Người Việt khai thác gỗ lậu bị bắt ở Campuchia

Công an tỉnh Ratankiri giáp tỉnh Kon Tum của Việt Nam đã bắt giam thêm 2 người Việt đến khai thác gỗ trái phép tại xã Nhang, huyện Andoung Meas, tỉnh Ratanakiri, sau khi 4 người khác được trả về Việt Nam.

0:00 / 0:00

Vào ngày 4 tháng 9 vừa qua, chính quyền địa phương huyện Andoung Meas, tỉnh Ratanakiri của Campuchia đã bắt được hai người Việt Nam, gồm có tang chứng như một chiếc xe gắn máy và một máy cưa trong khi hai người này đang có hoạt động khai thác gỗ trái phép tại khu vực Prey-Ô Sêthây, xóm Nhang, xã Nhang, huyện Andoung Meas.

Người dân sống tại xóm Nhang cho Đài Á Châu tự do biết, tất cả các hoạt động khai thác gỗ trái phép của người Việt trên đất huyện Andoung Meas là có sự cho phép và cấu kết với những công an tại trạm kiểm sóat biên giới tỉnh Ratanakiri giáp với tỉnh Kon Tum của Việt Nam, cho nên sau khi bị bắt họ thường được trả tự do về Việt Nam.

Liên quan vấn đề khai thác gỗ và đánh bắt động vật trái phép, tôi muốn nói rằng có một số quan chức nhận hối lộ, họ đã cấu kết. Nhưng bây giờ chúng tôi sẽ chỉ đạo đàn áp.

Ô. So Neak phó tỉnh Ratankiri

Người dân sống tại xóm Nhang, xã Nhang khẳng định rằng, "Công an biên giới đã cho phép họ đến khai thác gỗ trái phép. Trạm kiểm soát của công an đã bắt được hai người."

Chính quyền huyện Andoung Meas cũng từng bắt được 4 người Việt Nam, hai chiếc xe gắn máy và một máy cưa vào ngày 2 tháng 9 vừa qua, trong khi 4 người này đang có hoạt động khai thác gỗ trái phép tại địa bàn Prey-Ô Sêthây.

Người dân trong làng khẳng định,"chỉ giữ lại các tang chứng liên quan tại Trạm kiểm soát, còn người vi phạm đã được trả về Việt Nam, nhưng sau khi quay lại tiếp tục bắt được thêm 2 người. Họ thường thay đổi nhau vô khai thác gỗ. Loại gỗ mà họ khai thác đó là các loại gỗ quý, sau khi khai thác họ chở về Việt Nam."

Còn một người dân tên Sav Mous cũng khẳng định tương tự, ông nói bốn người trên được trả tự do về Việt Nam sau khi họ đóng tiền mỗi người 154 đôla Mỹ cho ông Nin Na, trưởng công an Trạm kiểm soát biên giới tỉnh Ratanakiri.

Liên quan hoạt động bắt thêm 2 người Việt đến khai thác gỗ trái phép này ông Norn Đarith, huyện trưởng huyện Andoung Meas, tỉnh Ratankiri nói rằng ông chưa nhận được thông tin trên; tuy nhiên ông thừa nhận rằng 4 người khác chính quyền huyện Andoung Meas đã chuyển họ về Việt Nam.

Khai thác lậu

Ông Norn Đarith khẳng định với Đài Á Châu tự do rằng,"Trạm kiểm soát không cho phép họ vào khai thác gỗ. Họ đến đây để thăm anh em. Nhưng họ lại có hoạt động khai thác gỗ trái phép. Cho nên chúng tôi bắt. Chúng tôi có gọi Công an từ trạm kiểm soát Việt Nam đến bảo lãnh họ."

Các hoạt động khai thác gỗ trái phép rồi vận chuyển sang Việt Nam vẫn xảy ra như trước, mặc dù Thủ tướng Campuchia Hun Sen có chỉ đạo cho ngăn chặn các hoạt động này. Ông So Neak, phó tỉnh trưởng tỉnh Ratankiri nói rằng ban lãnh đạo tỉnh Ratankiri đã chỉ đạo mãnh mẽ cấm các hoạt động khai thác gỗ trái phép, nhưng cho đến nay các hoạt động này vẫn tồn tại. Ông cho rằng vì có một số quan chức nhà nước cấu kết và chia lợi nhuận với người đến khai thác.

Hành động trả tự do bởi vì dựa vào sự thỏa thuận, nhưng thật ra sự thỏa thuận ấy không quan trọng hơn Luật. Nước ta có đầy đủ các Luật để tố cáo bất cứ người nào có hành động trái pháp luật.

Ô. Pen Bunna, tổ chức ADHOC

Ông So Neak cho biết, "liên quan vấn đề khai thác gỗ và đánh bắt động vật trái phép, tôi muốn nói rằng có một số quan chức nhận hối lộ, họ đã cấu kết. Nhưng bây giờ chúng tôi sẽ chỉ đạo đàn áp."

Còn ông Pen Bunna, nhân viên tổ chức nhân quyền ADHOC đòi cho tôn trọng Luật kiểm Lâm. Ông còn cho rằng những người cấu kết chia lợi nhuận và đang có hoạt động khai thác gỗ trái phép thể hiện cho thấy họ đang chống lời chỉ đạo của Thủ tướng Hun Sen.

Ông Pen Bunna xác nhận rằng, "hành động trả tự do bởi vì dựa vào sự thỏa thuận, nhưng thật ra sự thỏa thuận ấy không quan trọng hơn Luật. Nước ta có đầy đủ các Luật để tố cáo bất cứ người nào có hành động trái pháp luật."

Theo dòng thời sự: