Biển Hoa đông nổi sóng

Trung Quốc phái hai tàu hải giám ra vùng quần đảo Điếu Ngư/ Senkakư sau khi lớn tiếng phản đối việc Đô trưởng Tokyo quyên tiền mua lại 3 hòn đảo trong đó của tư nhân người Nhật, đã ký giấy tờ mua bán hôm mùng 9 tháng 11. Chưa bao giờ Bắc Kinh lớn giọng như vậy về quần đảo mà người Nhật gọi là Senkakư, và Nhật có chủ quyền từ năm 1895. Chuyện gì sắp xảy tới?
Việt-Long, RFA
2012.09.13
blocking-305 Tàu tuần Nhật chặn tàu Trung Quốc gần Senkaku/Điếu Ngư
Screen capture

“Nhóm đá vô tri” gây sóng gió

Tuần này Thái Bình Dương lại nổi sóng nhưng không phải ở biển Đông Việt Nam mà là ở biển Đông Trung Hoa. Vào giờ này hai tàu hải giám của Trung Quốc có thể đã đến khu vực quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, sau khi Đô trưởng Tokyo công bố việc mua lại 3 hòn đảo của quần đảo này do một tư nhân người Nhật sở hữu, nói là để giao lại cho chính quyền Nhật, hầu chính phủ Nhật Bản xác định chắc chắn chủ quyền và quyền cai quản nơi này thuộc về Nhật Bản.

Nhóm 5 hòn đảo đá này cách Đài Loan 175 km, và gần với đảo Ishigaki của Nhật hơn, với khoảng cách 147 km. Ishigaki là đảo của Nhật gần Đài Loan nhất, hai bờ chỉ cách nhau 184 km.  Gần với Ishigaki là Miyako, cách Senkaku 192km.

Nhật Bản công bố chủ quyền nơi này từ năm 1895. Đến năm 1945 lãnh thổ Nhật Bản rơi vào quyền cai quản uỷ trị của Hoa Kỳ. Hiệp ước San Francisco 1951 cho phép Hoa Kỳ  trả lại Senkaku cho Nhật vào năm 1972. Trung Quốc trước sau vẫn phản đối hiệp ước đó, đòi chủ quyền Điếu Ngư thuộc về Bắc Kinh. Hai bên giành giựt với nhau nhóm đá vô tri này từ hằng chục năm nay.

Hôm 15 tháng 8, 14 người Hồng Kông và đại lục đi tàu đến, tàu bị cản, 7 người nhảy xuống bơi vào và đổ bộ lên một trong ba đảo lớn, giương cờ Đài Loan và Hoa Lục, và hát quốc ca. Hài quân biên phòng Nhật ngăn cản tàu, bố trí quân chờ sẵn trên đảo, lập tức bắt giữ cả nhóm về tôi di trú

Vị trí Senkaku/Điếu ngư với Đài Loan, Nhật Bản - GoogleEarth Map capture
Vị trí Senkaku/Điếu ngư với Đài Loan, Nhật Bản - GoogleEarth Map capture
GoogleEarth Map capture
bất hợp pháp! Mấy hôm sau Nhật tha bổng mọi cáo buộc, trả lại 7 người này cho Hồng Kông, 7 người kia dong thuyền của họ trở về xứ sở.

Tuần sau đó, một nhóm người Nhật cũng làm tương tự, đổ bộ lên Senkaku, gây một làn sóng phản đối bạo động chống Nhật khắp Trung Quốc.

Lớn chuyện hơn?

Lần này là hai tàu Hải giám hơn 1 ngàn tấn của chính quyền Bắc Kinh lên đường ra hải đảo tranh chấp.  Chắc rằng tàu tuần duyên của Nhật không thể không ra ra ngăn cản, và có dự kiến sẽ xảy ra cuộc đối đầu giống như ở bãi cạn Scarborough ở Philippines. Tuy nhiên diễn tiến tiếp theo khó lường trước.

Ý kiến khác cho rằng lần này thái độ của Trung Quốc rất cứng rắn. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào tuyên bố tại Vladivostok “nhất quyết không thể nhượng bộ về lãnh thổ”. Thủ tướng Ôn Gia-Bảo hôm thứ ba đã tuyên bố Trung Quốc quyết không nhượng bộ lãnh thổ dù chỉ nửa inch.

Ngày hôm sau, tức là chỉ vỏn vẹn trong vòng 72 giờ, phát ngôn viên Cảnh Nhạn Sinh của bộ quốc phòng Bắc Kinh ra tuyên bố về quần đảo Điếu Ngư, nói rằng chính quyền và quân đội Trung Quốc quyết tâm bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ, Trung Quốc đang theo dõi diễn biến của tình hình và giành quyền có những biện pháp trả đũa cần thiết.

Báo Quân đội Nhân dân của Bắc Kinh tiếp sức, tung ra bài xã luận viết rằng Trung Quốc ngày nay đã có sức mạnh quân sự khiến thế giới phải kính nể, Nhật phải cân nhắc, nếu có hành vi khiêu chiến thì sẽ tự mình gây ra thảm hoạ cho mình.

Hùng hổ như thường lệ

Giọng điệu hùng hổ như vậy không phải bây giờ mới được Bắc Kinh nói ra. Nhất là đối với Việt Nam, chắc ta còn nhớ báo Global Times từng đưa ra cả một kế hoạch quân sự đánh chiếm Việt Nam với hằng chục quân đoàn hải lục không quân.

Cánh bảo thủ hiếu chiến trong quân đội Trung Quốc luôn luôn muốn khiêu chiến và doạ dẫm, nhưng làm như vậy chỉ chứng tỏ mang đầu óc thiển cận và nhiễm độc luận điệu tuyên truyền của chính họ và đảng Cộng sản của họ. Giới chính trị ở Bắc Kinh có thể chỉ để cho cánh cực đoan lên tiếng, chứ chính họ thì không bao giờ muốn có giọng điệu hùng hổ đến thế.

Hài quân Trung Quốc thao dượt- Screen capture
Hài quân Trung Quốc thao dượt- Screen capture
Screen capture

Những chính quyền Hồi giáo như ở Iran và Taliban ở Afghanistan trước đây cũng vậy, nói đến an ninh quốc gia của họ là tuôn ra toàn những là sức mạnh vô địch, sẵn sàng chiến đấu, trừng trị, đem lại thảm hoạ… trong khi những nước mạnh thực sự như Nga, Mỹ, Nhật không bao giờ cần nói như thế.

Khích động nhân đại hội đảng

Thêm vào đó lúc này là lúc sắp tới Đại hội 18 của đảng Cộng sản Trung Quốc. Áp lực của phe hiếu chiến trong quân đội và đảng Cộng Sản rất mạnh, trong lúc nền kinh tế đang phát triển vượt bực.

Trên thực tế những vấn đề về kinh tế tài chính của một quốc gia phát triển như bong bóng phình trướng đã manh nha phát tác. Tuy nhiên phía quân đội và những người dân yêu nước cực đoan khó hiểu được điều đó, nên vẫn hung hăng hiếu chiến. Trong bối cảnh đó tuy giới chính trị cũng phải tỏ ra “quyết tâm bảo vệ từng tấc đất của tổ tiên”… nhưng bộ chính trị ở Bắc Kinh hẳn phải khôn ngoan hơn những khuynh hướng hiếu chiến.

Thêm vào đó, người ta còn đang chờ xem đệ thất hạm đội Hoa Kỳ đưa tàu chiến đến để viếng thăm Tokyo hay tuần tiễu vùng biển Okinawa vào lúc sắp xảy ra đối đầu giữa hai lực lượng hải quân Trung Quốc và Nhật Bản.

Mỗi đại hội đảng cộng sản là một dịp đảng này khích động lòng yêu nước và lòng trung thành với đảng của người dân. Đó là lý do của những lời lẽ cứng rắn của Bắc Kinh, không phải là dấu hiệu một cuộc chiến tranh hay một đụng độ quân sự sắp diễn ra. Bắc Kinh có vẻ như chỉ toan “nắn gân” Tokyo, trong lúc xứ Phù Tang cũng phải tỏ ra tự tin ở sức mạnh của mình.

Nhiều người chưa quên hải quân Nhật Bản từng được đánh giá là hùng mạnh chỉ thua hải quân Hoa Kỳ trong thế chiến thứ hai. Nhật còn có một lực lượng tuần duyên, thực chất là lực lượng bảo vệ biển đảo, rất chuyên nghiệp và năng động. Người ta còn nhớ Nhật Bản ngày nay đã thừa kế tình thần và bản lãnh chỉ huy lãnh đạo quân sự của hải quân Thiên Hoàng từng ngang dọc khắp Thái Bình Dương, đòi làm bá chủ trong nhiều năm liền, trước khi bại trận.

Vì vậy nói cứng là một lẽ, còn thực tâm thì Bắc Kinh không hề muốn gây chiến trong lúc này, dù là với nước nhỏ như Việt Nam, Philippines. Đó là sách lược, chiến lược của Trung Quốc, dù rằng họ vẫn luôn luôn phải bành trướng lãnh hải vì lý do sinh tử là nguyên nhiên liệu dưới lòng biển, đó là máu huyết của nền kinh tế Trung Quốc. Đó là lý do khiến Bắc Kinh phải có hành động cương quyết để bảo vệ những phần lãnh hải mà họ muốn

Lực lượng hải quân bảo vệ biển đảo của Nhật Bản - Screen capture
Lực lượng hải quân bảo vệ biển đảo của Nhật Bản - Screen capture
Screen capture
bành trướng ra hầu khai thác sau này khi thấy có tiềm năng dầu khí. Khi tàu Trung Quốc sách nhiễu hà hiếp ngư dân Việt Nam ở Hoàng Sa thì chẳng phải vì mấy con tôm con cá, mà vì dầu khí ở dưới đáy biển khiến họ phải doạ nạt, bắt bớ và đuổi tàu của ngư dân Quảng Ngãi ra khỏi lãnh hải Hoàng Sa, để nhất quyết giành giữ lấy chủ quyền.

“Mềm nắn rắn buông”

Trung Quốc hẳn nhiên phải biết lẽ “liệu cơm gắp mắm”. Gần đúng hai năm trước đây khi Nhật Bản bắt tàu cá Trung Quốc ở gần Okinawa và Senkaku, giam nhốt và phạt thuyền trưởng tàu Trung Quốc, Bắc Kinh phản đối gay gắt, sử dụng biện pháp kinh tế, ngưng xuất khẩu đất hiếm, trong khi mấy chục người dân biểu tình trước sứ quán Nhật đòi phải thả viên thuyền trưởng. Giam từ ngày 8, đến 24 tháng 9, 2012 thì người này được trả về Trung Quốc. Không nghe quân đội nhân dân nào lên tiếng đe doạ điều gì.

Việc đó cũng đồng nghĩa với “mềm nắn rắn buông”. Các quốc gia láng giềng nạn nhân của chính sách bành trướng Trung Quốc chắc đều biết rõ như thế

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.