08
RFA
Nam Nguyên phỏng vấn Bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên ban cố vấn kinh tế của Thủ tướng chính phủ về vấn đề này. Từ Hà Nội trước hết Bà Phạm Chi Lan nhận định:
Nam Nguyên: Có nhiều thông tin cho là cũng sẽ khó kềm chế lạm phát ở mức 15% vì lạm phát 5 tháng đã là 12,5%, còn lạm phát tháng 5 gần 20% so với cùng kỳ năm 2010. Bà nhận định gì?
Mấy tháng vừa rồi rõ ràng là kết quả chưa được như mong muốn, nhưng tôi cũng tin là nếu chính phủ thực sự quyết tâm giữ lạm phát ở mức 15% như được xác định hiện nay và những tháng tới tiếp tục làm tới thực hiện một cách triệt để hơn những giải pháp đã đưa ra, mà trên thực tế thời gian vừa qua chưa thực hiện được mấy, thì cũng sẽ có thể có khả năng đạt được ở quanh quẩn mức 15% hoặc cao hơn một chút, chứ không quá tệ như năm trước hoặc như dự báo của nhiều người.
Nam Nguyên: Thưa Bà, những điều thuộc nội dung nghị quyết 11 chưa thực hiện được như bà vừa nói thì quan trọng nhất là những điểm nào?
Bà Phạm Chi Lan: Về chính sách tiền tệ có nhiều giải pháp đưa ra nhưng phần lớn các quyết định là trên cơ sở hành chính, mà có thể nghe tổng thể thì đúng nhưng thực tế thực hiện thì cũng còn nhiều điều phải bàn. Ví dụ như kềm chế tăng trưởng tín dụng, thì tôi cho là cần tăng cường tập trung kềm chế tăng trưởng tín dụng ở các doanh nghiệp Nhà nước hoặc cho dự án của Nhà nước. Đây là phần tiêu tốn tín dụng nhất và hiệu quả tín dụng là thấp.
Trong khi đó lẽ ra cần phải tiếp tục cung cấp tín dụng, tạo điều kiện cung cấp tín dụng thuận lợi hơn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho khu vực tư nhân, khu vực nông nghiệp, là những nơi có đông đảo người dân đang tham gia họat động kinh tế, đó là cuộc sống của người ta và khu vực này từ trước tới nay đã được chứng minh là có hiệu quả tín dụng tốt hơn so với khu vực Nhà nước.
Bà Phạm Chi Lan: Về mặt chính sách tài khóa cũng được nói đến rất mạnh, theo ý kiến cá nhân của tôi cũng như nhiều chuyên gia, đây là phần thậm chí còn quan trọng hơn so với chính sách tiền tệ. Nhất là đối với tác động lâu dài đối với nền kinh tế, vì thực tế ở Việt Nam khu vực Nhà nước bao gồm cả các cơ quan Nhà nước và các doanh nghiệp Nhà nước còn là nhà đầu tư rất lớn trong xã hội.
Đầu tư công còn quá nhiều và hiệu quả của nó thì thấp hệ số Icor rất cao (hệ số sử dụng vốn). Vì đầu tư công quá lớn như vậy cho nên chính sách tài khoá của Việt Nam vướng vào đầu tư công đó, cũng trở thành kém hiệu quả và từ đó gây tác hại đến các vấn đề như là lạm phát, nợ công rồi hiệu quả nói chung của nền kinh tế. Do vậy rất cần phải kiểm soát đầu tư công, thắt chặt đầu tư công.
Thời gian vừa qua chính phủ giao Bộ Kế hoạch Đầu tư đi rà soát làm khuyến nghị về cắt giảm đầu tư công, con số báo cáo là cắt giảm được 80.000 tỷ đồng, trong khi đó báo cáo của 5 tháng vừa qua hầu hết các địa phương vẫn nói là đầu tư tăng lên. Sự kiện này làm cho mọi người thấy khó hiểu, không biết con số thực ở đâu cắt giảm chỗ nào mà tại sao đầu tư của các địa phương vẫn tăng, hoặc đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước cũng vậy.
Nam Nguyên: Thưa vẫn còn những yếu tố khác góp phần làm tăng lạm phát thưa bà?
Bà Phạm Chi Lan: Một mảng thứ ba nữa tôi nghĩ cũng rất quan trọng trong nhóm giải pháp về chính sách đối với giá điện, giá xăng dầu, than thì Nhà nước chủ trương tiếp tục thực hiện thị trường hóa, nhưng là thị trường hóa chưa đầy đủ khi mà chỉ điều chỉnh giá theo giá thị trường, trong khi cơ chế thị trường vận hành trong lãnh vực này chưa có, hiện cơ bản vẫn là độc quyền.
Có chính sách từ 1/7 thực hiện thị trường cạnh tranh trong cung cấp điện, nhưng tất cả phân phối điện vẫn là độc quyền của EVN. Như vậy chưa có thị trường điện canh tranh. Thị trường xăng dầu cũng vậy vẫn nằm trong tay một vài đại gia thôi, cạnh tranh chưa có nhưng lại quyết định thả theo giá thị trường thì có thể chỉ mang lại lợi ích cơ bản cho một ít doanh nghiệp trong ngành thôi, không mang lại lợi ích cho cả xã hội cũng như cho nền kinh tế.
Tôi nghĩ những chính sách giá cả của những mặt hàng quan trọng này Nhà nước vẫn cần kiểm soát chặt chẽ theo hướng hỗ trợ cho ổn định kinh tế vĩ mô năm nay, hỗ trợ cho việc giảm lạm phát giảm bớt đà tăng giá đang lên rất cao. Nếu giá cả những mặt hàng này lại để thả theo thị trường, như EVN ngày hôm nay lại đòi tăng giá điện mới, thì làm sao có thể thực hiện kiểm soát lạm phát và đảm bảo được cuộc sống của người dân trong điều kiện khó khăn như thế này.
Tôi nghĩ là ít nhất có ba mảng đó nằm trong tay Nhà nước ở mức độ rất cao, còn phải thực hiện ở mức thật triệt để hơn nữa thì mới có thể thực hiện tốt cho việc giảm lạm phát và ổn định vĩ mô. Tôi muốn nói chắc chắn là những nỗ lực này không chỉ nằm trong năm 2011 này, mà rất cần tập trung sức lực ít nhất là trong ba năm Việt Nam liên tục nỗ lực kềm chế lạm phát ổn định kinh tế vĩ mô. Phải chấp nhận hy sinh mức tăng trưởng thì mới có thể tạo được thế ổn định khôi phục tăng trưởng về lâu về dài.
Nam Nguyên: Cảm ơn Bà Phạm Chi Lan đã dành thì giờ trả lời Đài RFA
Giảm chỉ tiêu tăng trưởng nhằm kiềm chế lạm phát
Bà Phạm Chi Lan: Đây là một việc làm đúng của chính phủ, thể hiện chính phủ thừa nhận thực tế là những chỉ tiêu đề ra hồi cuối năm ngoái cho năm nay là không thiết thực, không thể thực hiện được. Qua thực tế 5 tháng đầu năm, phải thừa nhận thực tế tình hình thì mới có thể chỉ đạo điều hành cho tốt được. Nếu vẫn giữ chỉ tiêu tăng trưởng cứng và rất cao như đề ra hồi đầu năm, trong khi thực tế hiện nay mức lạm phát đã tăng lên rất nhiều, thì sẽ khiến cho việc điều hành trong thời gian tới đi sai hướng và không thể đảm bảo được mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô.Nam Nguyên: Có nhiều thông tin cho là cũng sẽ khó kềm chế lạm phát ở mức 15% vì lạm phát 5 tháng đã là 12,5%, còn lạm phát tháng 5 gần 20% so với cùng kỳ năm 2010. Bà nhận định gì?
chính phủ thừa nhận thực tế là những chỉ tiêu đề ra hồi cuối năm ngoái cho năm nay là không thiết thực, không thể thực hiện được. Qua thực tế 5 tháng đầu năm, phải thừa nhận thực tế tình hình thì mới có thể chỉ đạo điều hành cho tốt đượcBà Phạm Chi Lan: Theo tôi kềm lạm phát ở mức 15% là cực kỳ khó, tuy nhiên việc điều chỉnh từ mức cũ 7% lên 15% cũng đã là một bước tiến một sự thừa nhận thực tế rồi. Phán đoán tình hình từ nay tới cuối năm sẽ như thế nào thì cũng có nhiều dự báo khác nhau của một số tổ chức khác nhau. Vả lại tôi cho là những biện pháp kềm chế lạm phát ổn định kinh tế vĩ mô mà chính phủ đưa ra từ hồi tháng 2, vẫn đòi hỏi có một thời gian nhất định, tức là có độ trễ để cho những giải pháp đó mang lại được kết quả.
Mấy tháng vừa rồi rõ ràng là kết quả chưa được như mong muốn, nhưng tôi cũng tin là nếu chính phủ thực sự quyết tâm giữ lạm phát ở mức 15% như được xác định hiện nay và những tháng tới tiếp tục làm tới thực hiện một cách triệt để hơn những giải pháp đã đưa ra, mà trên thực tế thời gian vừa qua chưa thực hiện được mấy, thì cũng sẽ có thể có khả năng đạt được ở quanh quẩn mức 15% hoặc cao hơn một chút, chứ không quá tệ như năm trước hoặc như dự báo của nhiều người.
Nam Nguyên: Thưa Bà, những điều thuộc nội dung nghị quyết 11 chưa thực hiện được như bà vừa nói thì quan trọng nhất là những điểm nào?
Bà Phạm Chi Lan: Về chính sách tiền tệ có nhiều giải pháp đưa ra nhưng phần lớn các quyết định là trên cơ sở hành chính, mà có thể nghe tổng thể thì đúng nhưng thực tế thực hiện thì cũng còn nhiều điều phải bàn. Ví dụ như kềm chế tăng trưởng tín dụng, thì tôi cho là cần tăng cường tập trung kềm chế tăng trưởng tín dụng ở các doanh nghiệp Nhà nước hoặc cho dự án của Nhà nước. Đây là phần tiêu tốn tín dụng nhất và hiệu quả tín dụng là thấp.
Trong khi đó lẽ ra cần phải tiếp tục cung cấp tín dụng, tạo điều kiện cung cấp tín dụng thuận lợi hơn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho khu vực tư nhân, khu vực nông nghiệp, là những nơi có đông đảo người dân đang tham gia họat động kinh tế, đó là cuộc sống của người ta và khu vực này từ trước tới nay đã được chứng minh là có hiệu quả tín dụng tốt hơn so với khu vực Nhà nước.
cần tăng cường tập trung kềm chế tăng trưởng tín dụng ở các doanh nghiệp Nhà nước hoặc cho dự án của Nhà nước. Đây là phần tiêu tốn tín dụng nhất và hiệu quả tín dụng là thấp.Đấy là một thí dụ, hoặc là kiềm chế tín dụng cho bất động sản hay thị trường chứng khoán như thế nào, cho đến giờ vẫn chưa có con số chứng minh là đã làm được điều đó. Thị trường bất động sản và chứng khoán đều đang có chiều hướng đi xuống, việc này có phải là nhờ chính sách tín dụng thực hiện tốt hay chưa thì cần cũng cần phải xem xét. Vì dường như nguồn vốn đổ vào khu vực này vẫn còn khá lớn, nhất là các doanh nghiệp Nhà nước lớn hoặc là những nguồn tiền vay dễ dãi mà đến bây giờ chưa công khai minh bạch đầy đủ, hoặc đến bây giờ khả năng kiểm soát chưa được cao.
Thắt chặt tiền tệ giảm đầu tư công
Nam Nguyên: Thưa chính sách tiền tệ mới chỉ là một mặt của vấn đề, chính phủ cũng hứa áp dụng chính sách tài khóa thắt chặt, giảm chi tiêu công nữa?Bà Phạm Chi Lan: Về mặt chính sách tài khóa cũng được nói đến rất mạnh, theo ý kiến cá nhân của tôi cũng như nhiều chuyên gia, đây là phần thậm chí còn quan trọng hơn so với chính sách tiền tệ. Nhất là đối với tác động lâu dài đối với nền kinh tế, vì thực tế ở Việt Nam khu vực Nhà nước bao gồm cả các cơ quan Nhà nước và các doanh nghiệp Nhà nước còn là nhà đầu tư rất lớn trong xã hội.
Đầu tư công còn quá nhiều và hiệu quả của nó thì thấp hệ số Icor rất cao (hệ số sử dụng vốn). Vì đầu tư công quá lớn như vậy cho nên chính sách tài khoá của Việt Nam vướng vào đầu tư công đó, cũng trở thành kém hiệu quả và từ đó gây tác hại đến các vấn đề như là lạm phát, nợ công rồi hiệu quả nói chung của nền kinh tế. Do vậy rất cần phải kiểm soát đầu tư công, thắt chặt đầu tư công.
Thời gian vừa qua chính phủ giao Bộ Kế hoạch Đầu tư đi rà soát làm khuyến nghị về cắt giảm đầu tư công, con số báo cáo là cắt giảm được 80.000 tỷ đồng, trong khi đó báo cáo của 5 tháng vừa qua hầu hết các địa phương vẫn nói là đầu tư tăng lên. Sự kiện này làm cho mọi người thấy khó hiểu, không biết con số thực ở đâu cắt giảm chỗ nào mà tại sao đầu tư của các địa phương vẫn tăng, hoặc đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước cũng vậy.
Đầu tư công còn quá nhiều và hiệu quả của nó thì thấp hệ số Icor rất cao (hệ số sử dụng vốn). Vì đầu tư công quá lớn như vậy cho nên chính sách tài khoá của Việt Nam vướng vào đầu tư công đó, cũng trở thành kém hiệu quả và từ đó gây tác hại đến các vấn đề như là lạm phát, nợ công rồi hiệu quả nói chung của nền kinh tế.Tôi nghĩ, chính sách tài khóa cần phải làm thật riết ráo và phải làm minh bạch, những dự án nào là bao nhiêu công bố cho toàn xã hội biết để giám sát. Có như vậy mới làm được tốt vấn đề này.
Nam Nguyên: Thưa vẫn còn những yếu tố khác góp phần làm tăng lạm phát thưa bà?
Bà Phạm Chi Lan: Một mảng thứ ba nữa tôi nghĩ cũng rất quan trọng trong nhóm giải pháp về chính sách đối với giá điện, giá xăng dầu, than thì Nhà nước chủ trương tiếp tục thực hiện thị trường hóa, nhưng là thị trường hóa chưa đầy đủ khi mà chỉ điều chỉnh giá theo giá thị trường, trong khi cơ chế thị trường vận hành trong lãnh vực này chưa có, hiện cơ bản vẫn là độc quyền.
Có chính sách từ 1/7 thực hiện thị trường cạnh tranh trong cung cấp điện, nhưng tất cả phân phối điện vẫn là độc quyền của EVN. Như vậy chưa có thị trường điện canh tranh. Thị trường xăng dầu cũng vậy vẫn nằm trong tay một vài đại gia thôi, cạnh tranh chưa có nhưng lại quyết định thả theo giá thị trường thì có thể chỉ mang lại lợi ích cơ bản cho một ít doanh nghiệp trong ngành thôi, không mang lại lợi ích cho cả xã hội cũng như cho nền kinh tế.
Tôi nghĩ những chính sách giá cả của những mặt hàng quan trọng này Nhà nước vẫn cần kiểm soát chặt chẽ theo hướng hỗ trợ cho ổn định kinh tế vĩ mô năm nay, hỗ trợ cho việc giảm lạm phát giảm bớt đà tăng giá đang lên rất cao. Nếu giá cả những mặt hàng này lại để thả theo thị trường, như EVN ngày hôm nay lại đòi tăng giá điện mới, thì làm sao có thể thực hiện kiểm soát lạm phát và đảm bảo được cuộc sống của người dân trong điều kiện khó khăn như thế này.
Tôi nghĩ là ít nhất có ba mảng đó nằm trong tay Nhà nước ở mức độ rất cao, còn phải thực hiện ở mức thật triệt để hơn nữa thì mới có thể thực hiện tốt cho việc giảm lạm phát và ổn định vĩ mô. Tôi muốn nói chắc chắn là những nỗ lực này không chỉ nằm trong năm 2011 này, mà rất cần tập trung sức lực ít nhất là trong ba năm Việt Nam liên tục nỗ lực kềm chế lạm phát ổn định kinh tế vĩ mô. Phải chấp nhận hy sinh mức tăng trưởng thì mới có thể tạo được thế ổn định khôi phục tăng trưởng về lâu về dài.
Nam Nguyên: Cảm ơn Bà Phạm Chi Lan đã dành thì giờ trả lời Đài RFA